Bắc Kinh lo lắng vì Kim Jong Un không vâng lời sau khi Triều Tiên thử bom hạt nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thực sự lo lắng không phải là bom hạt nhân, mà là điều họ cần làm nếu Triều Tiên - dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un - không tuân thủ 100% như trước đây, giới phân tích nhận định.

Một tài liệu nội bộ mà Epoch Times có được cho thấy, các chuyên gia Trung Quốc đã cảnh báo rằng, một vụ rò rỉ hạt nhân sẽ gây ra mối đe dọa lớn đối với tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc hoặc có thể gây ra một cuộc chiến tranh hạt nhân. Tài liệu này được viết sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử bom khinh khí đầu tiên vào năm 2016.

Vào trưa ngày 6/1/2016, Triều Tiên công bố vụ thử bom khinh khí đầu tiên "thành công". Vụ thử này đã gây ra một trận động đất 4,9 độ richter ở các huyện gần biên giới thuộc tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc. Người dân địa phương tại các huyện đó đã bị chấn động và hoảng loạn.

Quả bom của Triều Tiên có sức nổ tương đương khoảng 8.000 tấn thuốc nổ. Khu vực thử bom của nước này cách Trung Quốc không quá 100 km. Chính quyền Trung Quốc đã có một phản ứng mạnh mẽ.

Trong trường hợp xảy ra rò rỉ hạt nhân hoặc chiến tranh hạt nhân, Cát Lâm sẽ là tỉnh bị ảnh hưởng đầu tiên; hàng triệu km vuông ở khu vực đông bắc và bắc Trung Quốc sẽ bị ô nhiễm phóng xạ.

Giới phân tích nhận định rằng, điều mà Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thực sự lo lắng không phải là bom hạt nhân, mà là điều họ cần làm nếu Triều Tiên - dưới sự lãnh đạo của Kim Jong Un - không tuân thủ 100% như trước đây.

Trong báo cáo, Trung Quốc đã đề xuất 3 kế hoạch để bảo vệ khu vực biên giới của mình.

  1. Thực hiện kế hoạch ứng phó khẩn cấp về môi trường để đối phó với bức xạ hạt nhân và thiết lập các điểm quan trắc dữ liệu tại các khu vực gần khu thử nghiệm bom;
  2. Thiết lập các sự kiện quan hệ công chúng và cơ chế tư vấn tâm lý, đồng thời đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật khẩn cấp về tai nạn bức xạ;
  3. Triển khai nhanh chóng lực lượng lục quân và không quân tại các thành phố và huyện biên giới, bao gồm Ji’an, Changbai, Helong, Longjing, Hunchun và Tumen, những người sẵn sàng chiến đấu cấp một; huy động binh sỹ phòng không hóa học, lực lượng phòng không, đặc công, lực lượng tên lửa sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp; và tăng cường máy bay trinh sát và máy bay chiến đấu tuần tra để thu thập thông tin tình báo.

Ngoài ra, các cuộc tập trận quân sự nên được tổ chức ở Cát Lâm để ngăn chặn xung đột biên giới do bất ổn với Triều Tiên.

Hậu quả của vụ thử bom H đầu tiên của Bình Nhưỡng

Để đối phó với cuộc thử nghiệm bom, chính quyền Tổng thống Trump đã thay đổi chính sách đối với Triều Tiên trong hơn hai thập kỷ. Hai nhóm tác chiến hàng không mẫu hạm của Mỹ hướng đến Bán đảo Triều Tiên, đưa ra lời cảnh báo nghiêm khắc tới Bình Nhưỡng.

Vào tháng 3/2016, với sự chấp thuận của Trung Quốc, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thông qua các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc nhất đối với Triều Tiên trong 20 năm.

Sau đó, một cuộc khẩu chiến đã nổ ra trên các hãng truyền thông chính thức giữa Trung Quốc và Triều Tiên, mỗi bên đều đưa ra những lời chỉ trích gay gắt.

Tại Hàn Quốc, Mỹ đã đạt được thỏa thuận triển khai Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) để chống lại mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. THAAD là hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo của Mỹ được thiết kế để bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung.

Thỏa thuận Mỹ - Hàn khiến Trung Quốc tức giận; và quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn Quốc xuống trở nên rạn nứt chưa từng thấy.

Mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Triều Tiên bắt đầu được cải thiện trong các chuyến thăm cấp nhà nước giữa hai nước vào năm 2018.

Nhà phân tích Trung Quốc Li Linyi nhận định rằng, ĐCSTQ không lo lắng về ô nhiễm bức xạ hạt nhân mà là làm thế nào để đối phó với Triều Tiên dưới thời Kim Jong Un nếu ông Kim thách thức Trung Quốc, hoặc nếu ông ấy tiến hành các vụ thử hạt nhân vào thời điểm mà Bắc Kinh không mong muốn.

Nguyễn Minh
Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Bắc Kinh lo lắng vì Kim Jong Un không vâng lời sau khi Triều Tiên thử bom hạt nhân