Thấy gì qua thương chiến leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Phần 2

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ai là người chịu thiệt hại nhất trong màn kịch “thua - thua”?

Điều Bắc Kinh mong muốn đạt được chính xác là gì từ chiến thuật được sử dụng này? Những hành động của Bắc Kinh chắc chắn sẽ đem đến những tổn hại tức thời cho nền kinh tế Trung Quốc. Ví dụ, do không thể nhập khẩu nông sản giá rẻ từ Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ phải tìm nguồn khác để nhập khẩu đậu nành và ngô. Tuy nhiên, giá xuất khẩu đậu nành của Brazil sang Trung Quốc gần đây đã tăng 70%, và trong số này có cả đậu nành được Brazil nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Điều này không những cho phép Brazil lợi dụng kiếm lời dễ dàng mà còn làm giá dầu thực vật và thức ăn gia súc của Trung Quốc tăng đáng kể, khiến giá thịt và thực phẩm cũng tăng lên trầm trọng.

Nhiều người cả trong và ngoài Trung Quốc trước đây đã từng nghĩ vì cuộc sống của người dân, chính quyền Trung Quốc sẽ không áp dụng phương pháp “thua - thua”. Trái lại, cuối cùng những quan ngại của người Trung Quốc về quan hệ Trung - Mỹ xấu đi đã không thể lay chuyển được quyết tâm thực hiện chiến thuật này của chính quyền. Lý do cũng giống như tôi đã viết trong bài báo: “Phân biệt đúng và sai trong thắng và thua của đàm phán Trung - Mỹ,” đăng ngày 20 tháng 7 trên The Epoch Times: “Những người âm thầm chịu đựng áp lực kinh tế không thể thay đổi chính sách của chính quyền. Đây là nguồn chịu đựng “áp lực kinh tế” của ĐCSTQ.”

Người Mỹ sẽ phản ứng như thế nào trước sự tăng giá từ chính sách áp thuế của Hoa Kỳ lên hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc, cũng như sự biến động của thị trường chứng khoán Mỹ và sự hoảng hốt của các doanh nghiệp Mỹ vẫn còn chưa được thấy. Chắc chắn Hoa Kỳ sẽ phải chịu một số thiệt hại trước mắt từ những thay đổi mạnh mẽ trong quan hệ thương mại Trung - Mỹ.

mục tiêu của ĐCSTQ là nền kinh tế Mỹ
Làm tiêu hao và suy yếu nền kinh tế Mỹ là muc tiêu chiến lược dài hạn của Trung Quốc. (Ảnh: Pixabay)

Nói rộng ra, người dân trong các nền dân chủ thường ít có những gì mà người Trung Quốc gọi là khái niệm “bức tranh lớn, tổng thể”, vì khi họ bị ảnh hưởng cuộc sống, họ có thể bày tỏ ý kiến của mình trong cuộc bầu cử tổng thống tới. Bắc Kinh đã liều lĩnh gây ra những tổn hại trước mắt cho cả chính mình và Hoa Kỳ chính bởi vì “nguồn chịu đựng áp lực kinh tế” mà các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ có thể tập hợp được là yếu hơn so với của chính quyền Trung Quốc. Hy vọng của Bắc Kinh là sử dụng chiến tranh kinh tế làm lay động trái tim người Mỹ và làm thay đổi trong Nhà Trắng.

Những tổn thất lâu dài mà Trung Quốc và Hoa Kỳ phải đối mặt liên quan đến một số vấn đề lớn mà tôi sẽ giải thích trong bài viết tiếp theo của mình “Tại sao chiến tranh thương mại Trung-Mỹ lại phát triển thành chiến tranh kinh tế: Phân tích thứ hai về sự đảo ngược trong quan hệ ngoại giao.”

Thay đổi chiến lược

Biết rằng sự nhẫn nại của các chính trị gia Hoa Kỳ đối với những tổn hại “trước mắt” là tương đối thấp, trong khi hệ thống chuyên chế của ĐCSTQ Đảng Cộng sản Trung Quốc lại có khả năng phớt lờ, Bắc Kinh đã thay đổi chiến lược của mình từ “trì hoãn và chờ đợi thay đổi” thành “tấn công để tạo ra thay đổi.” Mặc dù ĐCSTQ có thể làm ngơ trước những tổn thất trước mắt, nhưng vấn đề nan giải của họ là làm thế nào để đối phó với những tổn thất kéo dài do các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài rời bỏ Trung Quốc. Họ có ít lựa chọn và không có giải pháp rõ ràng cho vấn đề này.

Một điều rõ ràng là, nếu ĐCSTQ tiếp tục con đường tăng thuế quan cận kề giới hạn của ông Trump, thì kế hoạch “trì hoãn quá mức” của họ sẽ chỉ trở thành “nỗi đau lâu dài” gây khó chịu, mà không những không gây thiệt hại đáng kể cho Trump, mà thậm chí còn có thể củng cố cơ hội tái đắc cử của ông. Nhưng bằng cách “tấn công để tạo thay đổi,”, ĐCSTQ có thể làm dấy lên những tổn thất trước mắt ảnh hưởng đến Hoa Kỳ khi họ giáng một đòn mạnh vào các thành tựu kinh tế của Trump, và bằng sự ủng hộ của các cử tri có thế lực đối với lợi ích của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, bằng cách chọn con đường “thua - thua”, Bắc Kinh đã thể hiện trọn vẹn hận thù của họ đối với Hoa Kỳ, và những cuộc đàm phán sáo rỗng của quan hệ Trung - Mỹ ngay cả về hình thức cũng không còn ý nghĩa. Ông Trump đã bắt đầu tự đặt câu hỏi trên Twitter rằng Trung Quốc có phải là kẻ thù của nước Mỹ không - một dòng trạng thái mà ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm do đã gây ra. Trong bối cảnh như vậy, việc các cử tri Mỹ sẽ phản ứng thế nào với chuỗi sự kiện này hồi sau sẽ rõ: Họ sẽ ngày càng phẫn nộ hay ngày càng ủng hộ tổng thống và chính sách đối với Trung Quốc của ông?

Thu Hà (biên dịch)

Tác giả : Cheng Xiaonong

Theo Epoch Times

Tiến sĩ Cheng Xiaonong là một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Đại học Renmin, và tiến sĩ xã hội học tại Đại học Princeton. Khi còn ở Trung Quốc, Cheng là nhà nghiên cứu chính sách và phụ tá của cựu lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Dương là thủ tướng. Cheng là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và là tổng biên tập tạp chí Modern China Studies. Những bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Phần 1



BÀI CHỌN LỌC

Thấy gì qua thương chiến leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Phần 2