Chuyên chế độc tài - Thành phẩm xuất khẩu lớn nhất của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Thành công về kinh tế và xã hội của [ĐCSTQ] không thể tách rời hiệu quả của phương thức trị quốc chính trị của nó”, mà giờ đây, các quốc gia khác trên thế giới đang háo hức bắt chước “phương thức trị quốc chính trị” theo hướng chuyên chế độc tài của ĐCSTQ.

Trong một bài viết gần đây cho South China Morning Post, nhà nghiên cứu S. George Marano đã viết: “Những dự đoán về sự diệt vong sắp xảy ra của Đảng Cộng sản [Trung Quốc] chẳng có tác dụng gì, vì hình thức trị quốc chính trị của nó không chỉ tồn tại mà còn đang bùng phát mạnh. Đảng [Cộng sản Trung Quốc] đã tạo ra một hệ thống viết lại thành tích kinh tế và xã hội của Trung Quốc trong một khoảng thời gian ngắn". Giờ đây, theo tác giả Marano, các quốc gia khác trên thế giới đang háo hức bắt chước “phương thức trị quốc chính trị” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Ngày nay, với việc ngày càng nhiều quốc gia áp dụng phong cách “trị quốc chính trị” chuyên chế độc tài này, Thế giới Tự do đang bắt đầu cảm thấy bớt tự do hơn một chút. Trong vòng một thập kỷ tới, theo Bloomberg Economics, Trung Quốc có vẻ sẽ trở thành nền kinh tế hàng đầu thế giới. Công thức thành công của Bắc Kinh rất đơn giản: thật nhiều khoản đầu tư, cả trong và ngoài nước, thật nhiều lời nói dối, và cam kết kiên quyết cầm quyền bằng nắm đấm sắt. Như ông Marano được nhắc ở trên đã viết: “Thành công về kinh tế và xã hội của [ĐCSTQ] không thể tách rời hiệu quả của phương thức trị quốc chính trị của nó”.

Trên khắp thế giới, "những người hưởng lợi" của mô hình độc tài chuyên chế từ ĐCSTQ có thể được tìm thấy từ Châu Mỹ Latinh đến toàn bộ lục địa Châu Phi, nơi ảnh hưởng của chế độ độc tài Trung Quốc chắc chắn đang gia tăng. Cùng xem ví dụ từ Ethiopia - nền kinh tế phát triển nhanh nhất ở Châu Phi. Như ông Marano lưu ý, các nhà lãnh đạo của đất nước này quá đỗi vui mừng khi áp dụng "trị quốc chính trị kiểu [ĐCSTQ]". Chính xác thì phong cách quản trị này như thế nào? Thực ra, nó chẳng tốt đẹp gì.

Kể từ khi chế độ độc tài Trung Quốc tham gia vào nền chính trị Ethiopia, Thủ tướng Abiy Ahmed của đất nước này đã từ một người đấu tranh cho nhân quyền trở thành một nhà độc tài theo đúng nghĩa đen. Liệu đây có phải sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tôi không nghĩ vậy.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với các nhà lãnh đạo châu Phi, bao gồm Tổng thống Malawi Arthur Peter Mutharika (hàng thứ 2, thứ 2 từ bên phải), trong Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi tại Bắc Kinh, vào ngày 3/9/2018 (How Hwee Young / AFP / Getty Images )
Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình chụp ảnh với các nhà lãnh đạo châu Phi, bao gồm Tổng thống Malawi Arthur Peter Mutharika (hàng thứ 2, thứ 2 từ bên phải), trong Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-châu Phi tại Bắc Kinh, vào ngày 3/9/2018 (How Hwee Young / AFP / Getty Images )

Khi chủ nghĩa độc tài đang khuếch trương — không chỉ ở châu Phi mà trên toàn thế giới — phong cách trị quốc do ĐCSTQ thúc đẩy đặt trọng tâm vào việc hạn chế các quyền tự do của người dân, từ chính sách ngôn luận đến việc kiểm soát con người trên thực tế. Tại Cuba, nơi chế độ độc tài Trung Quốc gây ảnh hưởng bất chính, một số cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ vừa diễn ra. Như trong cuộc phỏng vấn gần đây với Newsweek, giám đốc điều hành Joseph Humire của Trung tâm vì một xã hội tự do an toàn (Center for a Secure Free Society) đã nói: “[ĐCSTQ] sử dụng Cuba làm nền tảng cho nhiều hoạt động tình báo và an ninh khu vực của họ”, thậm chí sử dụng tín hiệu các trạm tình báo để “chặn liên lạc ở Hoa Kỳ". Bất cứ nơi nào có thể cảm nhận được sức ảnh hưởng của chế độ Trung Quốc, sự hỗn loạn nhanh chóng thâm nhập. Đáng buồn thay, phong cách ảnh hưởng hỗn loạn đặc biệt này có thể được phát hiện ở một cơ số quốc gia và con số này ngày càng gia tăng, từ Uganda cho đến Uruguay.

