Báo cáo rò rỉ tiết lộ cách thành phố Trung Quốc giám sát người bất đồng chính kiến, đàn áp biểu tình

Giúp NTDVN sửa lỗi

Hồ sơ chính phủ bị rò rỉ mà The Epoch Times được cung cấp từ một nguồn đáng tin cậy cho biết, để ngăn chặn tình trạng bất ổn xã hội, giới chức thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã tích cực theo dõi dư luận và trấn áp người dân đưa đơn kiến nghị hoặc thỉnh cầu lên chính quyền.

Người khiếu kiện là những công dân bị đối xử bất công và họ muốn kiến nghị hoặc thỉnh cầu lên các cơ quan chính phủ ở Bắc Kinh.

“Báo cáo nhiệm vụ toàn diện” là nhật ký hàng tuần đến từ văn phòng trực thuộc Thành ủy Trạm Giang. Chính quyền địa phương đã ghi nhận “các vụ việc tập thể” - nghĩa là các cuộc biểu tình tụ tập đông người - và “các vụ khiếu kiện” xảy ra mỗi tuần, từ ngày 2/1/2019 đến ngày 29/6/2020. Trong khoảng thời gian này, có 117 cuộc biểu tình và 176 trường hợp kiến ​​nghị. Một số cuộc biểu tình có hơn 100 người tham gia.

Tài liệu tiết lộ rằng chính quyền thành phố Trạm Giang cũng được chỉ thị “theo dõi và hướng dẫn dư luận” hàng tuần.

Thành phố Trạm Giang có dân số 7,36 triệu người vào cuối năm 2019, theo thống kê chính thức.

Hướng dẫn chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) về ngăn ngừa và ngăn chặn 'vụ việc tập thể”

Dưới đây là một số vụ việc được báo cáo trên các ấn phẩm nội bộ hàng tuần của chính phủ bao gồm hướng dẫn của các quan chức địa phương.

Trong tuần từ ngày 10-16/2/2019, một cư dân mạng họ Tống đã truy cập thông tin về COVID-19 từ Đài Tiếng nói Hoa Kỳ và Đài Á Châu Tự do thông qua VPN và đăng thông tin này lên Twitter và WeChat. Phần mềm VPN thường được sử dụng để vượt tường lửa internet của chế độ Trung Quốc. Tống bị bắt giam bảy ngày vì “tung tin đồn thất thiệt”. Ủy viên Thường vụ Thành ủy Trạm Giang và Trưởng ban Tổ chức Cao Yongzhong đã chỉ thị rằng cần phải trừng phạt nghiêm khắc trường hợp này.

Trong tuần từ ngày 2/12 đến ngày 8/12/2019, Li Qingwen, một "cá nhân chủ chốt" ở Trạm Giang, người đang bị chính quyền giám sát vì là người chỉ trích thẳng thắn chế độ Trung Quốc, đã phát tán một video trên WeChat cho thấy các cuộc đụng độ giữa cảnh sát và những người dân thường tại nhà tang lễ Huazhou ở thành phố Mậu Danh. Cảnh sát địa phương buộc Li đóng tài khoản WeChat của mình và ký vào giấy cam đoan hứa sẽ không tái phạm. Công văn từ Huang Yongwu, Phó thị trưởng Trạm Giang đã chỉ đạo cơ quan công an tiếp tục theo dõi những vụ việc như vậy hàng ngày.

Ảnh chụp màn hình một tài liệu nội bộ nêu chi tiết hướng dẫn từ Phó thị trưởng  Huang Yongwu của Trạm Giang, về một bài đăng trên Weibo về một cuộc biểu tình tại một nhà tang lễ địa phương. (Cung cấp cho Đại Kỷ Nguyên)
Ảnh chụp màn hình một tài liệu nội bộ nêu chi tiết hướng dẫn từ Phó thị trưởng Huang Yongwu của Trạm Giang, về một bài đăng trên Weibo về một cuộc biểu tình tại một nhà tang lễ địa phương. (Cung cấp cho Đại Kỷ Nguyên)

Vào sáng ngày 13/9/2019, hơn 60 người dân làng Su của thị trấn Changqi đã tụ tập để phản đối chính phủ thu hồi đất của họ. Cuộc biểu tình thu hút nhiều khán giả. Thị trưởng Jiang Jianjun và Tổng Thư ký Chen Caijun của Trạm Giang đã ra chỉ lệnh cho chính quyền địa phương phải “duy trì sự ổn định và không để sự việc leo thang”.

