Bí ẩn gì xảy ra tại tuyến tàu điện ngầm số 5 tại Trịnh Châu và vì sao Trung Quốc phải bưng bít?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tuyến tàu điện ngầm số 5 tại Trịnh Châu tiếp tục là tâm điểm chú ý của dư luận trong và ngoài Trung Quốc, khi chính quyền nước này công bố có 12 hành khách tử vong, trong khi một doanh nhân Hoa kiều tại Mỹ khi kêu gọi quyên góp hỗ trợ, đã vô tình tiết lộ có 26.000 người thiệt mạng trong thảm hoạ.

Rất nhiều những hành động bất thường khác của ĐCSTQ khiến các nhà quan sát phải đặt ra dấu hỏi lớn:

  • Tại sao ĐCSTQ lại ngăn không cho người dân đến đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân tại ga Sán Đầu ở tuyến tàu ngầm số 5?
  • Tại sao phóng viên Trung Quốc chỉ chụp ảnh hiện trường đặt hoa tưởng niệm cũng bị bắt, buộc phải xoá ảnh? Các phóng viên nước ngoài bị quấy rối, tấn công, thậm chí bị đe doạ ám sát.
  • Những hành động mờ ám này của chính quyền Trung Quốc càng làm tăng thêm nhiều suy đoán. Trước những thiệt hại nghiêm trọng được ghi nhận, các phương tiện truyền thông xã hội đã phản đối lịch liệt và yêu cầu chính quyền làm rõ trách nhiệm liên quan.

Doanh nhân Hoa kiều vô tình tiết lộ số người chết: 26.000 người

Nhà văn, nhà bình luận thời sự người Mỹ gốc Hoa là Tào Trường Thanh (Cao Changqing) đã tweet kêu gọi gây quỹ trợ giúp thành phố Trịnh Châu tại Phòng thương mại Hoa kiều của bang Texas (Mỹ).

Nội dung dòng tweet cho biết: có 11 triệu người đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa lũ lụt tại 29 quận và thành phố của tỉnh Hà Nam với 26.000 người thiệt mạng. Thiệt hại kinh tế trực tiếp gần 10 tỷ nhân dân tệ.

Tại sao doanh nhân Tào Trường Thanh lại nắm được con số thiệt hại kinh tế và số người chết thực tế trong thảm hoạ tại tỉnh Hà Nam? Ai cung cấp những thông tin này? Phải chăng họ nhận được số liệu phản ánh đúng thực tế từ một nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc, hay họ đã phóng đại con số 26.000 người chết để gây quỹ cứu trợ?

Trong trận động đất ở Tứ Xuyên vào năm 2018, ĐCSTQ đã hô hào tiền cứu trợ lên tới 50 tỷ NDT, mà chủ yếu là từ Hồng kông và Đài Loan. Nhưng trong bối cảnh hiện nay, ĐCSTQ đã đàn áp người dân Hồng Kông cũng như đe dọa thôn tính Đài Loan, nên không thể kêu gọi người dân của hai vùng lãnh thổ này được, và quay sang kêu gọi Hoa kiều tại Mỹ.

Trước việc kêu gọi gây quỹ này của doanh nhân Hoa kiều Tào Trường Thanh thân Bắc Kinh, nhiều tài khoản Twitter đã để lại bình luận:

  • “26.000 người chết về cơ bản là con số hợp lý, nhưng vẫn thấp hơn một chút so với ước tính của tôi”.
  • “Không phải chỉ có 12 người chết sao? Đến thời điểm kêu gọi quyên góp tiền, đã trở thành 26.000 người chết”
  • “Để kêu gọi ủng hộ tiền, không chừng lúc đó mới biết hết chuyện bên trong”

Tại sao lại cấm người dân tưởng niệm tại tuyến số 5?

Có điều lạ là ở tận Mỹ xa xôi, những Hoa kiều này lại có thể nắm được con số 26.000 người thiệt mạng tại đường hầm Trịnh Châu trong khi tại quê nhà, chính quyền Trung Quốc chỉ thông báo có 12 người chết tại ga Sa Khẩu Lộ của tuyến tàu điện ngầm số 5, nơi được cho là có lưu lượng khách lớn nhất trong số 91 tuyến.

