Giới khoa học Trung Quốc dùng hình ảnh giống hệt nhau trong hơn 120 nghiên cứu y học đăng trên tạp chí quốc tế

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các nhà khoa học Trung Quốc dường như đã sử dụng những hình ảnh giống hệt nhau trên ít nhất 121 nghiên cứu y học công bố trên các tạp chí quốc tế, được đánh giá ngang hàng. Việc này đặt ra câu hỏi về việc kiểm tra các nghiên cứu khoa học, theo The Wall Street Journal (WSJ) đưa tin hôm Chủ nhật (5/7).

Phát hiện này đã dấy lên mối nghi ngờ về việc kiểm tra được thực hiện bởi các tạp chí khoa học quốc tế. Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi cộng đồng khoa học cố gắng giải mã các báo cáo y tế từ những bài báo kém chất lượng để tìm cách ngăn chặn virus Corona Vũ Hán. Dữ liệu và nghiên cứu về virus hiện đang được sản xuất với tốc độ rất nhanh, buộc các tạp chí phải tìm ra những cách sáng tạo để sàng lọc các bài đăng trước khi nó được công chúng sử dụng.

Theo WSJ, các bài báo bị nghi vấn, được xuất bản trong khoảng thời gian 4 năm, viết về các chủ đề khác nhau và thực hiện bởi các tác giả khác nhau đến từ nhiều trường đại học ở Trung Quốc.

Theo WSJ, tất cả các bài báo đã chia sẻ ít nhất một trong những hình ảnh giống nhau. Nhiều người trong số chúng chứa các hình ảnh giống hệt nhau về quần thể tế bào được xoay hoặc cắt để trông khác nhau. Các chú thích hình ảnh tương tự nhau cũng được sử dụng.

Xu hướng này được phát hiện bởi các nhà khoa học, bao gồm Tiến sĩ Elizabeth Bik, một nhà vi trùng học làm việc tại California, người đã tweet vào tháng 2: "Tôi đang rung chuông báo động".

Bik, một cựu nghiên cứu viên y học tại Stanford, người hiện đang dành toàn tâm vào điều tra các hành vi sai trái, cho biết các nhà khoa học đã phát hiện ra hơn 400 bài báo có "bố cục tiêu đề rất giống nhau, bố cục đồ thị và (quan trọng nhất) là cùng bố cục Western blot (một kỹ thuật phân tích)".

Bà viết: "Đây là một nhà máy giấy (#PaperMill) khổng lồ của dữ liệu giả tạo" và nói thêm rằng bà lo ngại có thể có "hàng trăm bài báo nữa".

Một nhà máy giấy (paper mill) là một dịch vụ tạo ra một phần công trình cho các nhà nghiên cứu, và thường được coi là một hình thức gian lận học thuật.

Bik, người đã đưa những phát hiện của mình vào một bảng tính, nói với WSJ rằng các nhà máy giấy đang "làm ô nhiễm phần khoa học của công trình".

"Tôi lo lắng các bài báo này có thể chỉ là là phần nổi của tảng băng trôi."

Theo WSJ, các bài báo đã thông qua quá trình bình duyệt tại 6 tạp chí nghiên cứu quốc tế.

Theo WSJ, tạp chí The European Review for Medical and Pharmacological Sciences đã xuất bản 113 trong số 121 bài báo đó.

Những người bình duyệt của tạp chí này nói với WSJ rằng họ hiện đang yêu cầu các tác giả của nghiên cứu chứng minh rằng họ đã tự sản xuất dữ liệu.

WSJ cũng đã liên lạc với các nhà nghiên cứu đằng sau 121 bài báo. Một số người hứa sẽ hiển thị dữ liệu của họ và một số thì yêu cầu "có thêm thông tin để kiểm tra bài báo của họ và xóa tên của họ”.

Theo WSJ, trong quá khứ một số trường đại học Trung Quốc đã cung cấp phần thưởng tiền tệ khổng lồ cho các nhà nghiên cứu có kết quả được công bố trên các tạp chí uy tín. Không rõ liệu các tác giả của 121 bài báo có nhận được giải thưởng tiền tệ hay không, và Trung Quốc đang thực hiện các bước để tránh xa thực tiễn.

Do ảnh hưởng của đại dịch, nghiên cứu y học về virus đang được sản xuất nhanh hơn bình thường - với tốc độ mà một số nhà nghiên cứu cho là chưa từng có.

Nhiều phát hiện đã được công bố trước khi chúng được các nhà khoa học khác bình duyệt - cho phép nhiều nhà nghiên cứu nhìn thấy và xem xét phát hiện của họ, nhưng cũng có khả năng lan truyền thông tin sai lệch.

Và mặc dù khoa học là quá trình tìm ra nghiên cứu trước đó là không chính xác, một số nhà phê bình lo ngại rằng tốc độ mới này có thể cho phép quá nhiều kết luận và giả định sai lầm được đưa vào nghiên cứu sâu hơn về virus Corona Vũ Hán, cuối cùng khiến các cơ quan y tế đưa ra các bước hướng dẫn sai.

Richard Horton, biên tập viên của tạp chí y khoa danh tiếng của Anh The Lancet, nói với tờ New York Times vào tháng Tư rằng ông nghĩ rằng đại dịch đã thay đổi cách các tạp chí nhìn nhận về bản thân họ.

Ông nói: "Chúng tôi cảm thấy rất rõ ràng rằng chúng tôi đang xuất bản nghiên cứu mà từng ngày vẫn đang hướng dẫn phản ứng quốc gia và toàn cầu đối với virus này".

"Và điều đó vừa nan giải vừa đầy trách nhiệm đáng kể, bởi vì nếu chúng tôi phạm sai lầm trong việc phán xét về những gì chúng tôi công bố, điều đó có thể có tác động nguy hiểm đến tiến trình của đại dịch."

Bik cũng nói với WSJ về nỗi lo lắng của bà về những phát hiện không chính xác đang được chia sẻ do: "Khoa học xây dựng dựa trên khoa học".

Bà nói: "Nó kiểu như viên gạch này xây chồng lên viên khác. Nếu một trong những viên gạch đó không tốt, điều đó có nghĩa là toàn bộ bức tường có thể sụp đổ”.

Văn Thiện

Theo businessinsider



BÀI CHỌN LỌC

Giới khoa học Trung Quốc dùng hình ảnh giống hệt nhau trong hơn 120 nghiên cứu y học đăng trên tạp chí quốc tế