Biến cố liên tiếp cho thấy ngày tan rã của ĐCSTQ - Phần 1

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gần đây, Arthur Waldron, một chuyên gia người Mỹ nghiên cứu các vấn đề về Trung Quốc và là giáo sư tại Đại học Pennsylvania, tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với thời báo The Epoch Times rằng một nhân viên cấp cao bên cạnh Tập Cận Bình nói rằng nội bộ ĐCSTQ thừa nhận chế độ đang đi đến giải thể. Sự thực xác thực là như vậy. Hiện tại, ĐCSTQ đang phải đối mặt với nguy cơ toàn diện lớn nhất trong lịch sử. Các sự kiện lớn báo hiệu sự tan rã của ĐCSTQ đang phát sinh dồn dập.

ĐCSTQ đại bại trong cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ bắt đầu hồi tháng 6/2019 là sự bùng nổ của người dân Hồng Kông trước việc ĐCSTQ liên tục vi phạm thực thi cam kết "một quốc gia, hai chế độ" tại Hồng Kông trong suốt 22 năm, làm xói mòn quyền tự trị và tự do của Hồng Kông.

Phản ứng của ĐCSTQ là tiếp tục không ngừng dùng bạo lực trấn áp. ĐCSTQ tin rằng bạo lực có thể khuất phục được người dân Hồng Kông. Trước cuộc bầu cử Hội đồng quận Hồng Kông vào tháng 11, Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã báo cáo với ĐCSTQ rằng "nhất định sẽ thắng". Tuy nhiên, kết quả bầu cử lại là: trong số 452 ghế ở 18 quận, đảng Dân chủ ủng hộ phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ đã thắng áp đảo với 388 ghế, trong khi phái chính quyền thân ĐCSTQ chỉ có 59 ghế. Kết quả của cuộc bầu cử này thực sự là một gáo nước lạnh đối với ĐCSTQ . Theo các nguồn tin thân cận với quan chức cao cấp của ĐCSTQ tiết lộ, khi tin tức đến Bắc Kinh, ĐCSTQ đã rất sốc. "Hoàn toàn không biết nên đối phó thế nào".

Tinh thần đấu tranh bảo vệ tự do, dân chủ, pháp quyền và nhân quyền của người dân Hồng Kông giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của mọi người, những người coi trọng các giá trị phổ quát và truyền thống. Tội ác, sự tàn bạo cùng cực của ĐCSTQ đang bị cả thế giới khinh bỉ.

Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông rất có thể sẽ trở thành điểm khởi đầu mới cho một phong trào đấu tranh vĩ đại ‘chuẩn bị hậu sự’ cho ĐCSTQ.

Điệp viên Vương Lập Cường vén mở cuồng phong sóng gió

Ngày 23 tháng 11, tin tức về việc điệp viên Vương Lập Cường của ĐCSTQ đã đào tẩu và nộp mình cho Chính phủ Úc và cung cấp thông tin tình báo quan trọng, gây ra phản ứng mạnh mẽ trong và ngoài nước.
Vương Lập Cường đã tiết lộ thông tin ông chủ anh ta là Hướng Tâm cùng vợ Cung Thanh là gián điệp cao cấp của ĐCSTQ phụ trách khu vực Hồng Kông và Đài Loan, dưới hình thức hai công ty, China Venture Capital và China Trends, thực chất thuộc cơ cấu gián điệp của Trung Quốc. Chỉ đạo trực tiếp bên trên là mạng lưới của con gái Nguyên soái Niếp Vinh Trăn là Niếp Lực, con rể Đinh Hoành Cao, và Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc phòng, mạng lưới của tổng chỉ huy vận chuyển tên lửa trường chinh số 11 Lý Đồng Ngọc. Vương Lập Cường vén mở bức màn đen tối về ĐCSTQ âm mưu phá hoại Phong trào phản đối Dự luật Dẫn độ ở Hồng Kông, gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Đài Loan và thâm nhập vào chính trường Úc... Mattis, phó giám đốc của Văn phòng Hành chính và Quốc hội Hoa Kỳ liên quan các vấn đề Trung Quốc, cho biết thông tin tình báo Vương Lập Cương cung cấp rất có giá trị.

Sự quay lưng lại ĐCSTQ của Vương Lập Cường có thể có tác động cực lớn đến cục diện ở Hồng Kông, tình hình ở Đài Loan, mạng lưới tình báo Trung Quốc trong và ngoài nước, quan hệ Trung Quốc-Úc và tình hình quốc tế, hình thành nên hiệu ứng domino, có khả năng còn nhiều bí mật đen tối cực sốc của ĐCSTQ sẽ bị phơi ra ánh sáng.

