Các cột mốc thời gian minh chứng chính quyền Trung Quốc đã che đậy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Mốc thời gian này ghi lại tiến trình bùng phát virus trong giai đoạn đầu ở Trung Quốc và sự che giấu của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Đây cũng là bằng chứng thiết thực về việc các nhà chức trách Trung Quốc đã giảm bớt mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trong nhiều tuần đầu, đồng thời ngăn chặn thông tin quan trọng về căn bệnh Viêm phổi Vũ Hán.

Thời điểm các nhà chức trách Trung Quốc thực hiện biện pháp ngăn chặn đầu tiên là ngày 23/1/2020. Lúc này đã quá muộn, bởi dịch bệnh đã lây lan khắp Trung Quốc và nước ngoài.

Chưa đầy hai tháng sau, dịch bệnh được tuyên bố là đại dịch toàn cầu, hiện đã lan rộng đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Năm 2019

Ngày 17/11:

  • Ca nhiễm bệnh đầu tiên: Bệnh nhân số 0, một người dân Hồ Bắc, 55 tuổi đến, theo tờ South China Morning Post, trích dẫn các tài liệu của chính phủ.

Ngày 1/12:

  • Bệnh nhân số 1: một người đàn ông ngoài 70 tuổi nằm liệt giường sau khi đột quỵ, bị nhiễm virus. Ông không có mối liên hệ nào với chợ hải sản Vũ Hán. Một tuần sau, bệnh nhân số 2 xuất hiện vào ngày 8/12, nhưng ông này được báo cáo là ca nhiễm đầu tiên.

Giữa tháng 12:

  • Bằng chứng đầu tiên về sự lây truyền từ người sang người khi tiếp xúc gần, theo nghiên cứu ngày 29/1.

Ngày 27/12

  • Một phòng thí nghiệm Trung Quốc sắp xếp bộ gen virus từ các mẫu của một bệnh nhân 65 tuổi, và báo cáo lên các quan chức y tế Vũ Hán và chi nhánh Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc tại Vũ Hán.

Ngày 30/12:

  • Bác sĩ Ai Fen, giám đốc khoa cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, chia sẻ báo cáo về một loại virus truyền nhiễm giống SARS trong nhóm đồng nghiệp trên WeChat, một mạng xã hội ở Trung Quốc. Sau đó, bác sĩ Ai Fen bị cấp trên khiển trách vì “lan truyền tin đồn thất thiệt”.
  • Bác sĩ Lý Văn Lượng đồng nghiệp của bác sĩ Ai Fen đã chia sẻ báo cáo với các nhóm bạn học Đại học Y khoa của mình trên WeChat, cảnh báo họ có biện pháp phòng ngừa.
  • Sau đó cùng ngày, Bệnh viện Trung ương Vũ Hán truyền thông báo từ Ủy ban Y tế Vũ Hán nhắc nhở nhân viên y tế không lan truyền thông tin về “bệnh viêm phổi lạ”, hoặc sẽ bị phạt.
  • Ủy ban Y tế Vũ Hán ban hành thông báo khẩn đến các bệnh viện, yêu cầu báo cáo tất cả các “bệnh nhân viêm phổi không rõ nguyên nhân”.

Ngày 31/12:

  • Ủy ban Y tế Vũ Hán xác nhận 27 bệnh nhân “viêm phổi lạ”, nhưng nói bệnh này “có thể phòng ngừa và kiểm soát”. Họ cũng nói rằng không có nhân viên y tế bị lây nhiễm và không có bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người.
  • Chính quyền Trung Quốc thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về dịch bệnh.

Năm 2020

Ngày 1/1:

  • Chính quyền đóng cửa chợ hải sản Hoa Nam. Họ cho rằng khu chợ có thể là ổ dịch gây bùng phát.
  • Một quan chức của Ủy ban Y tế tỉnh Hồ Bắc yêu cầu công ty nghiên cứu gen ngừng thử nghiệm các mẫu virus và tiêu hủy tất cả các mẫu hiện có.
  • Cảnh sát địa phương triệu tập tám nhân viên y tế Vũ Hán, những người đã chia sẻ thông tin về virus trên mạng xã hội và khiển trách họ vì “tung tin đồn nhảm”.

