Chính quyền Trung Quốc lo lắng về sự hợp nhất của Nội và Ngoại Mông

Giúp NTDVN sửa lỗi

Chính quyền Trung Quốc lo lắng về sự trỗi dậy của phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông. Nếu Nội Mông tiếp tục dạy bằng tiếng Mông Cổ, thì tới lúc đó sẽ không thể dập tắt được.

Biểu tình phản đối việc bỏ dạy tiếng Mông Cổ

Vào ngày 2/9, tại một trường trung học cơ sở ở thành phố Hohhot, Nội Mông Cổ, học sinh đã từ chối giáo trình giáo dục hiện tại, lao ra khỏi khuôn viên trường và không chịu tham gia các lớp học. Sự việc này đã kéo dài đến ngày 6/9 và trở thành cuộc biểu tình tập thể. Vì vậy, cảnh sát vũ trang Nội Mông đã vây bắt học sinh khắp nơi, đưa về trường học và còn đánh đập các em. Vì khu vực Nội Mông quá rộng lớn nên hầu hết học sinh đều ở nội trú.

300.000 học sinh Nội Mông đã rời khỏi trường và bãi khóa để thách thức chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Những người dân Nội Mông khác thì tập thể ký tên, điểm chỉ theo hình thức bàn tròn của dân tộc Mông Cổ, rồi đệ đơn phản đối lên Bắc Kinh. Người dân Nội Mông đổ xuống đường yêu cầu Bắc Kinh thay đổi chính sách, trong đó có cả công an, cảnh sát. Nguyên nhân của vụ náo loạn là do thay đổi hệ thống giáo dục. Hiện tại, Bắc Kinh đã đưa quân sang đàn áp Nội Mông.

Tuy nhiên, để phong tỏa tin tức, ĐCSTQ đã trục xuất các phóng viên truyền thông nước ngoài một cách thô bạo. Một trong số họ là phóng viên thường trú tại Bắc Kinh của Los Angeles Daily News, người này đã bị bắt ngay lập tức vì đăng ảnh và sau đó bị trục xuất. Các nhà quan sát nước ngoài đều cho rằng, phong trào chống ĐCSTQ của Nội Mông sẽ thất bại, nguyên nhân vẫn là do dân số không cân đối, người Hán, người Mãn và người Mông Cổ ở Nội Mông hiện nay hầu như không cân xứng, trong số 25 triệu người thì có hơn 19 triệu người là người Hán, người Mông Cổ và Mãn Châu đã trở thành dân tộc thiểu số, tổng cộng chỉ có hơn 5 triệu người. Cũng vì tỷ lệ dân tộc quá chênh lệch, nên ĐCSTQ mới dám ‘mạnh dạn’ thúc đẩy chính sách và bãi bỏ tiếng Mông Cổ bằng một chương trình giảng dạy mới.

(Tin về biểu tình ở Nội Mông 1:00 - 5:55)

ĐCSTQ lo lắng về sự hợp nhất của Nội và Ngoại Mông

Trước đây, tiếng Trung chỉ là một ngôn ngữ độc lập được giảng dạy ở Nội Mông, cũng giống như một thứ ngoại ngữ. Nhiều người dân Nội Mông thậm chí từ chối học tiếng Trung, ngôn ngữ giảng dạy của tất cả các môn học chủ yếu là tiếng Mông Cổ, đây là cách bảo vệ ngôn ngữ thiểu số theo quy định của Hiến pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, vào tháng 7 năm nay, chính quyền Bắc Kinh đã ra lệnh bắt đầu từ tháng 9 sẽ đổi mới phương pháp giáo dục, và ngôn ngữ Mông Cổ sẽ được thay đổi thành môn học tiếng Mông Cổ. Theo cách này, khi các em học sinh, sinh viên vì để phát triển và tìm kiếm công việc trong tương lai, các em sẽ dần quên tiếng Mông Cổ, và cuối cùng ngôn ngữ này sẽ biến mất, văn hóa Mông Cổ cũng sẽ biến mất. Đây là thủ đoạn đồng hóa biên giới của ĐCSTQ.

Nhân tố chủ yếu nhất khiến ĐCSTQ vội vàng muốn xóa bỏ văn hóa Mông Cổ ở Nội Mông, là do đất nước Mông Cổ (chính quyền Trung Quốc gọi là Ngoại Mông) đang dần từ bỏ nền giáo dục dựa trên tiếng Nga ở đất nước họ. Ước tính đến năm 2025, chính sách sử dụng tiếng Mông Cổ làm quốc ngữ sẽ được khôi phục hoàn toàn ở Mông Cổ. Nếu Nội Mông tiếp tục dạy bằng tiếng Mông Cổ, ĐCSTQ lo lắng rằng sẽ xảy ra phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông, đến lúc đó thì họ sẽ không thể nào dập tắt được.

