Các đại ngân hàng và cả nền kinh tế Trung Quốc đang trong ‘đại rắc rối’

Giúp NTDVN sửa lỗi

“Đại Ngân hàng” của Trung Quốc đang thực sự gặp “đại rắc rối”, và nếu các ngân hàng lớn gặp khó khăn, thì nền kinh tế Trung Quốc cũng vậy. Những ngày này, hoàn cảnh của các đại ngân hàng và nền kinh tế Trung Quốc là “cùng như một”.

Mọi người trong giới lãnh đạo Bắc Kinh đều biết, việc không chuyển sang một nền kinh tế tiêu dùng có nguy cơ khiến nền kinh tế xảy ra khủng hoảng nợ, và khủng hoảng nợ gây rủi ro cho các ngân hàng.

Năm ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc đã công bố lợi nhuận giảm ít nhất 10% trong nửa đầu năm. Những kết quả tồi tệ này (kết quả của việc tăng dự phòng cho các khoản nợ xấu) là sự sụt giảm lợi nhuận lớn nhất trong ít nhất một thập kỷ qua.

Theo CNBC, “các đại ngân hàng Trung Quốc đã mất hàng tỷ USD lợi nhuận khi các khoản nợ xấu tăng lên trong đại dịch viêm phổi Vũ Hán”.

Triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc vô cùng ảm đạm

Lợi nhuận giảm là một cảnh báo về những rắc rối lâu dài, đặc biệt là bởi vì, trong tất cả các khả năng, các ngân hàng đang đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng của các vấn đề nợ xấu. Hơn nữa, triển vọng đối với các ngân hàng của Trung Quốc rất ảm đạm, bởi vì triển vọng của nền kinh tế Trung Quốc là ảm đạm.

Năm tổ chức này của Trung Quốc - Bộ tứ “đại” ngân hàng là Ngân hàng Công thương Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc và Ngân hàng Trung Quốc; cùng với Ngân hàng Truyền thông - đang gặp khó khăn.

Vấn đề cốt yếu là nền kinh tế Trung Quốc - giống như nền kinh tế của hầu hết các quốc gia khác - đã bị san phẳng bởi những nỗ lực kiểm soát virus Corona Vũ Hán. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) giảm 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong quý đầu tiên của năm nay, theo số liệu chính thức của Cục Thống kê Quốc gia. Trên thực tế, nó đã giảm khoảng hai lần.

Có một sự tăng trưởng trong quý II/2020, được báo cáo chính thức ở mức tăng trưởng 3,2%. Con số đó đã "phóng đại quá mức" về sự phục hồi vốn có. Trên thực tế, nền kinh tế có vẻ như tiếp tục giảm, mặc dù với tốc độ chậm hơn so với quý I.

Năm nay, nếu nền kinh tế Trung Quốc mở rộng, nó sẽ không đạt mức tăng trưởng chính thức của năm 2019 là 6,1%. Hầu hết các nhà phân tích đều dự báo tăng trưởng 1% của Trung Quốc trong năm nay - IMF thường đưa ra dự báo “tươi sáng” hơn là ở mức 1,2%. Tuy nhiên, nhiều nghi vấn cho rằng Bắc Kinh khó có thể đạt được, ngay cả với những ước tính thấp hơn.

Hai động lực chính của tăng trưởng là xuất khẩu và đầu tư, đều không bền vững. Thứ nhất, xuất khẩu hiện đang mạnh nhưng triển vọng còn kém. Được thúc đẩy bởi doanh số bán thiết bị y tế, chúng đã tăng 7,2% trong tháng 7, tốt hơn mức giảm 0,6% dự kiến.

Tại sao có một hiệu suất mạnh mẽ như vậy? “Các nhà máy Trung Quốc đang nhận được trợ cấp xuất khẩu lớn hơn so với trước COVID-19”, Jonathan Bass, Giám đốc điều hành của PTM Images và là một chuyên gia tìm nguồn cung ứng sản phẩm, nói với The National Interest.

Chúng cũng đang được hỗ trợ bởi một đồng NDT yếu, ông cho biết.

