Chính quyền Trung Quốc 'đánh lận con đen', dùng từ khác thay cho 'phong tỏa'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Kể từ ngày 31/7, thành phố Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã ấn “nút tạm ngừng” và rơi vào trạng thái chẳng khác gì "phong tỏa thành phố". Các nhà chức trách Trung Quốc bị cáo buộc là cố tình né tránh sử dụng từ “phong tỏa” hay “đóng cửa”, thay vào đó họ tuyên bố "tăng cường kiểm soát giao thông để phòng chống dịch bệnh". Ở Trịnh Châu, Hà Nam còn xuất hiện danh từ mới là “quản lý theo vòng khép kín”.

Tính đến 23 giờ ngày 8/8, Dương Châu có 2 khu vực nguy cơ cao và 83 khu vực có nguy cơ, với tổng số hơn 300 ca nhiễm cộng đồng. Nhưng ngoại giới cho rằng số ca nhiễm thực tế cao hơn. Theo tờ Nhật báo Dương Châu, cách đây vài ngày, Chủ tịch tỉnh Giang Tô - ông Ngô Chính Long (Wu Zhenglong) cho biết "dịch bệnh ở Dương Châu đang trong thời kỳ bùng phát tập trung".

Cư dân Dương Châu: Toàn thành phố đã bị đóng cửa

Một nhân viên khách sạn ở trung tâm thành phố Dương Châu lấy bí danh là Vương Cường (Wang Qiang) nói với phóng viên The Epoch Times rằng, Dương Châu đã bị phong tỏa, tình hình dịch bệnh rất nghiêm trọng, mỗi ngày đều có thêm các khu vực dịch bệnh nguy cơ vừa và cao. “Hiện đây là nơi có dịch bệnh nguy hiểm nhất toàn quốc (Trung Quốc)”.

Vương Cường làm việc ở Dương Châu, anh định về quê nhưng hiện tại lại đang mắc kẹt trong khách sạn. Anh cho biết, có rất nhiều người chuyển tàu ở đường sắt cao tốc Dương Châu, nhưng sau khi xuống tàu này thì không lên được tàu kia và bị mắc kẹt ở đây. "Tình huống này cũng không ít, tôi gặp mấy vụ rồi, không chuyển tàu được".

"Bây giờ không thể đi đến các thị trấn và thành phố ngoại ô Dương Châu; các đường cao tốc đều bị đóng cửa, đường sắt cao tốc cũng đều ngừng hoạt động; từ làng này qua làng khác đều có chướng ngại vật, thì đi thế nào được? Bạn có muốn cũng không đi được, đi bộ cũng không ra ngoài được. Máy bay cũng đã ngừng bay”, anh Vương cho biết.

Anh dự kiến tình trạng này sẽ kéo dài ít nhất một tháng, vì vậy anh đã nhiều lần cảnh báo người bên ngoài không nên đến Dương Châu. "Nếu bạn đến đây thì không thể rời đi. Kể cả nếu ở đây gỡ bỏ phong tỏa thì khi bạn quay trở về cũng bị cách ly ít nhất 14 +7 ngày".

Trong mắt người dân địa phương ở Dương Châu, việc Dương Châu nhấn "nút tạm ngừng" vào ngày 31/7 chẳng khác nào đóng cửa toàn thành phố.

Chính quyền Dương Châu: ‘Tăng cường kiểm soát giao thông’ chứ không phải ‘đóng cửa thành phố’

Theo các trang mạng ở Giang Tô, vào ngày 31/7, đội kiểm soát giao thông của Nhóm lãnh đạo Phòng chống dịch bệnh tỉnh Giang Tô đã ban hành thông báo khẩn cấp rằng, sân bay Dương Thái đã đình chỉ toàn bộ các chuyến bay nội địa đến và rời Dương Châu; đóng cửa các lối ra vào của 20 trạm thu phí đường cao tốc quanh Dương Châu; xe buýt đô thị, taxi, dịch vụ gọi xe trực tuyến và xe quá giang ngừng hoạt động; đóng cửa tất cả các bến phà liên tỉnh ở Dương Châu.

Vào ngày 7/8, Dương Châu tổ chức Họp báo lần thứ 9 về Phòng chống Dịch bệnh, thông báo về việc triển khai quản lý "hai mã và hai giấy phép" đối với cư dân trong các khu dân cư bị quản lý khép kín. "Hai mã" là mã sức khỏe và mã lịch sử di chuyển, và "hai giấy phép" là giấy thông hành mùa dịch và giấy chứng nhận xét nghiệm axit nucleic trong vòng 48 giờ. Đồng thời, thực hiện nghiêm túc một lối ra cho mỗi một khu chung cư (hoặc thôn làng), phong tỏa tất cả các lối đi khác.

Vũ Hán chưa phong tỏa, nhưng cổng khu dân cư bị hàn cứng

Dịch bệnh gần đây ở Vũ Hán, Hồ Bắc cũng được cho là nghiêm trọng, nhưng không có báo cáo về việc phong tỏa. Bà Lưu ở quận Vũ Xương, Vũ Hán, nói với phóng viên The Epoch Times rằng khu chung cư nơi gia đình bà sinh sống đã bị đóng cửa, cánh cổng bị khóa bằng xích sắt và có người đứng canh gác; còn một khu chung cư khác ở Khu Phát triển Công nghệ Mới Đông Hồ Vũ Hán thì cổng bị hàn chết cứng.

Trịnh Châu thực hiện ‘quản lý theo vòng khép kín’

Một khu vực có dịch bệnh nghiêm trọng khác là thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Sau trận lụt hôm 20/7, tình hình dịch bệnh ở Trịnh Châu cũng leo ​​thang nhanh chóng.

Tính đến 11h trưa ngày 8/8, Trịnh Châu có 25 khu vực có nguy cơ và 1 khu vực nguy cơ cao.

“Nếu dịch bệnh vẫn không kiểm soát được, không loại trừ khả năng Trịnh Châu sẽ bị đóng cửa”, một người làm truyền thông địa phương ở Trịnh Châu nói với trang báo điện tử 21st Century Business Herald.

Ngày 6/8, thành phố Trịnh Châu ban hành Thông báo số 18, yêu cầu các khu chung cư (hoặc thôn làng) trên toàn thành phố thực hiện “quản lý theo vòng khép kín”. Tức là cư dân ở các khu vực có nguy cơ và nguy cơ cao "không được bước chân ra khỏi nhà", cư dân các khu còn lại "không rời khỏi thành phố trừ khi cần thiết"; đình chỉ các tuyến vận chuyển hành khách; tạm ngừng các chuyến thăm tới các cơ sở như viện dưỡng lão; tạm đóng cửa các địa điểm tổ chức hoạt động tôn giáo; nghiêm cấm ăn uống tại các hàng quán, tạm thời đóng cửa kinh doanh các ngành nghề không thiết yếu, v.v.

Trang mạng Đại Hà (Dahe) do Ban tuyên truyền Tỉnh ủy Hà Nam quản lý nói rằng, mục đích của “quản lý theo vòng khép kín” là để kiểm soát chính xác người dân ở những nơi có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, và nó là khái niệm khác với “đóng cửa/phong tỏa thành phố”.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Trung Quốc 'đánh lận con đen', dùng từ khác thay cho 'phong tỏa'