Prague, Cộng hòa Séc vứt bỏ Bắc Kinh bắt tay Đài Bắc

Ngày 8 tháng 11, tờ Apple Daily đưa tin rằng chính quyền thành phố Prague, thủ đô Cộng hòa Séc, đã không hài lòng việc Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt điều khoản "một Trung Quốc" và cắt đứt quan hệ thân thiết với Bắc Kinh. Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết dự kiến ​​sẽ đến Prague vào tháng 1 tới để ký thỏa thuận hợp tác.

Trong sáu tháng qua, nhằm gây sức ép cho thành phố Prague, ĐCSTQ đã liên tiếp hủy các chuyến lưu diễn tại Trung Quốc của Dàn nhạc giao hưởng Prague, Bộ tứ đàn dương cầm của Prague, Dàn nhạc Giao hưởng Đài phát thanh Prague và nhóm tam tấu Guaneri. Bộ trưởng Văn hóa Séc Zola lek vì việc này đã triệu tập đại sứ của Trung Quốc tại Cộng hòa Séc Trương Kiến Mẫn, chỉ trích cách làm của ĐCSTQ "làm tổn hại nghiêm trọng hình ảnh của Trung Quốc." Nếu ĐCSTQ tiếp tục hành vi này, Cộng hòa Séc sẽ ngừng giao lưu trao đổi văn hóa với ĐCSTQ.

Việc cắt đứt quan hệ giữa Prague và Bắc Kinh là ví dụ mới nhất cho phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trước việc sự áp đặt của ĐCSTQ. Các sự việc tương tự được diễn lại nhiều lần ở nhiều quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Đức, Anh, Canada và nhiều quốc gia khác.

Kết quả bầu cử Đài Loan có thể trái với mong đợi của ĐCSTQ

Ngày 11 tháng 1 năm 2020, Đài Loan sẽ tổ chức bầu cử tổng thống và hội lập pháp.

Cuộc bầu cử tổng thống của Đài Loan chủ yếu là giữa bà Thái Anh Văn thuộc Đảng Dân Tiến và Hàn Quốc Du thuộc Quốc Dân Đảng. Cuộc bầu cử "Chín hợp thành một" năm ngoái tại Đài Loan, Quốc Dân Đảng đã thắng lớn, Đảng Dân Tiến bị đánh bại và Thái Anh Văn buộc phải từ chức chủ tịch Đảng. Ngày 2 tháng 1 năm nay, ĐCSTQ đề xuất "một quốc gia hai chế độ" thống nhất Đài Loan, bà Thái Anh Văn ngay lập tức nói rõ bác bỏ "một quốc gia, hai chế độ". Kể từ đó, bà đã khôi phục dần niềm tin của người dân. Vào tháng 6 năm nay, Phong trào Phản đối Dự luật Dẫn độ tại Hồng Kông bùng phát, ĐCSTQ tiếp tục leo thang các cuộc đàn áp bạo lực, khiến "một quốc gia, hai chế độ" Hồng Kông bị nghiền nát. Hơn 90% người dân Đài Loan không tin vào "một quốc gia, hai chế độ", chủ trương ‘liên minh với Mỹ chống ĐCSTQ’ của bà Thái Anh Văn liên tục gia tăng sự ủng hộ. ĐCSTQ kìm áp Đài Loan trên nhiều phương diện chính trị, ngoại giao, quân sự và du lịch... ĐCSTQ càng gây áp lực, mức độ ủng hộ Thái Anh Văn càng lên cao, tới mức có người nói, ĐCSTQ là "nhân viên vận động bầu cử tốt nhất” của bà Thái Anh Văn. Việc bà sẽ tái nhiệm là không còn phải nghi ngờ.

Cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp Đài Loan cũng có thể do ĐCSTQ đàn áp của Hồng Kông và Đài Loan, âm thầm giúp đỡ các ứng cử viên Quốc Dân Đảng.. mà lại trở thành ‘người giúp cho vận động bầu cử’ của Đảng Dân Tiến để giành thắng lợi.

Năm 2019, ĐCSTQ đã đầu tư rất nhiều vốn vào Đài Loan. Cuối cùng, có thể vì cách làm vô cùng ngu ngốc của nó mà ‘thành công dã tràng’.

Phần 2

Minh Thanh (biên dịch)

Tác giả: Vương Hữu Quần
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Biến cố liên tiếp cho thấy ngày tan rã của ĐCSTQ - Phần 1