Các thành phố Trung Quốc ngập lụt nghiêm trọng hơn vì đập Tam Hiệp xả lũ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dẫn lời các quan chức chính phủ, kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin rằng vào ngày 29/6 đập Tam Hiệp đã xả lũ. Tốc độ xả trung bình là 35.000 mét khối mỗi giây (khoảng 554,76 triệu gallon mỗi phút).

Ngày 29/6, mưa lớn vẫn tiếp tục diễn ra tại hàng chục thành phố Trung Quốc, dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng. Nhưng không giống như các lần thiên tai lớn trước đây, cho đến nay không có quan chức cấp cao nào trong chính quyền Trung Quốc đến thị sát các khu vực bị ảnh hưởng.

Hơn nữa, đập Tam Hiệp và các hồ chứa khác lại xả lũ, khiến các thành phố lân cận bị ngập lụt nghiêm trọng hơn. Đập Tam Hiệp ở tỉnh Hồ Bắc và nằm trong khu vực thượng lưu của sông Dương Tử.

Chẳng hạn như tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, nơi đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát, nước lũ đã dâng lên qua nóc ô tô.

Theo dự báo khí tượng thuỷ văn, trong 10 ngày tới, khu vực sông Dương Tử sẽ có mưa nhiều hơn. Các nhà thủy văn trước đây từng cảnh báo rằng nếu xả lũ từ đập Tam Hiệp thì tất cả khu vực hạ lưu sông Dương Tử sẽ bị nhấn chìm.

Xả lũ

Dẫn lời các quan chức chính phủ, kênh truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đưa tin rằng vào ngày 29/6 đập Tam Hiệp đã xả lũ.

Tốc độ xả trung bình là 35.000 mét khối mỗi giây (khoảng 554,76 triệu gallon mỗi phút).

Cùng ngày, Sở Thủy lợi tỉnh Hồ Bắc cũng tuyên bố rằng sở này đã cho phép xả lũ từ 1.081 hồ chứa của địa phương do mực nước tại các hồ chứa này vượt quá giới hạn cảnh báo.

Sở này cũng cho biết rằng trong số các hồ chứa này, có 8 hồ có kích thước lớn với dung lượng lưu trữ hơn 100 triệu mét khối (26,4 nghìn tỷ gallon); 28 hồ có kích thước trung bình, với dung lượng lưu trữ hơn 10 triệu mét khối (2,6 nghìn tỷ gallon); và 1.045 kích thước nhỏ.

Ngày 29/6, thành phố Vũ Hán bị ngập lụt nghiêm trọng do mực nước sông Dương Tử cao [sông Dương Tử chảy qua thành phố này] và mưa lớn.

Kênh truyền thông nhà nước Hubei Jingshi đưa tin rằng nước lũ dâng cao đến tầng 1 của các toà nhà cao tầng ở các khu phố tại thành phố Vũ Hán. Ngoài ra, ngày 29/6, các quận Qiaokou, Wuchang, Hongshan và Gaoxin đã phải đóng cửa 35 tuyến đường do nước lũ sâu.

Nhiều thành phố ở tỉnh Hồ Bắc bị ngập lụt

Hãng tin CCTV của nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng vào tối 27/6 tại thành phố Quảng Thủy, nước lũ dâng cao đến mức mọi người không thể ra khỏi xe ô tô hoặc nhà của mình.

Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa công bố bất kỳ thông tin nào về thiệt hại về người trong trận lũ lụt lần này, nhưng người dân địa phương đã chia sẻ một video trên mạng xã hội ghi hình một người phụ nữ đã chết vì bị nước lũ cuốn trôi.

Vào ngày 27/6, giới chức từ các thành phố Yichang, Xiangyang, Jingmen, Xiaogan, Huanggang, Enshi và Shennongjia đã báo cáo về tình hình lũ lụt. Theo báo cáo, khoảng 7,005 người đã buộc phải rời bỏ nhà của họ và khoảng 650.000 người khác bị thiệt hại do lũ lụt.