Ngày 2/1:

  • Phòng thí nghiệm virus học Vũ Hán do chính phủ điều hành có được bộ gen virus đầy đủ. Bảy ngày sau, thông tin này mới được tuyên bố.
  • Theo một thông báo nội bộ bị rò rỉ, Đại học Kỹ thuật Hải quân của Quân Đội Nhân dân Trung Hoa ở Vũ Hán, đã cấm khách vào khu vực trường nếu thân nhiệt cao hơn 38 độ C.

Ngày 3/1:

  • Cảnh sát địa phương gọi điện cho bác sĩ Lý Văn Lượng và khiển trách anh vì “tung tin đồn nhảm”.
  • Ủy ban Y tế Quốc gia ra thông báo yêu cầu các nhà nghiên cứu bàn giao các mẫu virus cho các cơ quan phát hiện mầm bệnh được chỉ định, hoặc phải tiêu hủy chúng.

Ngày 4/1:

  • Hồng Kông kích hoạt “mức độ ứng phó nghiêm trọng” với sự bùng phát dịch bệnh.
  • Bắc Kinh cử một nhóm chuyên gia y tế đến Vũ Hán.

Ngày 7/1:

  • Bác sĩ Lý Văn Lượng nhiễm virus trong khi điều trị một bệnh nhân bị nhiễm bệnh. Ngày 7/2, anh qua đời vì virus.
  • Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ban hành lệnh ngăn chặn dịch bệnh đầu tiên. Tháng 2/2020, lệnh này mới được công bố.

Ngày 9/1:

Ông Hứa Kiến Quốc (Xu Jianguo), trưởng nhóm chuyên gia ứng phó dịch bệnh, nói với truyền thông nhà nước Trung Quốc rằng ngày 7/1/2020, các nhà nghiên cứu đã tìm ra toàn bộ chuỗi virus và tin rằng đó là một loại coronavirus chủng mới.

Ngày 11/1:

  • Các nhà chức trách y tế Trung Quốc chia sẻ trình tự bộ gen với WHO.

Ngày 11 - 16/1:

  • Hai hội nghị quan trọng của ĐCSTQ được tổ chức tại Vũ Hán. Ngày 11/1, các quan chức y tế Vũ Hán báo cáo số lượng lây nhiễm giảm. Những ngày sau, họ báo cáo không có ca nhiễm mới.

Ngày 13/1:

  • Thái Lan xác nhận ca nhiễm đầu tiên, một du khách Trung Quốc tới từ Vũ Hán. Đây là ca nhiễm đầu tiên bên ngoài Trung Quốc.

Ngày 14/1:

  • WHO nói rằng giới chức Trung Quốc đã không tìm thấy bằng chứng rõ ràng về sự lây truyền từ người sang người. Họ cũng lưu ý: “sự lây truyền từ người sang người hạn chế ở khả năng lây truyền giữa các thành viên trong gia đình”.

Ngày 15/1:

  • Bệnh nhân đầu tiên ở Hoa Kỳ nghi nhiễm Covid-19, là một người đàn ông sống ở tiểu bang Washington, mới trở về từ Vũ Hán.
  • Giới chức Trung Quốc nói rằng nguy cơ lây nhiễm từ người sang người là thấp.

Ngày 16/1:

  • Nhật Bản báo cáo ca nhiễm đầu tiên: một công dân Trung Quốc từ Vũ Hán. Nhật Bản trở thành quốc gia thứ hai bên ngoài Trung Quốc xác nhận sự lây nhiễm của virus. Người đàn ông xét nghiệm dương tính từ ngày 10 đến 15/1.

