Chuyên gia phân tích nguyên nhân sự cố mất điện hiếm gặp ở các thành phố lớn của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau sự cố mất điện ở Chiết Giang, Giang Tây, Hồ Nam, Quảng Đông và Thâm Quyến, Bắc Kinh và Thượng Hải cũng xảy ra trường hợp tương tự. Các chuyên gia chỉ ra rằng Trung Quốc đã không bị mất điện trên quy mô lớn trong những năm gần đây, và việc mất điện đột ngột trong thời kỳ dịch bệnh lần này có thể là do nền kinh tế Trung Quốc đang thực sự bấp bênh, không đủ tiền mua than, hoặc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang tiến hành một cuộc thử nghiệm bí mật nào đó.

Ngày 21/12, một số thành phố lớn ở tỉnh Quảng Đông như Quảng Châu, Thâm Quyến, Đông Quan, Phật Sơn và Chu Hải bị mất điện trong khoảng một giờ. Sau đó, hai thành phố lớn nhất của Trung Quốc là Bắc Kinh và Thượng Hải cũng bắt đầu mất điện.

Sáng 22/12, tình trạng mất điện bắt đầu xảy ra tại nhiều khu vực ở Thượng Hải trong gần 12 giờ, bao gồm đường Đường Gia Vịnh (Tangjiawan), đường Tân Hà Mã (Xinhema), thị trấn Tân Hà (Xinhe) và các đoạn khác.

Từ ngày 21 đến 25/12, một số đường phố hoặc khu dân cư ở quận Phong Đài, quận Tây Thành, quận Đông Thành, quận Xương Bình,... của Bắc Kinh cũng bị mất điện. Kênh truyền thông đại lục "Jinri Toutiao" đã đăng một phần trong thông báo mất điện, nhưng sau đó thông tin liên quan đã bị xóa.

Thông báo mất điện tại một số khu vực của quận Phong Đài, Bắc Kinh từ ngày 21 đến ngày 25/12. (Ảnh chụp màn hình Internet)
Thông báo mất điện tại một số khu vực của quận Phong Đài, Bắc Kinh từ ngày 22 đến ngày 25/12. (Ảnh chụp màn hình Internet)

ĐCSTQ trừng phạt Úc nhưng lại ‘gậy ông đập lưng ông’

Ông Tần Tấn (Qin Jin), Chủ tịch Liên đoàn Vì một Trung Quốc Dân chủ (Federation for a Democratic China) và là Tiến sĩ xã hội học tại Đại học Sydney, Úc, nói với phóng viên The Epoch Times rằng, về vụ mất điện trên diện rộng và quy mô lớn ở Trung Quốc trong những ngày qua, “Tôi nghĩ rằng có một cuộc khủng hoảng kinh tế ở tầng sâu hơn ẩn chứa trong đó”.

Tiến sĩ Tần cho biết, phải nói rằng điện của Trung Quốc chủ yếu dựa vào việc sử dụng than, tức là sản xuất nhiệt điện. Tuy nhiên, trong quá trình Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối đầu với phương Tây, đặc biệt là khi nó đưa ra lệnh cấm vận than đối với Úc, đã khiến Trung Quốc không có đủ than để dùng, có lẽ chính quyền ĐCSTQ đang có một nút thắt lớn trong vấn đề nguồn điện.

"Nó (ĐCSTQ) đã áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đối với Úc, kỳ thực là đang tự phong bế chính mình. Nó làm như vậy chủ yếu để trừng phạt Úc. Giờ đây nó có thể không màng đến cuộc sống của người Trung Quốc mà sẽ liều tới cùng".

ĐCSTQ có thể "không có đủ tiền để mua than"

Tiến sĩ Tần chỉ ra rằng ngoài việc trừng phạt Úc, một lý do khác là kinh tế Trung Quốc có thể đang gặp khó khăn lớn, và ĐCSTQ thực sự không có khả năng để tiếp tục mua than đá. Bởi vì trong suốt năm nay, nền kinh tế của Trung Quốc liên tục giảm sút, đồng thời lại đang trong cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ.

ĐCSTQ tuyên bố rằng việc mất điện là do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ông Tần chỉ ra rằng chính quyền ĐCSTQ không bao giờ có thể nói ra sự thật mà chỉ có thể che đậy bằng những lời nói dối để lừa dối người dân của mình và cộng đồng quốc tế.