Thứ Hai (29/6), Chính phủ trung ương Trung Quốc đã dự báo rằng, trong nửa đầu tháng Bảy sẽ có mưa lớn hơn tại khu vực thượng lưu của đập Tam Hiệp.

Vào đầu giờ chiều ngày 30/6, giới chức thành phố Xinyang thuộc tỉnh Hà Nam, thành phố Thạch Gia Trang thuộc tỉnh Hà Bắc, quận Hengdong thuộc tỉnh Hồ Nam và các khu vực khác cũng báo cáo có lũ lụt tại những địa khu này.

Lãnh đạo Trung Quốc không đề cập đến trận lụt

Trong tháng Sáu, 26 tỉnh trên tổng số 34 tỉnh thành và khu vực Trung Quốc đã báo cáo tình hình lũ lụt tại địa phương. Nhưng không có quan chức chính phủ cấp cao nào đi thị sát các khu vực gặp thiên tai.

Trong những thập kỷ trước, các quan chức chính phủ sẽ đi thị sát tình hình ở các tỉnh gặp thiên tai với mục đích tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ví dụ như trong mùa lũ năm 2016, 2010 và 1998, Thủ tướng Lý Khắc Cần, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo và Chu Dung Cơ đã đến thăm Vũ Hán.

Vào ngày 27/6, một số kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin rằng ông Ôn đã đến gặp giám đốc của Trường Khoa học Trái đất thuộc Đại học Lan Châu ở Bắc Kinh vào ngày 22/6. Được biết, kể từ tháng 10/2019, ông Ôn không tham gia bất kỳ hoạt động đáng chú ý nào.

Giới quan sát về Trung Quốc nhận định rằng việc ông Ôn xuất hiện gần đây tại trường Đại học Lan Châu vốn nổi tiếng về kỹ thuật thủy lực, không phải là một việc ngẫu nhiên.

Trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times, ông Tang Jingyuan, một chuyên gia về Trung Quốc tại Hoa Kỳ cho biết: “Ông ấy muốn gửi một thông điệp rằng ông ấy đang quan tâm đến đập Tam Hiệp”.

Trước khi bước vào sự nghiệp chính trị, ông Ôn là một kỹ sư địa chất trong 17 năm với tấm bằng thạc sĩ ngành địa chất.

Khi còn là thủ tướng, ông Ôn không ủng hộ việc xây dựng đập Tam Hiệp. Vào lễ khánh thành đập tháng 5/2006, hai nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc bấy giờ là ông Ôn Gia Bảo và ông Hồ Cẩm Đào đều không đến tham dự.

Hiện các nhà lãnh đạo của ĐCSTQ không giải quyết vấn đề thiên tai trên toàn quốc.

Vào ngày 29/6, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tổ chức một cuộc họp bộ chính trị tại Bắc Kinh. Ông Tập không đề cập gì đến trận lụt mà chỉ nói: “Quân đội phải tuyệt đối tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng... Quân đội phải tuyệt đối trung thành, tuyệt đối trong sạch và tuyệt đối đáng tin cậy”.

Đây là lần xuất hiện công khai đầu tiên của ông Tập kể từ hội nghị thượng đỉnh trực tuyến EU-Trung Quốc vào ngày 22/6.

Vào ngày 28/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tổ chức một diễn đàn ngoại thương ở Bắc Kinh. Tại diễn đàn, ông Lý cũng không đề cập gì đến trận lũ lụt, mà chỉ nói rằng “việc duy trì ngoại thương và đầu tư nước ngoài là rất quan trọng” và thất nghiệp là một vấn đề lớn.

Kể từ đầu tháng Sáu, thời điểm dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát lần 2 tại Bắc Kinh, các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ xuất hiện rất ít trước công chúng.

Nguyễn Minh
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Các thành phố Trung Quốc ngập lụt nghiêm trọng hơn vì đập Tam Hiệp xả lũ