Ngày 18/1:

  • Các quan chức địa phương tổ chức một bữa tiệc tất niên trong cộng đồng Vũ Hán cho 40.000 gia đình, bất chấp yêu cầu hủy bỏ bữa tiệc của nhân viên Ủy ban Y tế.
  • Bắc Kinh phái nhóm chuyên gia y tế thứ hai đến Vũ Hán.

Ngày 20/1:

  • Bác sĩ Trung Quốc nổi tiếng Chung Nam Sơn (Zhong Nanshan), thành viên nhóm ứng phó dịch bệnh của Trung Quốc, xác nhận rằng căn bệnh này có thể lây truyền từ người sang người. Ông lưu ý rằng có 14 nhân viên y tế đã bị lây virus từ một bệnh nhân.
  • Cuối tháng 1, tỉnh Hồ Bắc có hơn 3.000 nhân viên y tế bị nhiễm virus, theo tiết lộ của một quan chức Trung Quốc ngày 6/3.
  • Hàn Quốc báo cáo ca nhiễm đầu tiên, một phụ nữ Trung Quốc 35 tuổi, trở về từ Vũ Hán.
  • Nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu tiên phát biểu trên truyền hình về virus Viêm phổi Vũ Hán và kêu gọi các nhà chức trách hành động nhanh chóng để đối phó với dịch bệnh.

Ngày 21/1:

  • Hoa Kỳ, quốc gia đầu tiên bên ngoài châu Á, xác nhận trường hợp nhiễm dịch đầu tiên. Người đàn ông ở thành phố Seattle đã xét nghiệm dương tính vào ngày 20/1.

Ngày 23/1:

  • Vũ Hán áp đặt lệnh phong tỏa toàn thành phố. Vào thời điểm đó, khoảng 5 triệu người đã rời khỏi thành phố mà không được kiểm tra virus. Một nghiên cứu vào tháng 3 ước tính: 86% các ca nhiễm đã không được ghi nhận trong văn bản trước ngày 23/1 khi lệnh phong tỏa được ban hành.

Ngày 24/1:

  • Mười ba thành phố khác thuộc tỉnh Hồ Bắc (có thủ phủ là Vũ Hán) tiếp tục bị phong tỏa.
  • Chính quyền tỉnh Hồ Bắc tuyên bố nhanh chóng xây dựng một bệnh viện dã chiến.
  • Trước ngày mồng 1 Tết Nguyên đán, hàng trăm triệu người Trung Quốc đã về các miền quê đón Tết cùng gia đình.

Ngày 27/1:

  • Nhà chức trách ở tỉnh Hồ Bắc cho biết họ sẽ giải phóng 100.000 giường bệnh cho bệnh nhân Viêm phổi Vũ Hán.
  • Thị trưởng thành phố Vũ Hán Chu Tiên Vượng (Zhou Xianwang) thừa nhận rằng giới chức địa phương đã không kịp thời công bố về dịch bệnh, và cố gắng đổ lỗi cho chính quyền trung ương, với lý do ông chưa được cấp trên cho phép tiết lộ thông tin.
  • Bắc Kinh kéo dài nghỉ Tết đến ngày 2/2 và đóng cửa trường học vô thời hạn.

Ngày 28/1:

  • Bộ trưởng Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ Alex Azar cho biết Bắc Kinh đã từ chối chấp nhận đề nghị của Hoa Kỳ về việc cử nhóm chuyên gia y tế đến Trung Quốc hỗ trợ. Ngày 7/2, ông nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra lời đề nghị hơn 1 tháng.

Ngày 30/1:

  • WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp sức khỏe toàn cầu.

Từ sau ngày 30/1 - thời điểm hiện tại:

  • Các quốc gia trên thế giới bắt đầu áp lệnh đóng cửa biên giới và hạn chế đi lại.

Thu Hà
Theo The Epochtimes

Trung Quốc


BÀI CHỌN LỌC

Các cột mốc thời gian minh chứng chính quyền Trung Quốc đã che đậy dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán