‘Bầu trời như sụp đổ’: Ký ức lớn lên dưới sự đàn áp tín ngưỡng ở Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Jiang Lianjiao, cùng nhiều học viên trẻ tuổi của Pháp Luân Công đã phải trải qua tuổi thơ làm một “kẻ ngoài lề” ở ngay chính quê hương mình chỉ vì chiến dịch bôi nhọ dối trá và đàn áp man rợ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Là người con thứ tư trong gia đình, Lianjiao vốn không nên được sinh ra vì chính sách một con hà khắc của Trung Quốc. Cô phải ở ẩn trong nhà bà ngoại của mình từ khi cô được một tháng tuổi. Cô phải gọi bố mẹ mình là dì và chú cho đến năm 7 tuổi, để trốn tránh sự nghi ngờ của chính quyền. Cha mẹ cô đã dành toàn bộ phần tiền tiết kiệm của họ - một túi đầy tiền xu lớn nhỏ - để mua chuộc các quan chức địa phương để cô có thể sống ở nhà với họ.

Sau khi được đoàn tụ với cha mẹ năm 7 tuổi, Lianjiao bắt đầu thực hành tu luyện Pháp Luân Công cùng cha mẹ. Mỗi ngày, khoảng 30 người sẽ cùng gia đình Jiang đến tòa nhà chung cư của họ ở sân trong để tập các bài tập thiền cùng nhau. Lianjiao, cùng chị gái và cha mẹ cô thường đi thuyền về quê nội ở thị trấn Wufeng gần đó để thực hành bài tập thiền định cho dân làng. Cô và chị gái luôn ở hàng trước.

Học viên Pháp Luân Công Jiang Lianjiao (phải), chụp hình cùng chị gái, tại quê nhà của cô ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (The Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Công Jiang Lianjiao (phải), chụp hình cùng chị gái, tại quê nhà của cô ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. (The Epoch Times)

Cuộc sống hạnh phúc đó đã kết thúc chỉ sau một đêm.

Vào ngày 20/7/1999, khi đó Lianjiao mới 8 tuổi, chợt nhận ra bản thân và gia đình trở thành mục tiêu của một chiến dịch toàn quốc nhằm tiêu diệt Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Một số học viên làm việc trong nhà nước đã tiết lộ cho các học viên khác về kế hoạch bắt giữ và giam giữ của ĐCSTQ. Mặc dù vậy, hàng chục người vẫn đến tập luyện tại sân nhà gia đình Jiang, không hề nản lòng vì chiến dịch đàn áp. Chẳng mấy chốc xe cảnh sát xuất hiện, và các sĩ quan đưa mọi người đến đồn cảnh sát địa phương. Cha của Lianjiao đã bị giam giữ một tháng.

Cuộc đàn áp được khởi xướng từ nhà lãnh đạo ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân. Ông ta coi sự phổ biến của Pháp Luân Công là một mối đe dọa đối với sự cai trị của ĐCSTQ.

Vào cuối những năm 1990, có tới 100 triệu người ở Trung Quốc tập luyện Pháp Luân Công. Đây là một pháp môn tu luyện cổ xưa dựa trên nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn. Trong 2 thập kỷ sau đó, Minghui.org - trang web chuyên cung cấp thông tin tài liệu về cuộc đàn áp Pháp Luân Công - xác định đã có hơn 4.500 học viên qua đời dưới sự tra tấn của ĐCSTQ. Do những thông tin bị giới chức kiểm duyệt, con số tử vong thực tế có khả năng cao hơn nhiều.

Mái ấm biến thành nhà tù

Bước ngoặt đột ngột của các sự kiện đều rất phi lý đối với cô bé Lianjiao và gia đình cô, cũng như hàng triệu học viên Pháp Luân Công khác trên khắp đất nước. Họ là những người đến với pháp môn tu luyện này vì lợi ích chữa bệnh và tác dụng tĩnh tâm, nhưng giờ đây đã bị bắt giữ vì đức tin của họ.

