Thấy gì qua thương chiến leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Phần 1

Giúp NTDVN sửa lỗi

Những tranh chấp giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ đã chuyển hướng khi Bắc Kinh bất ngờ tấn công vào nền kinh tế Hoa Kỳ. Điều này có thể đem lại thất bại chính trị cho ông Trump và ảnh hưởng tới cuộc bầu cử tổng thống năm tới của Hoa Kỳ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thế giới có một cường quốc kinh tế tấn công vào nền kinh tế của một cường quốc khác nhằm mục đích làm biến đổi triển vọng chính trị của đất nước đó. Giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ không đơn thuần là cuộc chiến thương mại, mà là cuộc chiến kinh tế; điều này đã trở nên rõ ràng. Và mục tiêu của cuộc chiến vượt khỏi phạm vi kinh tế, nó nhắm thẳng vào vị trí ghế tổng thống của ông Trump.

Mục tiêu của Trung Quốc là nền kinh tế Hoa Kỳ

Theo báo cáo của Duowei News - một kênh truyền thông tiếng Hoa liên quan với Bắc Kinh có trụ sở ở nước ngoài, ngày 23 tháng 8 năm 2019, Bộ Tài chính Trung Quốc tuyên bố lần lượt từ ngày 01 tháng 9 và 15 tháng 12 năm 2019 sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu trị giá 75 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, và sẽ tiếp tục áp thuế nhập khẩu đối với phụ tùng ô tô của Hoa Kỳ (thuế nhập khẩu phụ tùng đã tạm dừng vào tháng 12 năm 2018). Bắt đầu từ tháng 9, mức thuế đối với đậu nành của Hoa Kỳ sẽ tăng 30%, thuế nhập khẩu hải sản, trái cây và thịt sẽ tăng 35%; bắt đầu từ giữa tháng 12, ngũ cốc và xe hơi của Hoa Kỳ cũng sẽ phải chịu mức thuế tăng 35%. Đây là bước đi đầu tiên Bắc Kinh sau sự kiện dầu thô của Mỹ. Vài giờ sau đó, ông Trump tuyên bố trên Twitter rằng vào ngày 01 tháng 10, Hoa Kỳ sẽ tăng mức thuế hiện tại đối với 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc từ 25 đến 30 %. Đồng thời, kể từ ngày 01 tháng 9, thuế quan đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu khác của Trung Quốc cũng sẽ tăng từ 10% đến 15%.

Báo cáo trên của cơ quan ngôn luận ĐCSTQ đã cho thấy rõ ràng rằng lần này Bắc Kinh là người chủ động tăng thuế quan đối với hàng hóa của Hoa Kỳ và ông Trump ở thế phòng ngự. Các kênh truyền thông của ĐCSTQ ở nước ngoài cũng thừa nhận rằng ông Trump đang phản công trước sự việc này; nói cách khác, Bắc Kinh là kẻ gây hấn. Tuy nhiên, do các sự kiện này bị một số phương tiện truyền thông ở nước ngoài làm đảo lộn trình tự, dẫn đến sự hiểu lầm rằng Hoa Kỳ là người áp thuế quan trước, và ĐCSTQ đã phản ứng quá mức cần thiết. Chính vì vậy, cần làm rõ sự thật, và quan trọng hơn, cần phải phân tích sâu về động cơ và mục tiêu của ĐCSTQ. Hơn nữa, động thái của ĐCSTQ đã làm thay đổi hoàn toàn quan hệ Trung - Mỹ của những thập kỷ qua, do đó cần thiết phải có một phân tích chuyên sâu về nguồn gốc và bối cảnh của sự kiện.

Trong cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, Đảng CSTQ đã công khai chiến lược “tự tạo kẻ thù cho mình”; và đã leo thang đến mức đối đầu kinh tế.

Embed from Getty Images

Trên thực tế ĐCSTQ có ý đồ trong việc chủ động tăng thuế đối với Hoa kỳ.

Việc Hoa Kỳ phản công chính là điều Bắc Kinh mong chờ.

Việc Bắc Kinh chủ động tăng thuế quan dường như là một phản ứng mang tính chiến lược, vì Trung Quốc đã không còn chân thành trong đàm phán với Hoa Kỳ, nên chiến thuật này mang tính thách thức rõ ràng. Nền kinh tế Hoa Kỳ giờ đây là tiêu điểm của cuộc chiến.

