Ca tử vong thứ 15 ở Hong Kong sau khi tiêm vaccine Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vài ngày trước, một người đàn ông hơn 50 tuổi ở Hong Kong đã tử vong sau khi tiêm vaccine COVID-19 của công ty Sinovac Trung Quốc. Nhưng chính quyền Hong Kong không thông báo ngay về trường hợp này. Cho đến nay, Hong Kong có tổng cộng 15 ca tử vong có liên quan đến vaccine của Sinovac. Cùng ngày, Hong Kong cũng xuất hiện một ca nhiễm bệnh sau khi vừa tiêm vaccine Trung Quốc.

Vài ngày sau khi nhận được liều vaccine Sinovac đầu tiên vào đầu tháng 4, một người đàn ông Hong Kong trong độ tuổi 50 đã xuất hiện tình trạng khó chịu ở ngực và các triệu chứng khác. Ông được đưa đến bệnh viện trong tình trạng hôn mê vào ngày 17/4. Mạch của ông đã ngừng đập khi được đưa đến bệnh viện và tử vong vào cùng ngày. Ông là người thứ 15 ở Hong Kong tử vong sau khi tiêm vaccine của Sinovac.

Theo hồ sơ y tế, người đàn ông không có tiền sử bệnh mãn tính. Sau khi Cơ quan quản lý bệnh viện Hong Kong báo cáo ca tử vong với Sở Y tế Hong Kong, nhà chức trách Hong Kong đã không công bố ngay lập tức thông tin về trường hợp này.

Chính quyền Hong Kong bắt đầu tiêm vaccine của công ty Sinovac Trung Quốc cho người dân từ ngày 26/2 và trường hợp tử vong đầu tiên xuất hiện vào ngay ngày hôm sau. Hiện tại 15 người chết đều là người cao tuổi, nhưng Hong Kong vẫn chưa dừng việc tiêm phòng cho người già. Ngoài ra còn có một số người xuất hiện các triệu chứng như liệt mặt và đột quỵ.

Hiện tại, Hong Kong có 17 người đã tử vong do tiêm vaccine COVID-19, 2 trường hợp còn lại là tiêm vaccine Pfizer / BioNTech.

Vào ngày 15/4, chính quyền Hong Kong đã yêu cầu tất cả các trung tâm tiêm chủng cộng đồng ngừng tiêm vaccine Pfizer từ cuối tháng 9. Điều này có nghĩa là vì không có loại vaccine nào khác để lựa chọn, người Hong Kong muốn tiêm phòng thì chỉ có thể chọn vaccine Trung Quốc.

Hiệu quả của vaccine Sinovac cũng đã được chứng minh là có hiệu quả rất thấp qua thử nghiệm lâm sàng. Ngày 17/4, Trung tâm Bảo vệ sức khỏe Hong Kong thông báo một người đàn ông 63 tuổi đã được tiêm vaccine Sinovac vào ngày 10/3 và 7/4 nhưng kết quả xét nghiệm virus ngày 14/4 lại là dương tính.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Chile, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ và Pakistan. Các quốc gia này đã mua và tiến hành tiêm chủng vaccine Sinovac trên diện rộng, nhưng gần đây dịch bệnh ở đó vẫn bùng phát mạnh và số ca được xác nhận nhiễm bệnh lại tăng lên thay vì giảm xuống.

Vào tháng 1 năm nay, một nghiên cứu lâm sàng được thực hiện bởi Sở nghiên cứu Butantan (Instituto Butantan) ở Sao Paulo, Brazil, cho thấy tỷ lệ hiệu quả của vaccine Sinovac chỉ là 50,38%.

Ngoài ra, theo các thử nghiệm lâm sàng ở Peru, hai loại vaccine do Tập đoàn Sinopharm - một công ty khác của Trung Quốc đại lục sản xuất, chỉ có tỷ lệ hiệu quả lần lượt là 11,5% và 33%.

Chính quyền Trung Quốc đã phong tỏa các tin tức liên quan đến hiệu quả và tác dụng phụ của vaccine đại lục ở Hong Kong và các quốc gia khác. Tuy nhiên, báo cáo mới nhất cho biết một cảnh sát biên phòng 28 tuổi của Trung Quốc đã chết sau khi tiêm vaccine Sinopharm. Người này không có tiền sử bệnh tật, sau khi tiêm vaccine anh này đột nhiên không còn tiểu cầu, xuất huyết não và xuất huyết dưới da. Gia đình của anh đã bị đe dọa phải im lặng.

Trước đó, vào giữa tháng 3, một nhân viên y tế của Bệnh viện số 8 thành phố Tây An đã có kết quả dương tính với virus sau khi tiêm hai liều vaccine nội địa.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

Ca tử vong thứ 15 ở Hong Kong sau khi tiêm vaccine Trung Quốc