Chính quyền Bắc Kinh lấy toàn cầu hóa làm vũ khí: 5 nhân tố chính can thiệp vào phương Tây

Giúp NTDVN sửa lỗi

Việc virus Corona Vũ Hán bùng phát trên toàn cầu đã làm cho phương Tây suy nghĩ lại mối quan hệ với ĐCSTQ. Các học giả Mỹ cho rằng với việc toàn cầu hóa kinh tế, ĐCSTQ đang có âm mưu xuất khẩu nền chuyên chế trong nước ra quốc tế, dùng hình thức "chuyển đổi, ép buộc hoặc tham nhũng" để phá hủy nền dân chủ phương Tây.

Ngày 3/6, trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với người dẫn chương trình Newsmax TV và cựu phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer, Tổng thống Mỹ cho biết, các tổ chức toàn cầu hóa đã bắt tay với ĐCSTQ để giúp họ trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới và gây tổn hại cho các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Tổng thống Trump nói rằng ĐCSTQ đã “cướp bóc” của Hoa Kỳ suốt 30 năm qua.

Ông Trump nói: "Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là một thảm họa trong việc xử lý các vấn đề của Bắc Kinh. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng tương tự như thế, và hiện tại chúng tôi đã chính thức rút khỏi tổ chức này".

Vào tháng 10/2018, The Epoch Times đã đăng một loạt bài bình luận với tiêu đề "Ma quỷ đang thống trị thế giới của chúng ta". Trong đó có một bài chuyên biệt viết về vấn đề toàn cầu hóa giống với điều mà Tổng thống Trump đã nhắc đến. Ngày càng có nhiều học giả phương Tây bắt đầu nghiên cứu về ĐCSTQ và những vấn đề mà chính quyền Bắc Kinh đã gây ra cho thế giới.

Matt Schrader là nhà nghiên cứu ở đồi Capitol Hill, và là tác giả của bài nghiên cứu “Bạn và Thù: Một bộ khung giúp bạn hiểu rõ cách ĐCSTQ can thiệp vào chính trị của các nước dân chủ” (Friends and Enemies: A Framework for Understanding Chinese Political Interference in Democratic Countries).

Ngày 5/6, tờ Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) đã đăng một bài bình luận của ông Schrader, trong đó ông đã phân tích các đặc điểm của Trung Quốc trong việc can thiệp vào nền dân chủ phương Tây và nêu ra 5 nhân tố có mối liên hệ mật thiết được chính quyền Bắc Kinh áp dụng. Ông cũng kêu gọi các nước dân chủ đoàn kết lại và chung tay ngăn chặn việc ĐCSTQ sử dụng toàn cầu hóa để can thiệp vào tiến trình dân chủ.

1. Vũ khí hoá nền kinh tế của Trung Quốc để ép các quốc gia khác phải cúi đầu

Trong bài viết của mình, ông Schrader nói rằng kim tiền là công cụ mạnh nhất để ĐCSTQ thu hút và dụ dỗ những người đi theo. Nếu như Trung Quốc không nằm ở vị trí trung tâm trong dòng chảy của hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu, thì ĐCSTQ sẽ không thể thay đổi được các chính sách chính trị của các quốc gia khác.

Các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Lowy phát hiện ra rằng, năm 2001, hơn 80% các quốc gia có lượng giao dịch với Hoa Kỳ nhiều lơn lượng giao dịch với Trung Quốc. Nhưng đến năm 2018, con số này đã giảm xuống chỉ còn 30%. Năm 2001 là năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Với sự phát triển của nền kinh tế Trung Quốc, không có gì lạ khi ĐCSTQ sử dụng các thủ đoạn kinh tế để buộc các chính phủ phương Tây phải cúi đầu. Năm 2010, chính quyền Trung Quốc đã không hài lòng với sự lựa chọn của Ủy ban Nobel Na Uy về người đoạt giải Nobel Hòa bình, do đó họ đã đình chỉ việc nhập khẩu cá hồi Na Uy trong suốt 7 năm liền. Ông Schrader phân tích chỉ ra rằng Ủy ban Nobel không phải là một cơ quan chính phủ, nhưng chính phủ và các doanh nghiệp Na Uy lại bị ĐCSTQ trừng phạt. Hình thức trừng phạt tập thể này là một đặc trưng của ĐCSTQ trong việc nhắm vào những người hoặc tổ chức được nó cho là kẻ thù, mục đích là để cảnh cáo họ hãy tự kiểm điểm bản thân.

Ông Schrader viết: ‘Hiện nay, các chính phủ và các công ty trên khắp thế giới đều biết rằng nếu họ đi chệch khỏi quỹ đạo của chính quyền Bắc Kinh, họ sẽ phải gánh chịu những hậu nghiêm trọng, ĐCSTQ sẽ đánh thẳng vào nền kinh tế của họ. Vậy nên, im lặng và nghe lời thì mới đạt được lợi ích".