"Tôi cảm thấy rằng ĐCSTQ hiện đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, cái giá phải trả cho toàn bộ phương thức cai trị của nó không ngừng tăng cao, và việc nó đối đầu với phương Tây đã gây thêm thiệt hại cho nền kinh tế của chính nó". Ông Tần nói rằng các vấn đề kinh tế hiện tại sẽ mang đến các vấn đề xã hội, và còn kéo theo cả các vấn đề chính trị, loại khủng hoảng xã hội này sẽ bùng phát bất cứ lúc nào.

Có thể có bốn lý do chính dẫn đến tình trạng mất điện trên diện rộng

Ông Vương Quân Đào (Wang Juntao), Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ Trung Quốc (National Committee of The Democratic Party of China), nói với phóng viên The Epoch Times rằng, khả năng là có 4 lý do dẫn đến tình trạng mất điện đột ngột trên diện rộng ở Trung Quốc đại lục.

Một là có vấn đề về cung cấp năng lượng. Hiện nay, do kinh tế trong nước của Trung Quốc đang suy thoái, còn có tình hình căng thẳng với một số nước, ví dụ như không thể nhập khẩu than của Úc. Đây là một vấn đề nghiêm trọng trong chính sách kinh tế của Trung Quốc.

Khả năng thứ hai là lưới điện của Trung Quốc đã bị phá hoại trên diện rộng. Tờ Nhân dân Nhật báo của ĐCSTQ đưa tin vào ngày 19/11/2019 rằng Trung Quốc đã không bị mất điện quy mô lớn trong những thập kỷ gần đây vì "Khả năng đảm bảo cung cấp điện của Trung Quốc đã được nâng cao đáng kể và lưới điện của Trung Quốc đã đạt được sự kết nối và cung cấp bổ sung cho nhau", v.v.

Ông Vương chỉ ra rằng nếu lưới điện của Trung Quốc bị phá hoại trên diện rộng thì sẽ phải gấp rút sửa chữa, và các tờ báo đại lục sẽ đưa tin. Nhưng không có tin tức nào về điều này ở đại lục, do đó lý do này có thể được loại trừ.

Nguyên nhân thứ ba là do nhu cầu điện tăng lên rất cao, nên chính quyền Trung Quốc đành phải tiến hành cắt điện trên diện rộng.

Tuy nhiên, ông Vương phân tích rằng sau khi dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc, nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phục hồi nên sẽ không thể nào có nhu cầu sử dụng điện năng trên quy mô lớn. Ông cho rằng việc mất điện ở đông nam Trung Quốc không loại trừ việc ĐCSTQ đang chuẩn bị cho chiến tranh và xây dựng các cơ sở quân sự, những dự án này vốn tiêu thụ lượng điện rất lớn.

Khả năng thứ tư là ĐCSTQ phải tiến hành một cuộc kiểm tra về mặt quản lý để chuẩn bị đối phó với các trường hợp khẩn cấp quan trọng có khả năng xảy ra, nên phải tiến hành đợt diễn tập này.

Ông Cố Quốc Bình (Gu Guoping), một giáo viên đã nghỉ hưu ở Thượng Hải, nói với Đài Á Châu Tự do (RFA) rằng, kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Thượng Hải chưa từng có tình trạng mất điện trên diện rộng. Ông không hoàn toàn tin vào những lời giải thích của chính quyền. Ông suy đoán: "Tôi đoán họ (chính quyền) đang làm thử nghiệm gì đó, hoặc giám sát hoặc là chuẩn bị công tác dự phòng cho các trường hợp đặc biệt. Họ có thể cài đặt một hệ thống mới để ứng phó trong tình huống khẩn cấp. Dường như là để diễn tập và chuẩn bị cho những điều có thể xảy ra trong thời chiến".

Ông Trương Kiến Bình (Zhang Jianping), một nhà hoạt động nhân quyền ở Thường Châu, Giang Tô, nói rằng, kể từ sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, khu vực chỗ ông chưa bao giờ mất điện. "Bây giờ đột nhiên mất điện, có người nói là vì quan hệ với Úc, nhưng tôi thấy không thể phán đoán đơn giản như vậy, vẫn còn phải tìm hiểu lý do tại sao bị cắt điện đột ngột".

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Chuyên gia phân tích nguyên nhân sự cố mất điện hiếm gặp ở các thành phố lớn của Trung Quốc