Năm 2000, gia đình Lianjiao gồm 6 người cùng với khoảng 100 học viên khác cùng địa phương, đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện ôn hòa phản đối chiến dịch của ĐCSTQ nhằm đàn áp đức tin của họ. Gần như ngay khi họ giương cao biểu ngữ với dòng chữ “Pháp Luân Đại Pháp hảo” trên Quảng trường Thiên An Môn, cảnh sát ghim mẹ của cô xuống đất và đá bà trong khi Lianjiao chỉ có thể đứng một bên, run rẩy vì sợ hãi. Họ bị kéo vào xe tải của cảnh sát, chị gái cô - lúc đó 16 tuổi - bị nắm bím tóc lôi đi. Một sĩ quan cảnh sát vung cái dùi cui đánh vào đầu Lianjiao khiến cô ngất đi.

Sau lần thỉnh nguyện này, cha của Lianjiao đã bị kết án 3 năm tù, trong khi mẹ cô bị kết án 2 năm. Chị gái 16 tuổi của cô cũng bị giam giữ một tháng. Bản thân Lianjiao cùng anh trai và em gái cô bị bỏ lại để tự lo cho chính mình ở nhà. Người lớn nhất chỉ mới 12 tuổi vào thời điểm đó. Sợ rằng họ sẽ bỏ chạy, người quản lý tòa nhà của họ thường xuyên nhốt họ trong nhà, chỉ mở khóa cửa vào buổi sáng để đưa các em đến trường.

Thành phố Thập Yển - quê hương của học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Jiang Lianjiao - thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào năm 2011 (Ảnh từ The Epoch Times)
Thành phố Thập Yển - quê hương của học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Jiang Lianjiao - thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, vào năm 2011 (Ảnh từ The Epoch Times)

Trong thời gian đó, Lianjiao và anh chị em của cô thường phải vật lộn để đảm bảo bữa ăn thường ngày. Để ngăn cơn đói, Jiang sẽ uống nước cho đầy bụng hoặc ăn đỡ cây dại trên những cánh đồng gần đó.

Gia đình Jiang đã dần được đoàn tụ sau khi chị gái và mẹ của Lianjiao được phóng thích khỏi nhà tù. Năm 2003, mẹ và chị gái cô được nhìn thấy bố Lianjiao lần đầu tiên sau 3 năm. Khi đó ông Jiang vẫn đang bị giam và chuẩn bị mãn hạn tù trong một tháng. Vốn là một người khỏe mạnh, giờ đây trông ông xương xẩu và phải có 6 người đỡ ông đi. Ông bị gãy mất vài cái răng. Đôi chân của ông đã bị nghiền nát từ các phiên tra tấn lặp đi lặp lại, khiến ông phải chống nạng. Ông Jiang đã quên cách nói chuyện do bị cô lập kéo dài. Các hình thức tra tấn được áp dụng với lý do để “cải tạo” ông, trên thực tế là để ép buộc ông phải từ bỏ đức tin của mình.

Đó là một cảnh tượng thương tâm và đau đớn cho cả gia đình, khi họ phải chứng kiến tình cảnh như vậy của người từng là trụ cột của gia đình.

Lianjiao nhớ lại, cảm giác khi ấy như thể “bầu trời sụp đổ”.

Jiang Liyu, em gái của Lianjiao, đã bị bắt vào năm 2017 vì dán các thông điệp tích cực về Pháp Luân Công. Hiện tại Liyu vẫn đang bị giam giữ.

Trước khi bị đàn áp, cha của Lianjiao là một bác sĩ phẫu thuật hàng đầu tại một bệnh viện địa phương ở thành phố Thập Yển, thuộc tỉnh Hồ Bắc, và mẹ cô là một nhân viên hành chính tại cùng bệnh viện. Sau khi họ được thả ra, bệnh viện này đã cắt giảm tiền lương của họ xuống chỉ còn 250 nhân dân tệ (khoảng 1.050.000 VNĐ) mỗi tháng, chưa bằng 1/4 khoản thu nhập mà đồng nghiệp của họ được nhận. Cha cô bị giáng chức xuống làm nhân viên dọn dẹp nhà vệ sinh, còn mẹ cô thì phải giặt ga giường cho bệnh nhân bằng tay.