Nhiều người cho rằng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ giảm dần trong những tháng tới, đặc biệt là vì nền kinh tế của các thị trường xuất khẩu chính của Trung Quốc - Hoa Kỳ và Liên minh Châu Âu - đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh. So với quý trước, Mỹ giảm 31,7% trong quý II năm nay. EU đã giảm 11,9%.

Doanh số bán thiết bị y tế dự kiến ​​sẽ giảm. Ông Zhang Qingsong, chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, đặc biệt lo lắng về triển vọng của ngành sản xuất cấp thấp do cầu bên ngoài yếu.

Thứ hai, không ai thích ý tưởng rằng Bắc Kinh đang dựa vào chi tiêu của chính phủ để khởi động nền kinh tế, điều mà họ đã làm trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là kể từ cuộc suy thoái năm 2008. Những rủi ro chi tiêu như vậy sẽ trở nên thảm khốc vì liên tục đầu tư vào các tài sản kém hiệu quả và hậu quả là các khoản nợ khó đòi tích tụ.

Nền kinh tế Trung Quốc ‘không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và không bền vững’

Ngay từ năm 2007, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói một câu nổi tiếng rằng nền kinh tế Trung Quốc là “không ổn định, không cân bằng, không phối hợp và không bền vững”. Kể từ đó, ông Ôn và người kế nhiệm Lý Khắc Cường, thủ tướng đương nhiệm, đã cố gắng “tái cân bằng”.

Những nỗ lực của họ đã không thành công. Ngay cả trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng dịch viêm phổi Vũ Hán, quốc gia này đã cạn kiệt khí đốt, gánh khoản nợ gấp 6,7 lần so với mức sản xuất GDP danh nghĩa. Bây giờ, con số đó dường như cao hơn do các kế hoạch chi tiêu đang tăng tốc của Bắc Kinh.

Nỗ lực tái cân bằng gần đây nhất được thực hiện dưới khẩu hiệu phát triển nền kinh tế “lưu thông kép”. Tháng 5/2020, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bắt đầu nói về việc thúc đẩy “lưu thông quốc tế” và “lưu thông nội bộ”.

“Lưu thông nội bộ” là để thúc đẩy tiêu dùng. Các quan chức Trung Quốc "khoe" rằng tiêu dùng chiếm 57,8% tăng trưởng GDP năm ngoái, nhưng tiêu dùng chắc chắn đang giảm.

Doanh số bán lẻ bất ngờ giảm 1,1% trong tháng 7/2020 so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhà phân tích đã dự đoán mức tăng 0,1%. Kết quả kém của tháng 7 theo sau mức giảm 1,8% của tháng 6.

Hiện tại, Bắc Kinh đang thảo luận về triển vọng chi tiêu của người tiêu dùng, chào đón kỳ nghỉ "Tuần lễ vàng" kéo dài 8 ngày sắp tới để kỷ niệm Quốc khánh của đất nước và Tết Trung thu truyền thống, cả hai đều rơi vào ngày 1/10 năm nay.

“Trung Quốc chuẩn bị cho sự bùng nổ du lịch trong ngày Quốc khánh tháng 10”, tờ báo nhà nước Trung Quốc China Daily chính thức đưa tin.

Mặc dù nhiều người sẽ ra đường trong bối cảnh các quan chức trung ương tuyên truyền rằng đất nước đã đánh bại virus Corona Vũ Hán, nhưng vẫn có những lo ngại đối với ngành du lịch. Ông Zhang, Chủ tịch Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc, bày tỏ lo lắng đối với các doanh nghiệp bị ảnh hưởng đặc biệt do tình hình dịch bệnh, như là ngành dịch vụ ăn uống, lưu trú, du lịch và giải trí.

“Chắc chắn tiêu dùng sẽ không phải là động lực kinh tế trong năm nay hoặc năm sau”, chuyên gia Dan Wang của Hang Seng China chia sẻ với CNBC.

“Để tăng tiêu dùng hoặc đóng góp vào tăng trưởng, Trung Quốc sẽ phải thực hiện một số cải cách lớn trong phân phối thu nhập, và một khó khăn lớn khi thực hiện điều đó là cải cách doanh nghiệp nhà nước”, ông Wang nói.