Mặc dù chỉ có hơn 3 triệu người Mông Cổ ở Ngoại Mông nhưng họ chiếm đa số tuyệt đối, vùng đất này rộng hơn Nội Mông 380.000 km vuông. Còn ở Nội Mông, sau mấy trăm năm người Hán di cư vào đồng cỏ, dân số hiện đã đảo ngược, với gần 20 triệu người Hán, người Mông Cổ và người Mãn Châu đã trở thành thiểu số. Do đó, ĐCSTQ cho rằng cuộc nổi dậy của Nội Mông là không thể thành công. Vì vậy, nó mới thúc đẩy mạnh mẽ việc giảng dạy tiếng Trung trong giáo dục. Một khi người Nội Mông từ bỏ việc sử dụng tiếng Mông Cổ thì cơ hội để họ hợp nhất với Ngoại Mông sẽ bị giảm đi rất rất nhiều.

Thứ hai, trong vài thập kỷ trước, nền kinh tế của Nội Mông tốt hơn nhiều so với Ngoại Mông, do đó, phong trào thống nhất Nội Mông và Ngoại Mông đã rơi vào ngõ cụt. Nhưng hiện tại, cả trong và ngoài Bắc Kinh đều gặp khốn khó, đất hiếm ở Nội Mông đã phải giảm mức sản xuất vì cuộc chiến tranh thương mại, dẫn đến nền kinh tế Nội Mông trở nên suy thoái. Sự kết hợp của những yếu tố này đã làm lung lay nền tảng cai trị của ĐCSTQ ở Nội Mông. Do đó, khi ĐCSTQ thúc đẩy giáo dục toàn diện bằng tiếng Hán mới càng khiến người dân Mông Cổ phản ứng mạnh mẽ như vậy.

Quan sát tình hình hiện nay có thể thấy, cuộc nổi dậy ở Nội Mông sẽ chỉ như một tia lửa chợt lóe. Tuy nhiên, nếu ĐCSTQ không thể cải thiện nền kinh tế trong nước thì Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông sẽ là những nơi đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi nền kinh tế. Như Mao Trạch Đông đã nói, "biên giới bao quanh bởi chính quyền trung ương có lợi cho cách mạng”, vậy nên nếu ĐCSTQ không thể duy trì ổn định ở biên cương, sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc sẽ không còn xa.

Người Tây Tạng tham gia quân đội Ấn Độ

Xung đột biên giới Trung - Ấn vẫn đang tiếp diễn, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước tiến hành hội đàm ở Moscow, ông Putin muốn là người kết nối nhưng kết cục không có hậu. Trong cuộc xung đột gần đây nhất, Ấn Độ đã nổ súng. Cả hai bên đều có ý kiến ​​riêng và chỉ trích đối phương. Trong một video ghi lại hiện trường của cuộc xung đột vào cuối tháng trước đã xuất hiện lá cờ Sư tử tuyết sơn đại diện cho nền độc lập của Tây Tạng. Lực lượng này có 3.000 người và được gọi là "Lực lượng đặc chủng biên giới" của Ấn Độ. 80% thành viên được chiêu mộ là người Tây Tạng, họ chạy sang Bắc Ấn Độ và đến gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Sự xuất hiện của lực lượng vũ trang Tây Tạng này thực sự khiến ĐCSTQ sợ hãi.

Những người Tây Tạng bị Quân đội Giải phóng Nhân dân ĐCSTQ đánh bại năm 1958 giờ đã rất dũng cảm, họ không còn yếu nhược nữa. Người Tây Tạng ôm hoài bão phục quốc mà tham gia cuộc chiến này, khiến cho xung đột biên giới Trung - Ấn càng trở nên phức tạp.

Theo thống kê, trước năm 2000, mỗi năm có 3.000 người Tây Tạng chạy trốn khỏi Tây Tạng đến Ấn Độ, sau năm 2000, con số này giảm xuống còn 100 người. Địa lý của Tây Tạng tương đối đặc biệt và không dễ để sinh tồn trên cao nguyên, do đó, ĐCSTQ không thể sử dụng phương thức di dân người Hán đến biến người dân Tây Tạng thành dân tộc thiểu số, và chỉ dựa vào cách đàn áp thì không thể khiến người Tây Tạng nghe lời.

ĐCSTQ không thể một tay che trời trên Biển Đông, cao nguyên phía tây có chiến tranh (xung đột với Ấn Độ), phía bắc cũng loạn lạc không yên (biểu tình ở Nội Mông), nếu tính cả tình hình eo biển Đài Loan thì hiện nay ĐCSTQ quả là đang rơi vào hoàn cảnh tứ bề khốn đốn.

Tác giả: Hồng Bác Học (Hong Boxue)

(Bài viết được đăng li theo s cho phép ca Taiwan People News)

Quan đim th hin trong bài viết là ý kiến ca tác gi và không nht thiết phn ánh quan đim ca NTD Vit Nam.

Đông Phương

Theo secretchina.com

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc lo lắng về sự hợp nhất của Nội và Ngoại Mông