Có phải chính quyền Trung Quốc đang ‘gia tốc’ đến tàn cục?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, một từ vựng chính trị thời thượng bất ngờ xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc: "chủ nghĩa gia tốc". Có người gọi nó là ám ngữ, có người gọi là tiếng lóng. 

Nhưng một số người quen thuộc và sử dụng thuật ngữ này cho rằng, thay vì lo lắng về tình hình chính trị đang ngày một xấu đi ở Trung Quốc, chi bằng hãy đợi xem tàn cục của nó đến nhanh hơn và triệt để hơn.

Theo Wikipedia, “chủ nghĩa gia tốc” (Accelerationism) là một loại lý luận chính trị và xã hội, cho rằng hệ thống tư bản chủ nghĩa hoặc một tiến trình xã hội liên quan đến công nghệ nào đó trong lịch sử cần được tăng tốc để tạo ra những thay đổi xã hội to lớn. Trong bối cảnh và tình hình chính trị đặc biệt của Trung Quốc, “chủ nghĩa gia tốc” đã được coi là một xu hướng tư tưởng phổ biến, và cũng đã xảy ra trong vài tháng gần đây. Bài báo này sẽ cố gắng làm rõ các vấn đề sau: Chính xác thì điều gì đang thúc đẩy ‘chủ nghĩa gia tốc’ của Trung Quốc? Ai đang gia tốc? Những người dân thường đóng vai trò gì trong tiến trình của ‘chủ nghĩa gia tốc’?

Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa tự do thì ‘chủ nghĩa gia tốc’ của Trung Quốc có các mục tiêu tăng tốc khác nhau. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cho rằng, ông Tập đang dẫn dắt Trung Quốc trở nên mạnh mẽ hơn và đẩy nhanh sự trỗi dậy của Trung Quốc; trong khi những người theo chủ nghĩa tự do lại hoàn toàn trái ngược, cho rằng ông Tập đang dẫn dắt Trung Quốc đến tàn cục và suy bại; cũng có quan điểm thứ ba, cho rằng đích đến của việc tăng tốc không phải là sự trỗi dậy, mà cũng chẳng phải là sự suy tàn, mà là gia tốc phục hồi việc bế quan tỏa cảng.

Chủ nghĩa gia tốc có ý nghĩa quan trọng đối với những người có khuynh hướng tự do. Họ sử dụng chủ nghĩa gia tốc để chỉ thẳng vào các vấn đề thời sự mong tìm ra cách sửa chữa và chỉ trích các nhà chức trách, họ thậm chí tự gọi mình là "người theo chủ nghĩa gia tốc". Họ cho rằng các chính sách và hành động phong bế, độc đoán của ông Tập Cận Bình đã biến ĐCSTQ hoặc Trung Quốc trở thành kẻ thù chung của toàn cầu, rơi vào thế cô lập và đẩy Trung Quốc vào một vực thẳm không thể biết trước. Mà chính những chính sách và hành động này của ông Tập đã đẩy nhanh sự suy vong của ĐCSTQ. Họ cho rằng, những năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình đã khiến toàn bộ xã hội ngày càng phong bế hơn, và họ chỉ có thể hy vọng rằng những thay đổi chính trị sẽ đến nhanh hơn và triệt để hơn.

Vậy thì, ai đang gia tốc? Tất nhiên, người đầu tiên thúc đẩy việc gia tốc là ông Tập Cận Bình, bây giờ ông đã là một cao thủ toàn năng và được mệnh danh là "Tổng gia tốc sư". Quả thực ông rất xứng đáng với cái danh hiệu này. Tự ông Tập Cận Bình nhận định rằng ông ấy đang dẫn dắt Trung Quốc trở nên lớn mạnh hơn và ngang vai ngang vế với Hoa Kỳ. Tuy nhiên trong 6 tháng qua, Trung Quốc và thế giới phương Tây đã phản ứng với đại dịch coronavirus theo những cách khác nhau và mang lại kết quả khác nhau, khiến ông ta thêm phần tự tin rằng dịch bệnh sẽ thúc đẩy quá trình trỗi dậy địa chính trị của Trung Quốc. Nhưng nhận thức của ông Tập Cận Bình hoàn toàn khác với thực tế chính trị. Những đánh giá sai lầm của ông về một loạt vấn đề, chẳng hạn như che giấu dịch bệnh, thực hiện ngoại giao chiến lang và ngoại giao khẩu trang, thúc đẩy "Luật An ninh Quốc gia Hong Kong", đã thực sự đẩy ĐCSTQ vào tình thế khó khăn.

Người dân Trung Quốc không hài lòng với chính sách đàn áp đã nhân cơ hội này thuận tay đẩy thêm rắc rối cho ĐCSTQ. Họ đã làm một số điều như sau:

  1. Dùng cả tiếng cười đùa và lời mắng chửi để cổ súy cho “chủ nghĩa gia tốc”. Có một bài hát lưu hành trên Internet tên là "Chủ nghĩa gia tốc là tốt". Một số người đã thay đổi lời bài hát "Chủ nghĩa xã hội là tốt" thành chủ nghĩa gia tốc là tốt. Lời bài hát như sau: Chủ nghĩa gia tốc là tốt, chủ nghĩa gia tốc là tốt, người dân ở các nước theo chủ nghĩa tăng tốc thích đi tố cáo, những người theo phái tư bản bị lật đổ, tư bản nước ngoài cắp đuôi bỏ chạy, nhân dân toàn cầu đại đoàn kết, dấy lên phong trào xây dựng chủ nghĩa gia tốc, phong trào xây dựng...
  2. Có người đã biến chủ nghĩa gia tốc từ chủ trương bằng lời nói thành hành động thực tế. Theo BBC của Anh, vào tháng 5 năm nay, có nhiều cư dân mạng theo khuynh hướng tự do và ghét việc tố cáo đã cầm bút viết báo cáo cho chính quyền. Họ giải thích rằng đây là một loại hành vi theo "chủ nghĩa gia tốc", bởi vì trong tình hình chính phủ khuyến khích việc “tố cáo”, vậy thì chỉ bằng cách làm cho việc tố cáo lan rộng hơn thì mới có thể khiến công chúng cảm thấy mệt mỏi vì hành vi này.
  3. Một số tinh anh trong thể chế đã tuyên bố rằng họ sẽ không hợp tác với thể chế nữa, họ thà đứng trên bờ vực nhìn chế độ này suy tàn còn hơn. Có lẽ đây có thể được gọi là "chủ nghĩa gia tốc" tiêu cực.

Tóm lại, đoàn tàu ĐCSTQ do ông Tập Cận Bình cầm lái đang di chuyển với tốc độ rất nhanh. Vì đoàn tàu đã không thể dừng lại hay giảm tốc độ, nên mọi người đều chọn làm một điều gì đó hoặc không làm gì cả, để nó tăng tốc đến điểm cuối cùng. Điểm kết thúc có thể là tàn cục của ĐCSTQ. Ngay cả khi điểm kết thúc là không rõ ràng, những người theo chủ nghĩa gia tốc nói chung cho rằng, Trung Quốc sẽ càng tồi tệ hơn nếu tiếp tục đi theo con đường hiện tại.

Tác giả: Vị Phổ (Wei Pu)

Quan đim th hin trong bài viết là ý kiến ca tác gi và không nht thiết phn ánh quan đim ca NTD Vit Nam.

Đông Phương

Theo secretchina.com

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Có phải chính quyền Trung Quốc đang ‘gia tốc’ đến tàn cục?