Để tiết kiệm tiền, gia đình đã tắt quạt vào mùa hè dù cho nắng nóng ngột ngạt đến mức nào. Những đứa trẻ đan rèm tre và bán chúng với giá 1,1 nhân dân tệ (khoảng 4.600 VNĐ) mỗi cái. Họ chỉ mua thực phẩm rẻ nhất có thể: gạo có lẫn phân chuột, và rau sắp hỏng.

Chằng chịt những dối trá

Trong 20 năm qua, ĐCSTQ đã phát đi tuyên truyền gây hại thông qua các hãng thông tấn do nhà nước kiểm soát, nhằm cố gắng bôi nhọ Pháp Luân Công và các học viên của pháp môn này. Khét tiếng nhất là màn tự thiêu có dàn dựng xảy ra vào đêm trước Tết Nguyên đán năm 2001. Sự cố này khiến cho phần đông dư luận công chúng Trung Quốc trở nên phản cảm với Pháp Luân Công.

Mạng lưới dối trá đi sâu vào từng tầng lớp cấu trúc xã hội của Trung Quốc.

Học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Annita Bao trong một bức ảnh chụp năm 2017. (The Epoch Times)
Học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Annita Bao trong một bức ảnh chụp năm 2017. (The Epoch Times)

Cô Annita Bao là một nhà thiết kế trang sức 30 tuổi sống ở New York và là học viên Pháp Luân Công đã trốn khỏi Trung Quốc vào năm 2016. Cô nhớ lại rằng ở quê nhà Vũ Hán, thủ phủ tỉnh Hồ Bắc, tất cả học sinh tại trường tiểu học của cô đã bị buộc phải ký tên trên một tấm biểu ngữ lớn để phỉ báng Pháp Luân Công.

Cô Bao nói, “việc đó hoàn toàn được dàn dựng” để tạo ấn tượng rằng toàn bộ người dân Vũ Hán đã quay lưng lại với các học viên Pháp Luân Công.

Các nhân viên ủy ban khu phố cũng thường xuyên đến nhà cô và hỏi về việc cô có còn tập luyện Pháp Luân Công hay không, với lý do là “quan tâm đến kết quả học tập của cô”.

Nếu gia đình từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, ủy ban khu phố đe dọa họ sẽ thông báo công khai tại trường của Bao để làm bẽ mặt cô. Trong nhiều năm, gia đình của Bao luôn phải tắt đèn trong phòng khách để cảnh sát không biết rằng họ đang ở nhà.

Sinh viên Lü Zhongyang hiện đang theo học trường Đại học thành phố Buffalo, cho biết học sinh tại trường tiểu học của anh ở Trung Quốc đã buộc phải xem và nghe các video và chương trình phát sóng phỉ báng Pháp Luân Công. Những nội dung tuyên truyền tương tự đã được phổ cập cả trong sách giáo khoa phổ thông trong suốt những năm qua.

Sinh viên Lü nhớ lại không khí lúc đó rất “ảm đạm, cứ như thể cuộc sống có thể vỡ vụn thành từng mảnh bất cứ lúc nào”. Cha của Lü là một biên tập viên tin tức ở Bắc Kinh, đã phải ngồi tù khoảng 4 năm vì viết những thông điệp ngắn để nâng cao nhận thức về việc ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công.

Khi cha mẹ của Jiang Lianjiao bị bắt giam lần đầu tiên, Đài Phát thanh và Truyền hình Thập Yển đã tìm đến Lianjiao và anh chị em của cô với lý do họ muốn quay một số cảnh quay về anh chị em Jiang, để cho cha mẹ cô thấy rằng anh chị em cô vẫn đang sống tốt.

Chỉ sau khi một người hàng xóm vô tình xem được phân cảnh đó trên truyền hình và kể lại với Lianjiao, anh chị em cô mới nhận ra rằng họ đã bị lừa. Các cảnh quay này là một phần của chương trình tuyên truyền để mô tả bố mẹ của họ đã “mê tín dị đoan” thế nào khi tin và tu luyện theo Pháp Luân Công. Chương trình này đã tuyên bố chính phủ Trung Quốc đang chăm sóc cho những đứa trẻ này.