Ngày 27 tháng 7 là ngày thứ 7 kể từ khi thảm kịch lũ lụt xảy ra ở thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Theo phong tục dân gian Trung Quốc, đây được coi là "Ngày cúng tuần đầu" cho các nạn nhân tử nạn trong cùng một ngày.

Phóng viên Trung Quốc cũng bị bắt khi tác nghiệp tại Trịnh Châu
Mọi người cúi đầu trước những bó hoa đặt trước ga tàu điện ngầm để tưởng nhớ các nạn nhân lũ lụt ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam ở miền trung Trung Quốc vào ngày 27 tháng 7 năm 2021. (STR / AFP qua Getty Images)

Người thân và bạn bè của những người đã khuất tổ chức lễ tưởng niệm tại hiện trường tang thương. Tuy nhiên, ĐCSTQ thậm chí còn không cho phép họ có cơ hội để bày tỏ sự mất mát đau buồn trước ga tàu điện ngầm Sa Khẩu Lộ.

Vì sao ĐCSTQ lại không cho người dân trực tiếp đến đặt hoa tưởng niệm tại hiện trường? Có điều gì khuất tất khiến chính quyền phải sợ hãi như vậy? Được biết, Tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu là một trong những nơi có hệ thống giám sát hiện đại và chính xác bậc nhất.

Trong thông báo chính thức của ĐCSTQ về thảm họa lũ lụt tại Tuyến tàu điện ngầm số 5, có 12 hành khách đã thiệt mạng và phần lớn hành khách (khoảng 500 người) đã được sơ tán. Nhưng số liệu này do ĐCSTQ cung cấp có xác thực?

Tuyến tàu điện số 5 có lưu lượng khách đông nhất: 12 người chết?

Cần lưu ý là chính các kênh truyền thông của Nhà nước đã đưa tin rằng, vào ngày 20/7, tổng lưu lượng hành khách của mạng lưới vận tải đường sắt Trịnh Châu là 1,2021 triệu người. Trong khi tuyến tàu ngầm số 5 có lượng hành khách lớn nhất, lên tới 374.200 người.

Vậy con số 12 người thiệt mạng và hơn 500 người được sơ tán ở đường hầm số 5 do chính quyền Trung Quốc công bố, có mâu thuẫn với lượng khách 374.200 người di chuyển tại đây do truyền thông Nhà nước Trung quốc cung cấp?

中共官方公布地鐵五號線積水事件中,有12名乘客不幸遇難,但遭到外界強烈質疑
Với lưu lượng hành khách 374.200 người di chuyển trên tuyến số 5 và khoảng cách thời gian giữa hai đoàn tàu, các nhà quan sát tính toán rằng, có ít nhất 20 đến 30 đoàn tàu trên tuyến số 5 đã hoạt động trong ngày 20/7 ấy.

Bất cứ ai cũng có thể làm một phép so sánh đơn giản và đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Trong thời gian nước lũ tấn công tuyến tàu điện ngầm, điện đã bị cắt và có bao nhiêu xác chết trong tàu điện ngầm tối om ấy?
  • Có bao nhiêu tuyến trong số 91 tuyến tàu điện ngầm bị ngập nước?
  • Có bao nhiêu hành khách đã có mặt vào thời điểm những tuyến tàu điện bị nước lũ tấn công?
  • Có bao nhiêu người đã được giải cứu?
  • Có bao nhiêu người chết được an táng trong nhà tang lễ do hậu quả từ trận lũ này?

Nhìn vào lưu lượng hành khách 374.200 người di chuyển trên tuyến số 5 và khoảng cách thời gian giữa hai đoàn tàu, các nhà quan sát tính toán rằng, có ít nhất 20 đến 30 đoàn tàu trên tuyến số 5 đã hoạt động trong ngày 20/7 ấy.