2. "Nói lời hay về Trung Quốc": ĐCSTQ kiểm soát quyền tự do ngôn luận và giảm bớt những ý kiến bất đồng

Ông Schrader cho rằng chính quyền Trung Quốc đã sử dụng vũ khí kinh tế để buộc xã hội dân chủ phương Tây phải cúi đầu và chỉ được phép bàn luận về ĐCSTQ theo một bộ mà họ đã soạn ra. Vì nếu một thế giới chỉ toàn nói những điều mà ĐCSTQ thấy hài lòng, thì thế giới đó sẽ có ít những phần tử chống lại ĐCSTQ.

Ông cũng đưa ra một ví nổi bật chuyên xu nịnh lấy lòng ĐCSTQ, đó là Hollywood. Năm 1997, Hollywood đã phát hành ba bộ phim gây bất lợi cho hình ảnh của ĐCSTQ, trong đó có một bộ phim tên là “Seven Years in Tibet” (Bảy năm ở Tây Tạng). Sau đó, chính quyền Bắc Kinh đã ngừng chiếu tất cả các bộ phim của Hollywood ở Trung Quốc, và cảnh báo rằng việc chiếu những bộ phim như vậy sẽ gây nguy hiểm cho việc kinh doanh của Điện ảnh Hoa Kỳ ở thị trường Trung Quốc, kể cả dự án Công viên giải trí Disneyland Thượng Hải.

Cuối cùng, Hoa Kỳ phải cử ông Henry Kissinger đi giải quyết vụ việc này, và kể từ đó Hollywood đã không sản xuất bất kỳ bộ phim nào có miêu tả tiêu cực về Trung Quốc. Họ đã sửa lại kịch bản bộ phim “Red Dawn" (Bình minh đỏ) và coi các quốc gia khác như kẻ thù ẩn náu giả định để lấy lòng ĐCSTQ. Thậm chí nhiều bộ phim khác còn rất tích cực để đưa một Trung Quốc đẹp đẽ lên màn ảnh.

3. Lôi kéo giới tinh hoa chung thuyền với ĐCSTQ, vươn móng vuốt đỏ ra toàn cầu

Ông Schrader phát hiện rằng, ĐCSTQ còn dùng các thủ đoạn như đào tạo, kết nạp và cưỡng ép giới tinh hoa tham gia vào việc duy trì sự cai trị độc tài của họ lên 1,3 tỷ dân. Dùng lời của ĐCSTQ mà nói thì những “người bạn" hay “bạn bè lâu năm" này chính là những tinh anh tuân theo sự lãnh đạo của đảng, còn “kẻ thù" là những kẻ chuyên thách thức quyền thống trị của đảng. ĐCSTQ đang cố gắng đoàn kết lực lượng để chia rẽ kẻ thù và buộc các nhà bất đồng chính kiến ​​đang ẩn mình trong giới tinh hoa phải xem xét lại cái giá của việc chống lại chính quyền.

Ông Schrader cho biết ĐCSTQ đặc biệt nhắm vào các công ty tư nhân, doanh nhân, trí thức và học giả hàng đầu để đào tạo và kết nạp nhân tài. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhóm người tinh hoa này chính là những người tiến vào xã hội dân chủ phương Tây để giúp Bắc Kinh can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia này, Huawei chính là một ví dụ điển hình.

ĐCSTQ còn ban thưởng hậu hĩnh cho giới tinh hoa ngoại quốc. Các doanh nhân và các chính trị gia nước ngoài sẽ thấy được rằng khi họ giúp ĐCSTQ và tăng cường quan hệ hợp tác kinh doanh, họ sẽ có thể đạt được những cơ hội kinh doanh béo bở, thậm chí còn được bổ nhiệm vào những vị trí vừa “có tiếng” vừa “có miếng” trong ban giám đốc của các công ty lớn ở Trung Quốc.

4. Lợi dụng những người Hoa ở hải ngoại

ĐCSTQ còn dốc toàn lực để lợi dụng người Hoa ở hải ngoại. Ông Schrader chỉ ra rằng, chính sách của ĐCSTQ là tập trung vào phân biệt chủng tộc chứ họ không thực sự xem trọng lòng trung thành của một công dân đối với đất nước, cũng như không cân nhắc đến các nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự hoà hợp xã hội của các quốc gia khác trên thế giới.

Ông Schrader đã đưa ví dụ về một vị tướng quân đội trong ĐCSTQ, người này đã từng nói với những người Hoa đang phục vụ trong Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ rằng "Một giọt máu đào hơn ao nước lã! Các anh có dòng máu Trung Quốc chảy trong huyết quản, các anh hiểu rõ về người Trung Quốc. Vậy nên dù các anh đeo phù hiệu nào trên vai, các anh phải luôn ý thức được gốc gác của mình”.