Ngày 28/8/ 2019, hơn 10 chủ doanh nghiệp của Trung tâm thương mại quốc tế Yiwu City ở Trạm Giang đã đến Trung tâm bán hàng Yiwu ở Trạm Giang để tổ chức một cuộc biểu tình. Bí thư Thành ủy Zheng Renhao đã chỉ đạo chính quyền địa phương kiểm soát và ngăn chặn tình hình để không trở thành “một vụ khiếu kiện quy mô lớn”.

Vào tối ngày 4/4/2019, một tài xế say rượu đã tông vào một nhóm người ở làng Meiling, thị trấn Shicheng của Trạm Giang, khiến 4 người thiệt mạng và 7 người bị thương. Chính quyền địa phương muốn che giấu sự việc. Bí thư Đảng ủy Zheng và Thị trưởng Jiang nói, "Chúng ta phải quản lý và kiểm soát dư luận [về sự cố] này".

Ngày 3/3/2019, gần 30 người khiếu kiện bị chính quyền Trạm Giang giám sát như "những cá nhân quan trọng” đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện và sau đó đã bị chính quyền thành phố chặn lại. Vào thời điểm đó, “Lưỡng hội” hay hai cuộc họp chính trị thường niên của cơ quan lập pháp bù nhìn của Trung Quốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) và Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, đang diễn ra tại Bắc Kinh.

Chỉ thị của Bí thư Zheng liên quan đến vụ việc nêu rõ: “Hãy coi đây là một nhiệm vụ chính trị và chiến đấu với nó như một trận chiến cam go. Hãy trừng phạt những cá nhân quan trọng có liên quan”.

Khiếu kiện hàng loạt

Các tài liệu nội bộ cũng tiết lộ rằng các vụ khiếu kiện đông đảo quần chúng tham gia ở Trạm Giang đã tiếp tục xảy ra. Có hàng chục vụ khiếu kiện đông người được ghi lại trong tài liệu liên quan đến hơn 30 người biểu tình về nhiều vấn đề như tham nhũng của chính phủ, nhân quyền, phúc lợi xã hội, các vấn đề cựu chiến binh, tiền thuê nhà cao và tranh chấp đất đai.

Ảnh chụp màn hình hàng trăm người dân phản đối việc xây dựng một dự án nhà máy điện địa phương đã đụng độ với lực lượng cảnh sát vũ trang địa phương, ở quận Suixi, thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 27/7/2017. (Cung cấp cho Đại Kỷ Nguyên)
Ảnh chụp màn hình hàng trăm người dân phản đối việc xây dựng một dự án nhà máy điện địa phương đã đụng độ với lực lượng cảnh sát vũ trang địa phương, ở quận Suixi, thành phố Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, vào ngày 27/7/2017. (Đại Kỷ Nguyên)

Vào ngày 8/6/2020, hơn 60 chủ doanh nghiệp trên tầng một của chợ Baiyuan, quận Chikan, đã kiến ​​nghị lên chính quyền thành phố vì các vấn đề về việc chậm giảm tiền thuê nhà trong thời gian diễn ra đại dịch

Vào sáng ngày 21/2/2019, 137 cựu chiến binh từ khắp Trạm Giang đã kiến ​​nghị với Văn phòng các vấn đề cựu chiến binh địa phương về việc họ bị đối xử tồi tệ. Nhiều trợ cấp y tế, hưu trí và tàn tật của cựu chiến binh đã bị từ chối, trì hoãn hoặc không đủ.

Từ ngày 31/12/2018 đến ngày 3/1/2019, hơn 100 chủ nhà từ thành phố Vanke ở Trạm Giang đã cầm biểu ngữ và tuần hành tới chính quyền thành phố để phản đối mức phí đậu xe cao tại khu vực họ sinh sống.

Nguyên Hương
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Báo cáo rò rỉ tiết lộ cách thành phố Trung Quốc giám sát người bất đồng chính kiến, đàn áp biểu tình