Bệnh nhân Vũ Hán bị áp lực nhảy cầu tự sát, cảnh sát đe dọa không được đưa tin lên mạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nhân chứng cho biết, người đàn ông ở Vũ Hán không thể chịu đựng nổi áp lực trước hoàn cảnh tự sinh tự diệt, đã khóc than rằng sống mà không bằng chết, và quyết định nhảy cầu tự sát.

Dịch bệnh Vũ Hán đang lan rộng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bất chấp mạng sống của người dân mà che đậy sự thật khiến tình hình virus lây lan khắp nơi trên thế giới. Sau khi đóng cửa thành phố Vũ Hán, ĐCSTQ vẫn không có hành động gì cải thiện. Bệnh nhân tự cách ly tới bệnh viện tiêm thuốc mỗi ngày, và tiếp tục lây lan virus. Có cư dân ở Vũ Hán không thể chịu đựng nổi áp lực trước hoàn cảnh tự sinh tự diệt như vậy, đã khóc than rằng sống mà không bằng chết, và quyết định nhảy cầu tự sát.

Ngày 2/2, ông Tào Sơn Thạch, phóng viên cao cấp ở đại lục, đã tiết lộ trên mạng xã hội về thảm kịch một bệnh nhân bị nhiễm Coronavirus ở Vũ Hán đã buộc phải tự sát. Vào lúc 5h30 chiều ngày 1/2, một người đàn ông Vũ Hán bị nhiễm Coronavirus đã nhảy cầu tự sát. Các nhân chứng mô tả, trước khi tự tử, nạn nhân đã khóc than rất thương tâm, tuyệt vọng, âm thanh khóc than đến khản cổ của người đàn ông trên đường phố vắng lặng khiến người qua đường không khỏi nhói lòng.

Qua tiếng khóc than của nạn nhân, các nhân chứng biết rằng người đàn ông này bị nhiễm Coronavirus và không thể ở nhà. Anh ấy sợ sẽ lây bệnh cho vợ con mình, nhưng bệnh viện không có giường nên anh phải thuê một phòng bên ngoài để ở. Anh muốn đi khám bệnh nhưng vì không có xe hơi mà phải đi bộ một quãng đường rất dài, nhưng anh không đủ sức, và giờ anh ấy thậm chí không có thức ăn, sống mà không bằng chết.

Những người chứng kiến thở dài: "Người đàn ông buông mình nhảy xuống, giải quyết hết mọi ân oán thế gian".

Người đàn ông nhiễm dịch phổi Vũ Hán khóc than và nhảy cầu tự sát (Ảnh chụp màn hình Internet)
Người đàn ông nhiễm dịch phổi Vũ Hán khóc than và nhảy cầu tự sát (Ảnh chụp màn hình Internet)

Khi nhân chứng chuẩn bị báo cảnh sát, thì một chiếc xe cảnh sát đã đến hiện trường. Cảnh sát liên tục cảnh cáo nhân chứng không được đăng thông tin trên mạng Internet. Nhân chứng cho biết anh sau khi nghe xong chỉ biết ‘cười ra nước mắt’.

Lại có người biết sự việc nói bệnh nhân này đã kiệt sức về thể chất và tinh thần do bị các bệnh viện trong khu vực từ chối đẩy đi đẩy lại.

Trên đây không phải là trường hợp duy nhất, vào ngày 31/1, một người đàn ông ở Vũ Hán được chẩn đoán bị nghi nhiễm dịch viêm phổi. Bác sĩ yêu cầu anh về nhà cách ly, người đàn ông muốn được cách ly trong bệnh viện nhưng bệnh viện không tiếp nhận. Người đàn ông này tuyệt vọng đã cố đập đầu vào tường để tự sát dẫn đến bất tỉnh, người mẹ anh ấy ở bên cạnh gào khóc. Video có ý định tự tử này cũng được lan truyền trên mạng.

Bệnh nhân trong phòng cách ly: tôi chết mà không nhắm mắt

Một mặt, bệnh nhân không được cách ly điều trị trong bệnh viện, phải chịu sự hành hạ, dằn vặt; mặt khác, những bệnh nhân được cách ly trong bệnh viện cũng cho biết họ không được điều trị tốt, trong viện như ở địa ngục. Một nữ sinh viên 23 tuổi ở Vũ Hán, có nickname là Berman đã lên tiếng cầu cứu trong phòng cách ly, "Tôi chết không nhắm mắt", cũng đã nói rõ phần nào về hiện trạng.

Ngày 31/1, cô Berman đã viết một bản di chúc, trong đó nói: "Tôi biết rằng sau ngày hôm nay, tôi sẽ chết, tôi bị suy hô hấp và không thể cử động được. Ba bệnh viện đều không tiêm thuốc, truyền dưỡng chất cũng không".

Một nữ sinh viên đại học Vũ Hán trong bệnh viện đã viết bản di chúc “chết không nhắm mắt”. (Ảnh chụp màn hình Internet)
Một nữ sinh viên đại học Vũ Hán trong bệnh viện đã viết bản di chúc “chết không nhắm mắt”. (Ảnh chụp màn hình Internet)

Cô nói: "Khi bạn vào phòng cách ly bệnh viện, đó là địa ngục trần gian. Không cho thuốc, không tiêm và cung cấp thở oxy. Toàn thân kiệt sức rồi", “Không có ai điều trị cho, mỗi ngày chỉ phát cho 2 viên oseltamivir, đến cả tiêm dưỡng chất cũng không làm, bỏ mặc tự thân tự diệt".

Cô còn nhấn mạnh: "Tôi biết chắc chắn có rất nhiều người mắc bệnh như tôi và sau đó chết ở đây. Chúng tôi tin vào chính phủ, đảng và chủ động cách ly, cuối cùng lại có kết cục như thế này”.

Cô cũng tiết lộ cảnh sát đã đến đe dọa gia đình cô vì cô đã nói ra sự thật, tình trạng của cô ngày càng xấu đi, cô đã cầu cứu và bị phớt lờ trong một tuần, không thể chịu đựng được, nên cô đã viết bức thư tuyệt mệnh.

Trưa ngày 1/2, Berman đăng một nội dung, cho biết: “Tôi đã gắng gượng vượt qua, bệnh viện thấy tôi chưa chết, nên đã cắt bình dưỡng oxy… họ đã hợp lực giết tôi ... Tới giờ tôi vẫn chưa được chẩn đoán! Tôi phải tự vật lộn, tôi chết cũng không nhắm mắt".

Ngày 24/1, ở Vũ Hán, bà Từ, không có con cái, được bệnh viện số 5 Vũ Hán chẩn đoán xác định nghi nhiễm Coronavirus, nhưng bà không được nhập viện vì không có đủ giường bệnh. Về nhà bà không có người chăm sóc, chỉ có thể chờ chết, có người đã giúp bà lan truyền lời kêu cứu trên mạng xã hội nước ngoài. Vào ngày 2/2, phóng viên của Thời báo Epoch Times đã liên lạc với bà, bà cho biết đã được đưa vào bệnh viện ngày 1/2. Hiện giờ mỗi sáng bà được uống thuốc và tiêm một lần, tình hình cải thiện hơn so với ở nhà.

Gần đây, có rất nhiều thông tin người dân Trung Quốc kêu cứu trên mạng xã hội ở nước ngoài. Nhờ sự quan tâm của dư luận quốc tế, tình hình của nhiều người đã được phần nào cải thiện.

Minh Thanh (biên dịch)
Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Bệnh nhân Vũ Hán bị áp lực nhảy cầu tự sát, cảnh sát đe dọa không được đưa tin lên mạng