Vậy có thể đặt câu hỏi: Phải chăng chỉ có một đoàn tàu bị lũ cuốn trôi? Trong giờ cao điểm buổi tối ngày 20/7 ấy, những chuyến tàu này chỉ có vỏn vẹn 500 người được sơ tán? Vậy số người thiệt mạng là bao nhiêu?

Ngoài tuyến tàu điện ngầm số 5 bị ngập nước nặng nhất, còn nhiều tuyến khác như tuyến số 2 cũng thu hút sự quan tâm của dư luận, với một số đoạn cũng bị nước lũ nhấn chìm.

Thực tế, tuyến đường hầm Kinh Quảng, nơi có hàng trăm phương tiện và người bị mắc kẹt bên trong vốn nhanh chóng bị ngập chỉ trong vòng 5 phút sau cơn mưa lớn hôm 20/7. Nhưng tờ Caixin hôm 22/7 đưa tin rằng, chỉ có 2 người được xác nhận thiệt mạng.

Đường hầm Trịnh Châu có thể đã chôn vùi ít nhất 4.000 người
Thảm cảnh ở cửa đường hầm Kinh Quảng, Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc sau đợt lũ vừa qua. (Ảnh chụp màn hình)

Con số 2 người tử vong đã khiến nhiều người đặt nghi vấn, vì đường hầm dài 2km này chạy qua trung tâm thành phố Trịnh Châu thường xuyên rơi vào cảnh tắc đường vì lưu lượng xe cộ đông đúc. Tuyến đường hầm Kinh Quảng cũng là nơi có hệ thống giám sát tinh vi nhất.

Cũng như vậy, các tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu đều có nhiều thiết bị giám sát hiện đại và lưu trữ dữ liệu lớn, chắc chắn sẽ không khó khăn để chính quyền Trung Quốc ước tính được số người chết và sống sót.

Ngày 9/2/2021, một bài báo đăng trên mạng có tiêu đề "Tàu điện ngầm Trịnh Châu được xây dựng trên hệ thống dữ liệu lớn" cho biết rằng, vào ngày 28/12/2013, hệ thống tàu điện ngầm Trịnh Châu khánh thành và đưa vào hoạt động 7 tuyến cùng lúc.

Năm 2020, tàu điện ngầm Trịnh Châu nâng cấp về hệ thống thông tin, bao gồm hệ thống tín hiệu, hệ thống giám sát và hệ thống liên lạc. Như vậy không khó để các quan chức Trung Quốc nắm được chính xác lưu lượng hành khách tại mỗi tuyến tàu điện ngầm Trịnh Châu thông qua hệ thống thu tiền vé.

Ngoài ra, mỗi hành khách từ khi vào ga đến khi ra khỏi ga được coi như một giao dịch hoàn chỉnh. Thông qua nền tảng dữ liệu lớn, các nhà chức trách hoàn toàn có thể thống kê số lượng người có mặt trên tàu một cách nhanh chóng.

Riêng với hệ thống phân tích thông minh luồng hành khách ra vào trên máy tính, ban quản lý tàu điện ngầm cũng có thể có được thông số chính xác thông qua dữ liệu, bao gồm cả điểm đầu và điểm cuối của hành khách.

Và ngay cả khi không dựa trên hệ thống tính toán dữ liệu lớn, thì thông qua việc tìm kiếm của đội ngũ cứu hộ, thế giới bên ngoài hoàn toàn có thể biết được số nạn nhân tử vong nếu chính quyền Trung Quốc thực tâm muốn như vậy.

Tất nhiên, ĐCSTQ không những không muốn, mà còn sợ phải công bố số người chết, nên đã áp dụng nhiều cách khác nhau để che đậy. Và một trong những biện pháp quen thuộc, đó chính là “bịt miệng” truyền thông cả trong lẫn ngoài nước đưa tin sự thật.

