Chuyên gia vạch trần lý do đổi tên dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ của chính quyền Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà chức trách Bắc Kinh trước đó để tránh từ “viêm phổi Vũ Hán" khắc sâu trong tâm trí của người dân, trong nước đã đổi tên bệnh thành “coronavirus kiểu mới”, ở nước ngoài thì được Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) - ông Tedros Adhanom Ghebreyesus với lập trường thân chính quyền Trung Quốc, trợ giúp thay đổi tên thành "COVID -19". Không chỉ vậy, chính quyền Trung Quốc còn dùng nhiều biện pháp can thiệp vào việc các chuyên gia quốc tế điều tra nguồn gốc của virus.

Trong khi một mặt Bắc Kinh hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ hỗ trợ mạnh mẽ trong việc ngăn chặn dịch bệnh và làm rõ cách virus lây truyền, nhưng lại từ chối Hoa Kỳ cử các chuyên gia đi cùng nhóm chuyên gia quốc tế của WHO để điều tra. Không chỉ vậy, Trung Quốc còn cho phép các phương tiện truyền thông và các chuyên gia trong nước tuyên truyền mạnh mẽ rằng virus có nguồn gốc từ "Hoa Kỳ", hy vọng có thể mượn điều này để chuyển hướng sự tập trung của thế giới khỏi Phòng thí nghiệm P4 Vũ Hán.

Chuyên gia du lịch thẩm mỹ Đài Loan Ông Đạt Thụy (Wang Darui) mới đây đã nói trên Facebook rằng, ‘viêm phổi Vũ Hán’ không phải là căn bệnh đầu tiên được đặt tên theo địa danh nơi nó xuất hiện. Có những ví dụ trước đây như bệnh sởi Đức, viêm não Nhật Bản... Chỉ là cách gọi tên như thế mà bị chính quyền Trung Quốc coi là phân biệt đối xử, thật là lần đầu tiên

Wang Darui đăng trên Facebook hàng loạt các căn bệnh được đặt tên theo địa điểm nơi bắt nguồn như: virus Harland, bệnh Bornholm, virus Ebola, virus Marburg, bệnh Lyme, sốt Lass, sốt West Nile, sốt Valley, virus Junin, hội chứng hô hấp Trung Đông, virus Nipag, sốt rift valley, sốt phát hiện ở Rocky Mountain, virus Zika, Norovirus.

Ông Wang cũng lấy "MERS" (hội chứng hô hấp Trung Đông coronavirus [MERS-CoV]) là một ví dụ cho thấy chính phủ Trung Quốc đến nay vẫn sử dụng tên bệnh này, nhưng không có người Ả Rập ở Trung Đông nào lên tiếng phản đối.

Học giả Wang giải thích thêm rằng trong quá khứ, WHO đã có một quy tắc tránh sử dụng địa danh làm tên bệnh, với lý do tránh tạo thành định kiến cho khu vực đó hoặc khiến mọi người hiểu lầm bệnh đó chỉ xảy ra ở những nơi cụ thể. "Tôi cũng đồng ý với cách tiếp cận của WHO. Thật thú vị, khi dịch viêm phổi Vũ Hán ban đầu xảy ra, WHO cũng gọi là viêm phổi Vũ Hán. Sau này dưới áp lực của Trung Quốc mới đổi lại tên, hơn nữa đổi tên hai lần". Ông nói thêm, tuy dù cho có đổi tên mới, các kênh truyền thông phương Tây chính thống và các tạp chí học thuật vẫn tiếp tục sử dụng cái tên "viêm phổi Vũ Hán".

Lời khuyên phòng dịch của Philippines ẩn chứa chữ "Vũ Hán". (Ảnh: HKGETV/Twitter)

 

  • Lời khuyên phòng dịch của Philippines ẩn chứa chữ "Vũ Hán"

Ngoài một số kênh truyền thông và tập san sử dụng "viêm phổi Vũ Hán" làm tên bệnh, gần đây trên mạng lưu truyền văn bản của một tổ chức y tế Philippines, nội dung là liệt kê 5 lời khuyên phòng chống dịch. Mỗi chữ cái đầu tiên của 5 lời khuyên ghép lại là thành Vũ Hán (Wuhan):

Lời khuyên phòng chống dịch của một tổ chức y tế ở Philippines

  1. Rửa tay thường xuyên.
  1. Sử dụng khẩu trang đúng cách và có trách nhiệm.
  1. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể hàng ngày cho sốt.
  1. Tránh tụ tập đám đông lớn.
  1. Không chạm vào mặt trước khi rửa tay.

Các chữ cái tiếng Anh đầu tiên của 5 lời khuyên này được kết hợp để tạo thành bính âm "WUHAN" của "Vũ Hán". Xem ra chính quyền Trung Quốc muốn thoát khỏi nghi vấn về virus nhân tạo, thì chỉ có cách cung cấp thông tin minh bạch và mở cửa cho phép các chuyên gia điều tra làm rõ sự việc.

Nhưng mà, liệu chính quyền Trung Quốc có sẵn sàng làm như thế hay không?

Minh Thanh

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia vạch trần lý do đổi tên dịch ‘viêm phổi Vũ Hán’ của chính quyền Trung Quốc