Ai sẽ là người nhớ đến ĐCSTQ nếu nó sụp đổ?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 09/11/2019, đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin ngăn cách Đông và Tây Đức sụp đổ.

Một số người trở nên lo lắng và nhiều bài báo phân tích cũng liên tục xuất hiện. Các bài viết này được đăng dưới dạng vừa là dữ liệu vừa là phân tích tình hình sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Có quan điểm cho rằng người dân ở Đông Đức cảm thấy sau khi bức tường sụp đổ thì cuộc sống của họ không còn tốt đẹp như trước nữa và hồi tưởng lại Đông Đức trước đây. Những quan điểm ẩn trong các bài viết chủ yếu muốn nói: Mọi người đừng theo đuổi dân chủ nữa hoặc người Đông Đức đều hối hận vì đã thống nhất.

Những kiểu bài viết này thường có tác dụng mê hoặc rất lớn.

Theo hồ sơ dữ liệu, Đông Đức có khoảng 18 triệu dân, trong đó có hơn 6 triệu người bị cảnh sát mật vụ Đông Đức theo dõi. Nhưng điều làm người ta phải kinh ngạc hơn là số lượng người cung cấp thông tin cho mật vụ cũng rất lớn, chiếm gần 2% dân số, tương đương với hơn 300 nghìn người.

Sau khi Đông Đức và Tây Đức thống nhất, rất nhiều người Đông Đức đã phát hiện rằng, những người thân bên cạnh mình như vợ, chồng, bạn bè và những giáo sư, học giả lương tri lại là gián điệp. Sự thật này khiến rất nhiều người Đông Đức không thể chấp nhận được.

Nhiều người đổ lỗi do hai miền nước Đức thống nhất mà khiến người dân càng ngày càng mất phương hướng, nên họ nhớ lại Đông Đức ngày trước. Đây chẳng phải là sự đảo ngược khái niệm logic sao? Đông Đức có nhiều mật vụ và cảnh sát mật như vậy, điều này có thể thấy rõ ràng chế độ độc tài đã dùng đến những chính sách hạ lưu và thâm độc nhất. Toàn bộ những người thiện lương trong xã hội bị lôi kéo vào sự thoái hoá, biến chất. Mọi người đều tố giác và vạch trần lẫn nhau, vợ chồng, con cái vốn hoà thuận bỗng nhiên trở thành kẻ thù.

Cảnh tượng này rất giống với Trung Quốc dưới thời Đại cách mạng văn hóa.

Theo một số bài viết, Đông Đức dưới sự giúp đỡ của Tây Đức đã dần dần thoát khỏi cơn ác mộng dưới thời kỳ độc tài, cuộc sống của người dân cũng trở nên sung túc, đầy đủ hơn. Mặc dù vẫn không cách nào sánh được với Tây Đức, nhưng đa số mọi người không còn nhớ đến thời kỳ chuyên chế Đông Đức nữa.

Vậy những người còn nhớ đến thời kỳ độc tài Đông Đức phải chăng không có? Đương nhiên là có, thậm chí còn không ít. Hệ thống cảnh sát mật vụ ở Đông Đức rất lớn, số người tham gia vào mạng lưới tình báo cũng rất lớn. Bộ phận những người này chủ yếu dựa vào bán rẻ lương tâm, dựa vào thể chế, dựa vào đặc quyền mà tham ô hủ bại, ngông cuồng ức hiếp dân lành. Xã hội tiến tới dân chủ, đặc quyền cũng bị xoá bỏ. Họ ngoài việc dựa dẫm vào thể chế chính trị ra thì không có bất kỳ chuyên môn gì, khi sự thật được phơi bày họ đã bị cả xã hội coi thường. Giống như cảnh sát mật vụ dưới thời Đông Đức đã từng nói một câu kinh điển: “Nếu là vào thời Đông Đức, tôi có thể tuỳ ý cưỡng hiếp vợ của bạn”.