Phóng viên có mặt tại tuyến số 5 bị bắt, quấy rối, đe dọa

Vào ngày 27/7, phóng viên ảnh Trần Lượng của tờ "Caixin" đã bị cảnh sát bắt vì tội chụp ảnh tại hiện trường ga Sa Khẩu Lộ thuộc tuyến tàu điện ngầm số 5 mà người dân đến đặt hoa tưởng nhớ những người đã khuất.

Thông tin phóng viên Trần Lượng bị bắt giữ đã được đồng nghiệp của anh là Vương Hòa Nham xác nhận. Phóng viên Vương Hòa Nham cho biết, Trần Lượng đã bị cảnh sát đồn Nam Dương ở thành phố Trịnh Châu bắt giữ sau khi chụp ảnh hiện trường rải đầy hoa.

鄭州市民前往地鐵5號線沙口站獻花祭奠,圖為沙口路站B1出口擺滿表達哀思的鮮花。
Người dân Trịnh Châu đã đến ga Sa Khẩu Lộ tại tuyến tàu điện ngầm số 5 để đặt hoa tưởng nhớ các nạn nhân xấu xố. (STR / AFP qua Getty Images)

Vương Hòa Nham cũng đăng một bức ảnh do phóng viên Trần Lượng chụp tại lối ra B1 của tuyến số 5. Bức ảnh cho thấy trong đêm tối, lối ra B1 ngập tràn hoa tưởng niệm. Sau đó, phóng viên Trần Bảo Thành của tờ Caixin đã đưa tin rằng, phóng viên Trần Lượng đã phải thú tội trước cảnh sát.

Phóng viên của các hãng tin như The Guardian, BBC, "Los Angeles Times", Deutsche Welle, Al Jazeera, CNN, AFP và AP cũng gặp vô số trở ngại khi đưa tin về trận lũ lụt ở Trịnh Châu.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin cách đây vài ngày rằng, phóng viên Mathias Bolinger của Deutsche Welle và phóng viên Alice Su của tờ Los Angeles Times thường trú tại Bắc Kinh đã bất ngờ bị một nhóm người lạ mặt quây lại hăm dọa trên đường phố Trịnh Châu. Phóng viên Robin Brant của đài BBC thường trú tại Thượng Hải đã nhận được những lời đe dọa ám sát.

Ngày 27/7, Liên đoàn nhà báo quốc tế (IFJ), Hiệp hội phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc (FCCC) và đài BBC của Anh đã đưa ra các tuyên bố, bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hành vi quấy rối các nhà báo nước ngoài đưa tin về lũ lụt ở Hà Nam, và yêu cầu chính quyền Trung Quốc ngăn chặn những hành động gây nguy hiểm cho các nhà báo, và đảm bảo cho họ một môi trường có thể tác nghiệp an toàn và độc lập.

Tuyên bố của Hiệp hội phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc chỉ ra rằng, những chỉ trích của các tổ chức trực thuộc ĐCSTQ đã trực tiếp "đặt sự an toàn cá nhân của các nhà báo nước ngoài làm việc tại Trung Quốc vào tình thế nguy hiểm và cũng cản trở việc đưa tin tự do của họ".

Tuyên bố cho biết thêm, "Việc Trung Quốc kiểm duyệt các nhà báo nước ngoài đã góp phần gây thành kiến ​​đối với công việc của chúng tôi tại Trung Quốc. Điều này cũng tiếp tục làm xấu đi môi trường làm việc của các nhà báo nước ngoài và cản trở mục tiêu đưa tin toàn diện về Trung Quốc của chúng tôi."

Vì sao chính quyền TQ phải làm vậy? Có điều gì khuất tất và mờ ám trong việc công bố con số người chết, khiến ĐCSTQ phải có những hành động ngăn cản người dân cũng như phóng viên đến hiện trường tại tuyến tàu điện ngầm số 5?

Xét cho cùng thì giấy cũng không thể bọc được lửa, và một ngày nào đó sự thật sẽ được đưa ra ánh sáng.

Đông Bắc

 



BÀI CHỌN LỌC

Bí ẩn gì xảy ra tại tuyến tàu điện ngầm số 5 tại Trịnh Châu và vì sao Trung Quốc phải bưng bít?