Các tin tặc nghi của ĐCSTQ đã tấn công Vatican, công ty an ninh mạng Hoa Kỳ cho biết

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một nhóm tin tặc được cho là có liên quan đến Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) gần đây đã tấn công Vatican và các tổ chức Công giáo khác, theo một báo cáo mới từ công ty bảo mật Hoa Kỳ.

Hôm 28/7, công ty an ninh mạng Hoa Kỳ Insikt Group đã công bố một báo cáo (pdf) về cách RedDelta, “một nhóm hoạt động đe dọa do nhà nước Trung Quốc bảo trợ”, nhắm đến Vatican, Giáo phận Công giáo Hong Kong và các tổ chức khác liên quan đến Giáo hội Công giáo từ đầu tháng 5 này năm.

Báo cáo của Insikt chỉ ra một ví dụ về các cuộc tấn công. Trong một tài liệu, “được coi là một bức thư chính thức của Vatican gửi cho người đứng đầu Phái đoàn Nghiên cứu Hong Kong tới Trung Quốc”, cấp thêm PlugX, một chương trình phần mềm độc hại, cho phép tin tặc kiểm soát hoàn toàn hệ thống máy tính của mục tiêu nhắm đến.

Các phần mềm độc hại khác, chẳng hạn như Poison Ivy và Cobalt Strike, cũng được triển khai để xâm nhập vào hệ thống của mục tiêu.

Các cuộc tấn công mới này đã sử dụng cơ sở hạ tầng, công cụ và nạn nhân tương tự như của Mustang Panda, một nhóm hoạt động đe dọa khác có trụ sở tại Trung Quốc, nhưng có những đặc điểm riêng biệt.

Báo cáo nêu: “Vì mục tiêu của RedDelta nhắm vào các tổ chức phù hợp với lợi ích chiến lược của Trung Quốc, sử dụng công cụ chia sẻ truyền thống được dùng bởi các nhóm có trụ sở tại Trung Quốc và chồng chéo với một nhóm hoạt động đe dọa do nhà nước Trung Quốc bảo trợ, Insikt Group tin rằng nhóm có thể hoạt động thay mặt của chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC)”.

ĐCSTQ phủ nhận cáo buộc

Hôm thứ Tư, phát biểu tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nói rằng Trung Quốc là một “người bảo vệ trung thành” về an ninh mạng.

Wang cho biết, khi điều tra các sự kiện mạng, bằng chứng cần thiết hơn là phỏng đoán.

Bắc Kinh thường xuyên phủ nhận họ tham gia vào bất kỳ nỗ lực hack nào được nhà nước hậu thuẫn, và nói rằng họ là nạn nhân của những mối đe dọa như vậy.

Người phát ngôn của Vatican không có bình luận ngay lập tức. Phái đoàn nghiên cứu Hong Kong đã không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Thỏa thuận giữa ĐCSTQ-Vatican

Những cuộc tấn công này đã diễn ra trước các cuộc đàm phán lại “Thỏa thuận tạm thời giữa Tòa thánh và Trung Quốc”, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Chín.

Vụ hack được báo cáo sau cuộc gặp cực kỳ hiếm hoi giữa Bắc Kinh và Bộ trưởng Ngoại giao của Vatican hồi đầu năm nay tại Đức, đánh dấu cuộc gặp chính thức cấp cao nhất giữa hai bên trong nhiều thập kỷ.

Một phó tế Công giáo Trung Quốc cầm một cuốn kinh thánh trong Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá trong Tuần Thánh Phục sinh tại một nhà thờ ngầm hoặc hoặc không chính thức, gần nhà thờ Gia Thạch, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, vào ngày 9/4/2017.
Một phó tế Công giáo Trung Quốc cầm một cuốn kinh thánh trong Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá trong Tuần Thánh Phục sinh tại một nhà thờ ngầm hoặc hoặc không chính thức, gần nhà thờ Gia Thạch, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, vào ngày 9/4/2017. (Kevin Frayer / Getty Images)

Insikt Group tin rằng, “sự xâm nhập khả nghi vào Vatican sẽ mang lại cho RedDelta cái nhìn sâu sắc về vị trí đàm phán của Tòa thánh trước thỏa thuận đổi mới tháng 9/2020. Việc nhắm mục tiêu của Phái đoàn Nghiên cứu Hong Kong và Giáo phận Công giáo cũng có thể cung cấp một nguồn thông tin tình báo quý giá cho cả việc giám sát các mối quan hệ của giáo phận với Vatican và vị trí của nó đối với phong trào dân chủ Hong Kong giữa các cuộc biểu tình lan rộng và luật an ninh quốc gia Hong Kong áp dụng gần đây”.

Mục tiêu của các cuộc tấn công cũng bao gồm Viện Giáo hoàng về Sứ mệnh Nước ngoài (PIME) ở Ý và người đứng đầu Phái đoàn Nghiên cứu Hong Kong tới Trung Quốc, “vị trí mà người tiền nhiệm được coi là đóng vai trò quan trọng trong thỏa thuận năm 2018”.

Báo cáo nều: “Mục tiêu của các thực thể liên quan đến nhà thờ Công giáo có khả năng là mục tiêu của ĐCSTQ trong việc củng cố quyền kiểm soát đối với nhà thờ Công giáo 'ngầm', 'tôn giáo tội lỗi' ở Trung Quốc, và làm giảm ảnh hưởng của Vatican trong cộng đồng Công giáo Trung Quốc”.

Trong thỏa thuận năm 2018, Giáo hoàng Francis tán thành tính hợp pháp của các giám mục do Bắc Kinh bổ nhiệm. Sau khi phá vỡ quan hệ với Vatican năm 1951, ĐCSTQ đã khăng khăng đề cử các giám mục riêng của mình, bất chấp truyền thống của Vatican rằng các giám mục chỉ có thể được chấp thuận với sự đồng ý của Giáo hoàng.

Điều này đã không cải thiện tình hình cho người Công giáo ở Trung Quốc, Benedict Rogers, trưởng nhóm Đông Á trong tổ chức nhân quyền Christian Solidarity Worldwide (CSW), cho biết trong một hội thảo gần đây.

Ông Rogers nói: “Khi nói về tôn giáo, hay tôn giáo và tín ngưỡng, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đang nhìn thấy tình huống tồi tệ nhất, những cuộc đàn áp tồi tệ nhất, thực sự kể từ Cách mạng Văn hóa”.

Văn Thiện

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các tin tặc nghi của ĐCSTQ đã tấn công Vatican, công ty an ninh mạng Hoa Kỳ cho biết