Ý tưởng “cải cách doanh nghiệp nhà nước” của ông Tập Cận Bình là phân bổ nhiều nguồn lực hơn nữa cho các doanh nghiệp kếch xù này, nên việc lấy tiền từ túi các công dân bình thường là không thể tránh khỏi, và do đó hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng.

Khi ông Tập nói về “nền kinh tế chính trị Mác-Lênin” như là con đường đúng đắn duy nhất cho Trung Quốc, liệu ông sẽ áp dụng các bước để đưa nhiều tiền hơn vào tay người tiêu dùng nước này? Câu trả lời chắc hẳn là: Không.

‘Đại Ngân hàng’ của Trung Quốc đang thực sự gặp ‘đại rắc rối’

Mọi người trong giới lãnh đạo Bắc Kinh đều biết, việc “không” chuyển sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng có nguy cơ khiến nền kinh tế xảy ra khủng hoảng nợ, và khủng hoảng nợ gây rủi ro cho các ngân hàng.

Các ngân hàng đang ở trong tình trạng tồi tệ hơn nhiều. Ủy ban Quản lý Ngân hàng và Bảo hiểm Trung Quốc báo cáo rằng vào cuối tháng 6/2020, tỷ lệ nợ khó đòi trung bình của tất cả các ngân hàng thương mại Trung Quốc là 1,94%. Đó là tỷ lệ cao nhất kể từ năm 2009.

Tuy nhiên, các ngân hàng này đã không phải phân loại nhiều các khoản nợ xấu của mình như vậy vì lệnh hoãn trả nợ của chính phủ đối với việc trả lãi và trả nợ gốc. Khi lệnh hoãn trả nợ này kết thúc vào tháng 3 năm sau, tỷ lệ nợ khó đòi chính thức chắc chắn sẽ tăng cao khi người đi vay vỡ nợ.

Tạm hoãn hoặc không tạm hoãn trả nợ, tỷ lệ nợ xấu chắc chắn cao hơn nhiều so với báo cáo.

Nhà kinh tế Anne Stevenson-Yang của J Capital Research có trụ sở tại New York đã nói về các tỷ lệ đó: “Điều đơn giản nhất để nói rằng báo cáo kế toán của Trung Quốc, giống như tất cả các số liệu thống kê của Trung Quốc, là một bài tập hướng tới mục tiêu, không phải là một bản tóm tắt dữ liệu”.

Vấn đề càng phức tạp thêm khi Bắc Kinh tiếp tục tìm đến các tổ chức ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc và yêu cầu họ chuyển nhượng khoản lợi nhuận 219 tỷ USD bằng cách giảm các khoản trả lãi và hoãn trả trong năm nay.

“Các ngân hàng đã được yêu cầu để. . . thực hiện 'dịch vụ quốc gia' ”, chuyên gia Jason Tan của CreditSights, chia sẻ với Squawk Box Asia của CNBC. "Họ đã được yêu cầu hỗ trợ nền kinh tế với chi phí là sức mạnh hoạt động của chính họ".

Trong nền kinh tế ngày càng tập trung quyền lực của Trung Quốc, các ngân hàng nhà nước lớn không có lựa chọn nào khác ngoài việc làm theo những gì mà các nhà cầm quyền chính phủ trung ương yêu cầu họ làm.

Vì vậy, “Đại Ngân hàng” của Trung Quốc đang thực sự gặp “đại rắc rối”. Và nếu các ngân hàng lớn gặp khó khăn, thì nền kinh tế Trung Quốc cũng vậy. Những ngày này, hoàn cảnh của các đại ngân hàng và nền kinh tế Trung Quốc là “cùng như một”.

Tác giả: Gordon G. Chang là một nhà bình luận nổi tiếng và là tác giả của cuốn sách “Sự sụp đổ sắp tới của Trung Quốc”.

Thủy Tiên



BÀI CHỌN LỌC

Các đại ngân hàng và cả nền kinh tế Trung Quốc đang trong ‘đại rắc rối’