Một quan chức khác của Trung Quốc phụ trách việc di cư của người Hoa ở nước ngoài đã viết: "... Phải lợi dụng ưu thế của người Hoa ở hải ngoại để vắt kiệt tài sản, kỹ thuật và tài nguyên nhân lực của họ. Có một số người Hoa đã xây dựng được mạng lưới mối quan hệ hữu hảo và mạng lưới thương mại mạnh mẽ cả ở quốc gia họ đang sinh sống và trên khắp thế giới”.

Ông Schrader cho rằng, chính sách khuyến khích "lòng trung thành" của người gốc Hoa ở hải ngoại khiến cộng đồng này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn, đó là họ sẽ luôn phải tìm cách ứng phó với hậu quả do nạn phân biệt chủng tộc người gốc Á mang lại.

5. Chế định kiểu mẫu độc tài để phù trợ chính phủ chuyên chế

Việc nền kinh tế của Trung Quốc toàn cầu hoá đã giúp cho vòi bạch tuộc của nó vươn đến mọi ngóc ngách trên toàn thế giới. Sự hiện diện của đám người tay chân phục vụ cho ĐCSTQ đã góp phần vào việc thúc đẩy giới tinh hoa ở các nước khác công nhận và hành động theo thể thức độc tài.

Ông Schrader đề cập đến việc năm 2016, ĐCSTQ đã phê chuẩn cho các ngân hàng Trung Quốc cung cấp hàng tỷ đô-la Mỹ để giúp vụ án tham nhũng 1MDB ở Malaysia thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Vụ án này có liên quan đến Thủ tướng Malaysia Najib Razak.

Để đáp lại sự giúp đỡ của ĐCSTQ, chính phủ Malaysia lúc đó đã dự định phê duyệt dự án cơ sở hạ tầng “một vành đai, một con đường" trị giá hàng chục tỷ đô-la Mỹ dành riêng cho các nhà thầu Trung Quốc với những khoản lợi nhuận béo bở. Dù rằng xảy ra các sự kiện như chiến thắng bất ngờ của Liên minh Dân chủ trong cuộc bầu cử ở Malaysia và vụ truy tố ông Najib cùng những người khác sau đó đã khiến cho thoả thuận bị huỷ bỏ, nhưng quy mô của giao dịch và tính chất không hề che đậy của bản thảo thỏa thuận đã chứng tỏ rằng, sức cám dỗ của việc toàn cầu hoá theo kiểu Trung Quốc đối với những nhà độc tài khác trên thế giới là không hề nhỏ.

Các quốc gia dân chủ cần liên hợp và chế định chính sách để đối phó với ĐCSTQ

Dựa trên phân tích về sự bành trướng toàn cầu của chính quyền Bắc Kinh, ông Schrader đề nghị các nước trên thế giới nên cân nhắc kỹ những hậu quả sau đây khi thiết lập chính sách ngoại giao với ĐCSTQ: ĐCSTQ tin rằng việc toàn cầu hóa có mối liên hệ chặt chẽ với sự bành trướng của nó, trật tự do nó sắp đặt mới là trật tự của thế giới, chứ không phải sự tự do; cách thức mà chính phủ Trung Quốc cai trị ở trong nước và khi ra nước ngoài cực kỳ giống nhau, trong trật tự toàn cầu do ĐCSTQ thống trị, sự thao túng và lũng đoạn quyền lực quốc gia từ phía sau sẽ dẫn đến tình trạng kinh khủng hơn nữa.

Cuối cùng, ông Schrader kết luận rằng ĐCSTQ đã lợi dụng toàn cầu hóa để can thiệp vào hệ thống dân chủ phương Tây, đây cũng là lý do tại sao một số nhân sĩ trong chính phủ Hoa Kỳ hiện đang nỗ lực để đẩy nhanh quá trình tách rời nền kinh tế khỏi Trung Quốc.

Ông Schrader khẳng định rằng để đảm bảo cho hạnh phúc, tự do và lợi ích của việc toàn cầu hóa, các nhà hoạch định chính sách ở các nước dân chủ trên thế giới cần phải hợp tác chặt chẽ với nhau. Ông cho rằng để việc toàn cầu hóa không bị ĐCSTQ lợi dụng, thì các nước dân chủ phải đoàn kết thông qua các nỗ lực chung giữa chính phủ, doanh nghiệp, giới học thuật, khoa học và kỹ thuật.

Lý Tịnh
Theo Epoch Times

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Chính quyền Bắc Kinh lấy toàn cầu hóa làm vũ khí: 5 nhân tố chính can thiệp vào phương Tây