Dùng từ “vô nhân tính” để mô tả về cách làm này, Jiang Lianjiao nói: “Làm thế nào họ có thể làm điều này - tạo ra tin đồn bằng cách nói với chúng tôi những lời dối trá? Họ không chỉ bức hại [cha mẹ tôi], mà họ còn tìm cách lừa dối công chúng. [Họ] thật sự quá vô liêm sỉ”.

Trong một sự kiện xếp chữ với sự tham gia của 5.000 học viên Pháp Luân Công để tạo thành chữ tiếng Hoa “Chân - Thiện - Nhẫn”, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Công, tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 1998. Annita Bao đã tham dự sự kiện này khi cô còn nhỏ. (Minghui.org)
Trong một sự kiện xếp chữ với sự tham gia của 5.000 học viên Pháp Luân Công để tạo thành chữ tiếng Hoa “Chân - Thiện - Nhẫn”, một trong những nguyên tắc cốt lõi của Pháp Luân Công, tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào năm 1998. Annita Bao đã tham dự sự kiện này khi cô còn nhỏ. (Minghui.org)

Vừa đắng vừa ngọt

Nếu nỗi sợ hãi là một vấn đề lặp đi lặp lại trong suốt tuổi thơ của những học viên này khi họ phải lớn lên dưới cái bóng của khủng bố, thì ngày nay họ cố gắng không để những ký ức này tác động đến bản thân họ.

Cụ của Lianjiao đã bị dồn ép đến điên loạn trong cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa” vì ông đã tin vào Đạo giáo, còn bản thân cô đã thề rằng “Nghịch cảnh sẽ không thể áp chế tinh thần của tôi”. Nhiều thế hệ gia đình cô đã phải trải qua một loạt các hình thức bức hại, điều đó đã cho phép cô nhìn thấy bản chất thật của ĐCSTQ và là động lực khiến cô muốn cho nhiều người hơn biết về cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc.

Lianjiao nhấn mạnh: “Thiệt hại mà ĐCSTQ gây ra không chỉ tác động đến một thế hệ, cũng không phải là chỉ một loại người”. Jiang Lianjiao đã trốn thoát khỏi Trung Quốc. Khuất phục trước các chiến thuật gây sợ hãi của ĐCSTQ chỉ càng khuyến khích chính quyền độc tài này trở nên “khát máu” hơn. Cô khẳng định, chỉ khi bạn biết tình hình thực sự, người ta mới có thể trở nên mạnh mẽ hơn.

Một bức vẽ của học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Annita Bao sau khi bố mẹ cô được phóng thích vào năm 2018, cô nói rằng cô hy vọng gia đình mình sẽ có một cuộc sống vô lo hơn. (The Epoch Times)
Một bức vẽ của học viên Pháp Luân Đại Pháp (Pháp Luân Công) Annita Bao sau khi bố mẹ cô được phóng thích vào năm 2018, cô nói rằng cô hy vọng gia đình mình sẽ có một cuộc sống vô lo hơn. (The Epoch Times)

Giống như Lianjiao, Annita Bao bắt đầu luyện tập Pháp Luân Công khi cô 7 tuổi. Cô cho biết kinh nghiệm trong quá khứ của cô đã mang lại cho cô “cảm giác về trách nhiệm”.

Nhờ tu luyện theo nguyên lý Chân - Thiện - Nhẫn, cách Annita Bao tiếp cận để thiết kế trang sức là cố gắng đạt được sự hoàn hảo nhưng tránh sa đà theo chủ nghĩa tôn sùng sự hào nhoáng phù phiếm bên ngoài, cô nói.

“Khi [ĐCSTQ] càng nghĩ rằng chúng ta yếu đuối, chúng ta càng cần phải chứng minh họ đã sai”, nhà thiết kế Bao nói. Cô còn bổ sung rằng cô coi những thách thức là cơ hội để nâng cao nhân phẩm của mình.

“Người đi đến bước cuối cùng là người chiến thắng”.

Du Miên

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

‘Bầu trời như sụp đổ’: Ký ức lớn lên dưới sự đàn áp tín ngưỡng ở Trung Quốc