Sau khi Trung Quốc bất ngờ đạp đổ bàn đàm phán hồi đầu tháng 5 và vứt bỏ các thỏa thuận đã đạt được tới 90% yêu cầu của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc để gây áp lực, nhưng vẫn không ngừng bày tỏ thiện chí tiếp tục đàm phán. Nếu phía Trung Quốc giả bộ đồng ý và thực hiện các kiến nghị trong thời gian hòa hoãn thì quan hệ của họ với Washington sẽ không tốt, nhưng sẽ không xấu tệ đi nhanh chóng như hiện nay. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không kiên nhẫn như thế. Bây giờ họ đã chuyển sang thế tấn công bằng cách đột nhiên chủ động áp thuế đối với hàng hóa Hoa Kỳ.

Để đáp trả sự tấn công bất ngờ này của Bắc Kinh, việc ông Trump tăng thuế quan là một biện pháp hoàn toàn có thể dự đoán. Sau khi Bắc Kinh lật đổ bàn đàm phán hồi tháng 5, Hoa Kỳ đã mất cơ hội trao đổi và giải quyết các vấn đề một cách thân thiện. Mặc dù tổng thống Trump vẫn đang sắp xếp để gặp gỡ hai bên, nhưng việc đó hầu như chỉ là hình thức. Giờ đây, Bắc Kinh đã chủ động gây áp lực với Hoa Kỳ và ngăn chặn hoàn toàn việc xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ sang Trung Quốc, điều này cản trở mọi khả năng giảm thâm hụt thương mại dài hạn trị giá hàng trăm tỷ đô la của Hoa Kỳ với Trung Quốc. Hoa Kỳ không còn có thể mong đợi ý định hợp tác từ Trung Quốc trong việc giải quyết thâm hụt thương mại giữa hai bên cũng như về các vấn đề như trộm cắp tài sản trí tuệ. Lựa chọn duy nhất mà ông Trump đã để lại để giảm thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Trung Quốc là tăng thuế quan một cách toàn diện và đáng kể đối với hàng hóa Trung Quốc.

Kể từ đó, quan hệ kinh tế và thương mại Mỹ - Trung đã tất yếu bị đổ vỡ. Trên thực tế, đây cũng là một phần trong kế hoạch của Bắc Kinh. Thời báo Hoàn cầu của Bắc Kinh đã tuyên bố rằng cần phải có một cuộc chiến tranh tiêu hao với Hoa Kỳ.

Theo trang tin Duowei: “Sau hồi kết thúc những cú đánh trả đầu tiên, thị trường bị tổn thương nặng nề. Bên cạnh giá vàng tăng vọt, chỉ số chứng khoán Hoa Kỳ, tỷ giá Nhân dân tệ ngoài khơi, giá dầu thô và lãi suất Kho bạc Hoa Kỳ đều giảm mạnh. Mặc dù tổn thất từ ​​cuộc chiến thương mại cho cả hai bên đã đạt đến đỉnh cao mới... khả năng suy thoái của Hoa Kỳ đang dần xuất hiện.” Đây là tính toán cơ bản của Trung Quốc trong cuộc chiến kinh tế hiện tại với Hoa Kỳ.

Thu Hà (biên dịch)

Tác giả : Cheng Xiaonong

Theo Epoch Times

Tiến sĩ Cheng Xiaonong là một học giả về chính trị và kinh tế Trung Quốc tại New Jersey. Ông tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế tại Đại học Renmin, và tiến sĩ xã hội học tại Đại học Princeton. Khi còn ở Trung Quốc, Cheng là nhà nghiên cứu chính sách và phụ tá của cựu lãnh đạo Đảng Triệu Tử Dương, khi ông Dương là thủ tướng. Cheng là một học giả thỉnh giảng tại Đại học Gottingen và Princeton, và là tổng biên tập tạp chí Modern China Studies. Những bình luận và chuyên mục của ông thường xuyên xuất hiện trên phương tiện truyền thông Trung Quốc ở nước ngoài.

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.

Phần 2

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Thấy gì qua thương chiến leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc: Phần 1