Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ: Bốn thất bại lớn của chính quyền Trung Quốc tại Hong Kong

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trong buổi hội thảo hôm 22/9, ông Miles Yu (Dư Mậu Xuân) - cố vấn chính về chính sách Trung Quốc của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo, đã phân tích 4 thất bại lớn của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tại Hong Kong.

Hôm 22/9, Viện nghiên cứu Macdonald-Laurier (MLI) đã tổ chức hội thảo trên web để thảo luận về tình hình ở Hong Kong và những hành động mà các quốc gia dân chủ nên thực hiện.

Là một trợ thủ đắc lực của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, chuyên gia về Trung Quốc tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - ông Miles Yu đã mô tả về quá trình thay đổi 'mang tính căn bản' trong chính sách của chính quyền Tổng thống Trump đối với ĐCSTQ.

Ông Miles Yu nói, đối với ĐCSTQ và xã hội quốc tế mà nói, Hong Kong chính là một ‘thí nghiệm lớn’ (Grand Experiment) nhưng thất bại triệt để.

Ông Miles Yu đã phân tích sự thất bại này trên bốn phương diện:

Thứ nhất là sự thất bại của chính sách ‘Một quốc gia, hai chế độ’. Những điều xảy ra ở Hong Kong đã chứng minh rằng đề xuất ‘Một quốc gia, hai chế độ’ của ĐCSTQ là một giả tưởng ‘thất bại triệt để’. Sở dĩ ông Miles Yu có nhận định như trên, là bởi vì ông thấy có tồn tại mâu thuẫn trong chính tên gọi của chính này này.

Ông nói, 'một quốc gia' là chỉ chủ nghĩa dân tộc và đoàn kết dân tộc. Cụm từ này, nếu đứng một mình thì nghe cũng rất hay. Nhưng ĐCSTQ là một chính quyền độc tài, vì vậy đối với người Hong Kong mà nói, nếu không có tự do chính trị, thì chủ nghĩa dân tộc cũng không có ý nghĩa gì.

Điều này cũng giống như nếu Đông Đức vẫn bị ‘cựu lãnh đạo’ Erich Honecker và Chủ nghĩa cộng sản của ông ta thống trị, thì Đông Đức và Tây Đức cũng không thể thống nhất. Tình trạng của bán đảo Triều Tiên (Triều Tiên và Hàn Quốc) cũng như vậy. Có thể nói, người ta không thể ‘tiến hành thống nhất’ với một thể chế độc tài.

Điều này minh chứng rằng, ‘niềm tự hào dân tộc’ mà ĐCSTQ thổi phồng ấy không thể nào thay thế được quyền tự chủ chính trị và tự do cá nhân, đây chính là hình thế của Hong Kong hiện nay. “Tôi cho rằng người Hong Kong đã lựa chọn một thể chế pháp quyền, tự do, chứ không phải dưới danh nghĩa thống nhất dân tộc của Đảng Cộng sản [Trung Quốc] độc tài. Vì vậy, việc thực thi ‘một quốc gia, hai chế độ’ đã thất bại”, ông Miles Yu nói.

Thứ hai là thất bại trong mô hình ‘thống trị giới tinh anh’ Hong Kong.

“Mao Trạch Đông từng nói, ĐCSTQ có ba ‘bảo vật’, đó là mặt trận thống nhất, đấu tranh vũ trang và xây dựng đảng”. Ông Miles Yu cho rằng, ĐCSTQ đã đưa bảo vật’ thứ nhất - ‘mặt trận thống nhất’ vào Hong Kong và bắt đầu được áp dụng từ năm 1997.

Việc thống nhất mặt trận của ĐCSTQ tại Hong Kong là một hệ thống ‘từ trên xuống dưới’ nhằm ‘lôi kéo giới tinh anh’ của Hong Kong. Trên cơ bản, họ lôi kéo giới tinh anh Hong Kong như những người nổi tiếng hoặc tỷ phú trong xã hội. Nếu họ khống chế vững chắc được giới tinh anh Hong Kong, thì Hong Kong sẽ trở nên ‘ổn định’ theo cách mà ĐCSTQ mong muốn. Ông Yu nói rằng: “ĐCSTQ không quan tâm đến dân chúng Hong Kong, đối với họ [ĐCSTQ] mà nói điều đó chỉ là mang ý nghĩa tượng trương mà thôi”.

Tuy nhiên, năm ngoái tại Hong Kong vẫn liên tục diễn ra các cuộc diễu hành kháng nghị quy mô lớn. Điều này chứng minh việc ‘thống nhất mặt trận’ của ĐCSTQ đã thất bại, thậm chí có người nói rằng việc kháng nghị của Hong Kong có thể so sánh với cuộc biểu tình đòi dân chủ của các sinh viên Trung Quốc ở Thiên An Môn năm 1989.

Điều này cho thấy kế hoạch thông qua lôi kéo giới tinh anh để thống trị Hong Kong của ĐCSTQ đã thất bại.

“Ngoài việc lên án ĐCSTQ ra, thì giới tinh anh của Hong Kong cũng không cách nào chối bỏ được sai lầm của họ. Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính phủ của bà ta đã có những đáp trả lạnh lùng trước những yêu cầu của người dân, bà ta phải bị lên án”. Ông Miles Yu nói: “Chúng tôi (Hoa Kỳ) đã yêu cầu bà ấy [Lâm Trịnh Nguyệt Nga] lắng nghe tiếng nói và yêu cầu của người dân thông qua các kênh công khai nhưng đều vô ích. Sự hèn nhát và ‘chủ nghĩa cơ hội’ của giới tinh anh Hong Kong cũng cần phải bị lên án”.

Thứ ba chính là ĐCSTQ đã mất đi sự tín nhiệm của xã hội quốc tế.

ĐCSTQ từng hứa hẹn sẽ để Hong Kong duy trì nền tự trị cao độ trong vòng 50 năm, bao gồm độc lập tư pháp, tự do truyền thông, tự do và pháp quyền. Nhưng ĐCSTQ đã thất hứa khi sử dụng bạo lực và chủ nghĩa phát xít để đàn áp người biểu tình Hong Kong.

“Sự kiện Hong Kong chứng minh rằng ĐCSTQ đã đánh mất sự tín nhiệm của xã hội quốc tế, đây là cái giá danh dự cực lớn mà ĐCSTQ phải trả, bởi vì một quốc gia không có uy tín thì không thể lãnh đạo được thế giới”.

Điểm cuối cùng là, xã hội phương Tây xem Hong Kong như một thí nghiệm của sự ‘hy vọng’, đó là hy vọng toàn bộ Trung Quốc (dưới sự thống trị của ĐCSTQ) sẽ tiến tới dân chủ. Tuy nhiên, thực tế đã khiến hy vọng này sụp đổ hoàn toàn và kết thúc trong bi kịch.

Ngọc Trân

Theo Epoch Times tiếng Trung

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Cố vấn Ngoại trưởng Mỹ: Bốn thất bại lớn của chính quyền Trung Quốc tại Hong Kong