Những gì chúng ta đang chứng kiến ​​bây giờ là dự học hỏi chế độ độc tài ở dạng thuần túy nhất của nó, tương tự như hiện tượng tâm lý được gọi là “phản chiếu xã hội”, trong đó một cá nhân bắt chước cử chỉ, cách nói hoặc thái độ của một người có tầm ảnh hưởng. Với cách việc học hỏi chế độ độc tài, các nhà lãnh đạo trên khắp thế giới đang phản ánh phong cách quản trị cứng nhắc, chuyên chế cao của ĐCSTQ.

Đại Trung tâm Thương mại của Thế giới - Trung Quốc

Hãy quên đi Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc, hãy thảo luận về Great Mall of China - Đại Trung tâm Thương mại của thế giới - Trung Quốc. Chiếm gần 30% sản lượng sản xuất toàn cầu, quốc gia được điều hành bởi những kẻ chuyên chế này đã trở thành trung tâm mua sắm của thế giới. Làm thế nào mà ĐCSTQ đạt được điều này? Chà, tự bản thân việc này đã là một bài luận — không, là một đề án. Trong tất cả các mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ thép đến giày thể thao, hệ thống giám sát của ĐCSTQ cho đến nay là thứ thành phẩm đáng lo ngại nhất. Như Caitlin Dearing Scott và Adam George, hai tác giả có nền tảng về chủ nghĩa độc tài, đã viết, chế độ toàn trị tại Trung Quốc đã bán công nghệ xâm lấn này cho “các chính phủ bị cáo buộc vi phạm nhân quyền (ví dụ như Ai Cập, Serbia, Campuchia)”. Không chỉ điều này, mà ĐCSTQ còn cử đại diện để đào tạo "những người tiếp nhận về cách sử dụng công nghệ để kiểm soát xã hội và chính trị". Hơn nữa, theo các tác giả, “nó truyền bá những đức tính của chế độ độc tài cho các đảng phái chính trị” ở Nam Phi (nơi gần đây đã chứng kiến ​​bạo loạn hàng loạt), Kenya, và Cuba như đã nói trên. Cách thức ĐCSTQ "quy định về internet và mạng xã hội thực sự đóng vai trò kiểm duyệt, thậm chí còn thúc đẩy bộ trưởng thông tin và văn hóa của Nigeria kêu gọi nhân rộng các hoạt động của ĐCSTQ”. Không lâu sau khi tác phẩm của bộ đôi này được xuất bản, chính phủ Nigeria đã cấm Twitter tại quốc gia này và đe dọa sẽ "kiềm chế" báo chí.

ĐCSTQ có thực sự là tương lai?

Tại sao nhiều quốc gia lại có quan hệ mật thiết với chế độ Trung Quốc như vậy? Tại sao rất nhiều quốc gia sử dụng an ninh công cộng của ĐCSTQ và mua các nền tảng công nghệ giám sát từ chính quyền Trung Quốc? Không có câu trả lời đơn giản cho câu hỏi này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Viện Brookings - tổ chức chính sách công phi lợi nhuận có trụ sở tại Washington - cho rằng, động lực của xu hướng này xuất phát “từ việc mở rộng lợi ích địa chính trị của [ĐCSTQ], gia tăng sức mạnh thị trường của các công ty công nghệ của họ, và các điều kiện ở các quốc gia tiếp nhận đã coi công nghệ Trung Quốc là một sự lựa chọn hấp dẫn, bất chấp những lo ngại về bảo mật và quyền riêng tư” (tôi nhấn mạnh). Nói cách khác, mặc dù cái giá phải trả của việc “thân thiết” với chế độ độc tài Trung Quốc là rất cao theo cả nghĩa đennghĩa bóng, nhưng mô hình trị quốc chuyên chế của Bắc Kinh quá hấp dẫn để bỏ qua. Điều này, tất nhiên, rất đáng lo ngại. Hệ thống giám sát ở khắp mọi nơi, bắt buộc đeo khẩu trang, giới hạn phát ngôn, hộ chiếu vaccine, không thể tránh khỏi lệnh phong tỏa vào mùa thu, v.v. Thế giới đang bắt đầu mang hình thái giống với Trung Quốc đại lục hơn rất nhiều.

Tác giả bài viết này là ông John Mac Ghlionn, một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như The New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo đáng kính khác. Ông ấy cũng là một nhà báo chuyên mục tại Cointelegraph.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Chuyên chế độc tài - Thành phẩm xuất khẩu lớn nhất của ĐCS Trung Quốc