Bắc Kinh tăng 137 ca nhiễm dịch, chuyên gia Trung Quốc đổ lỗi cho Âu Mỹ, thương gia buộc phải nói sự thật?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dịch bệnh viêm phổi Vũ Hán đột nhiên bùng phát trở lại, chỉ trong 6 ngày đã có tổng số 137 người được chẩn đoán. Chính quyền Trung Quốc chỉ ra rằng cá hồi nhập khẩu bán tại chợ Tân Phát Địa có liên quan tới nguồn lây virus. Nhưng hiện tại có những thương nhân lên tiếng rằng cá ở trong chợ đều là ‘hàng trong nước’. Một loạt sự việc đã khiến ngoại giới đặt thêm nhiều nghi vấn.

137 ca bệnh được chẩn đoán trong 6 ngày, chuyên gia đại lục đồng loạt đổ lỗi

Vào ngày 16/6, trang web chính thức của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã báo cáo rằng sau khi dịch bệnh bùng phát 6 ngày từ ngày 11/6, tình hình tiếp tục nghiêm trọng. Tính đến nửa đêm ngày 15/6, tổng cộng có 106 trường hợp đã được chẩn đoán nhiễm virus Corona Vũ Hán. Có 4 trường hợp mới được chẩn đoán ở Hà Bắc vào ngày 15/6, cũng liên quan đến ca nhiễm ở Bắc Kinh. Tới ngày 17/6 đã tăng thêm 31 ca bệnh mới, trong đó có 19 bệnh nhân nam và 12 bệnh nhân nữ, với tuổi trung bình là 43, người được chẩn đoán nhỏ nhất là 8 tuổi.

Đối với các trường hợp nhiễm dịch được xác nhận ở Bắc Kinh, thay vì dồn sức vào việc điều tra nguồn lây nhiễm, thì chính quyền Trung Quốc lại thường xuyên tổ chức các cuộc họp báo với ý đồ đổ trách nhiệm ra bên ngoài.

Tại một cuộc họp báo phòng chống và kiểm soát dịch vào ngày 15/6, người phát ngôn của chính quyền thành phố Bắc Kinh, ông Từ Hòa Kiến (Xu Hejian) cho biết rằng theo kết quả phân tích xét nghiệm virus ở các khu vực dân cư trọng điểm, đợt bùng phát ở Bắc Kinh lần này có liên quan rất lớn đến chợ nông sản Tân Phát Địa.

Vào ngày 15/6, Phó hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng tại Đại học Bắc Kinh, ông Vương Bội Ngọc nói với tờ Thời báo Hoàn cầu rằng, từ tình hình hiện tại cho thấy các trường hợp được xác nhận ở Bắc Kinh đều có chung đường lây nhiễm liên quan đến chợ nông sản Tân Phát Địa. Điều này cho thấy dịch bệnh ở Bắc Kinh chưa vào giai đoạn lây nhiễm trong cộng đồng.

Ông Dương Bằng (Yang Peng), chuyên gia Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Bắc Kinh, cho biết: "Thông qua giải trình tự bộ gen, phát hiện virus này đến từ châu Âu". Về cách thức virus xâm nhập vào Trung Quốc, ông Dương Bằng không thể giải thích được, chỉ phỏng đoán rằng nó có thể do hải sản, thịt…

Ông Ngô Tôn Hữu (Wu Zunyou), chuyên gia dịch tễ học của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng chỉ ra rằng điều tra sơ bộ cho thấy nguồn virus là từ nước ngoài. Nhiều hải sản, thịt gia cầm ở chợ bán buôn được nhập từ nước ngoài; trên toàn cầu mỗi ngày có hàng trăm ngàn ca nhiễm dịch mới, người nhiễm có thể lúc xử lý sản phẩm gây lây nhiễm. Ông cho rằng chủng virus này thuộc loại của châu Âu, nhưng điều đó không có nghĩa là virus phải đến từ các nước châu Âu, mà còn có thể đến từ nước Mỹ.

Trước đó, trong một cuộc phỏng vấn với tờ China News Weekly, Giáo sư và là nhà virus học trưởng của Khoa Y học cơ sở thuộc Đại học Thanh Hoa, ông Trình Công (Cheng Gong) cho biết: không loại trừ cá hồi là một vật dẫn hoặc môi trường dính virus, vì cá có thể bị nhiễm dịch ở nước ngoài trước và sau đó truyền vào Trung Quốc đại lục.

Đổ lỗi cho cá hồi? Phơi bày sự thật

Sau khi chính quyền Trung Quốc công bố chợ Tân Phát Địa là một "nơi gây lây nhiễm dịch", và dẫn sự chú ý của mọi người vào "cá hồi nhập khẩu". Nhưng thật bất ngờ, tuyên bố của các thương nhân lại khiến ngoại giới quan tâm.

Sau khi Bắc Kinh chính thức yêu cầu các công ty, siêu thị lớn trong nước loại bỏ tất cả cá hồi trong đêm, có nhà hàng Trung Quốc đã lên tiếng cho rằng việc tuyên truyền nhà hàng sử dụng cá hồi nhập khẩu là giả. Trên thực tế, họ đều dùng cá ở trong nước.

Trong đó có một nhà hàng đã chỉ ra rằng “thực đơn ‘cá hồi’ của cửa hàng trước nay luôn là "loại cá hồi cầu vồng chất lượng cao được sản xuất trong nước, và an toàn thực phẩm được đảm bảo". Tuyên bố này hiện vẫn chưa được chính quyền Trung Quốc xác nhận.

Hiện tại, vụ việc đã khiến người dân bàn tán sôi nổi, bởi vì một số chuyên gia trước đây đã nhắc nhở rằng cá hồi cầu vồng là cá nước ngọt và không phù hợp để ăn như sashimi.

Ông Sigmund Bjørgo, Giám đốc Trung Quốc của Hội đồng Thủy sản Na Uy, cũng chỉ ra trong một cuộc phỏng vấn với TOPick rằng cá hồi cầu vồng không phải là cá hồi. Mặc dù cả hai đều sống ở sông và biển, cá hồi màu cam còn cá hồi cầu vồng là màu đỏ. Cá nhân ông cho biết sẽ không ăn sashimi cá hồi hoang dã mà chưa qua đông lạnh.

Trước tin tức này, nhiều người không hài lòng với việc nhà hàng thay thế cá hồi bằng cá hồi cầu vồng giá rẻ. Có người cho rằng "Phát hiện ổ dịch lần này đã buộc nhiều doanh nghiệp phải nói sự thật. Thông thường, cá hồi cầu vồng trong nước được bán với giá cá hồi nhập khẩu".

Minh Thanh

Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh tăng 137 ca nhiễm dịch, chuyên gia Trung Quốc đổ lỗi cho Âu Mỹ, thương gia buộc phải nói sự thật?