Các quan chức, cảnh sát mật vụ và những tình báo viên dựa dẫm vào chế độ độc tài sẽ nhớ lại những ngày tháng quang vinh và quyền cao lộc hậu của họ dưới thời xã hội chuyên chế. Nếu hỏi những người này có nhớ thời Đông Đức hay không, họ nhất định dõng dạc trả lời: “Xã hội độc tài tốt hơn” hay “xã hội Đông Đức tốt hơn”. Từ quan điểm này, người ta kết luận rằng người dân Đông Đức nhớ thời kỳ độc tài của Đông Đức, đây chẳng phải là một sự đảo ngược về khái niệm logic sao?

Trên thực tế, chúng ta hãy nhìn Trung Quốc hiện tại, mặc dù chế độ này tuyên bố rằng đang tiến đến dân chủ, nhưng xã hội không thể tránh khỏi những xâu xé lẫn nhau. Nguyên nhân không phải do chế độ dân chủ đem lại, mà là những độc tố còn sót lại của một xã hội độc tài.

Những kiểu người sẽ đau xót, thương tiếc chế độ độc tài

Thứ 1: Tham quan hủ bại

Tài sản của những tham quan sau khi được đưa ra ánh sáng kỳ thực rất khó để dân chúng tha thứ cho họ, bởi vì nó quá lớn. Những kẻ tham ô hủ bại sau khi bị bắt vào tù liệu có còn cao giọng nói ĐCSTQ muôn năm nữa không? Có giống như Lưu Hồ Lan năm đó cao giọng nói Đảng viên của ĐCSTQ] thì không được bắt?

Thứ 2: Một lượng lớn công nhân viên chức và nhân viên trong thể chế

Những người này, ngoài việc ỷ lại vào chế độ ra thì họ không có bất kỳ chuyên môn nào. Nếu Trung Quốc tiến đến xã hội dân chủ, tự nhiên sẽ không cần đến một lượng lớn đội ngũ công nhân viên chức như vậy. Xã hội dân chủ sẽ bảo đảm cuộc sống của nhân dân, nhưng những đặc quyền của thể chế và ưu tiên là hoàn toàn không còn.

Thứ 3: Một lượng lớn quần thể hủ bại xã hội như bác sĩ, giáo viên, nhà nghiên cứu...

Điều tồi tệ nhất ở Trung Quốc chính là sự hủ bại trong toàn xã hội, điều đó khiến quần thể những người có văn hoá cao cũng rơi vào vũng bùn này. Nhóm người sống thoải mái bằng tham nhũng có thể sẽ không nhớ đến những tháng ngày tham ô thoải mái trong thời kỳ độc tài?

Thứ 4: Một số lượng lớn con cái của các quan chức, bồ nhí hoặc thân nhân của những quan tham

Khi tài sản của những quan tham này bị thu hồi, thì những ngày tháng ăn chơi hưởng lạc của những người này sẽ kết thúc. Chiến dịch chống tham nhũng của Trung Quốc từ lâu đã gây ra sự phản đối mãnh liệt từ thế hệ thứ hai của các quan chức và tình nhân của họ ở nước ngoài. Những lời lẽ phản đối đầy trắng trợn của họ khiến dân chúng vô cùng bất bình.

Với thói quen xa hoa hưởng lạc, thì những người này trong tương lai họ có thể không nhớ đến những ngày tháng hạnh phúc dưới thời độc tài hay sao?

Thứ 5: Đội quân dư luận viên “50 xu”

Theo một số liệu thống kê chưa đầy đủ của Trung Quốc, số lượng cảnh sát mạng của nước này có ít nhất hơn 2 triệu người. Những người thuộc đội quân này, một khi lộ diện sẽ mất hết uy tín và bị coi thường.

Đứng trước một tương lai tồi tệ như vậy, những người này liệu có hy vọng chế độ độc tài sụp đổ?

Thứ 6: Những kẻ vô lại, độc ác dựa dẫm vào thể chế

Cho dù ở thành phố hay nông thôn, sẽ luôn có một nhóm người hoạt động như những kẻ côn đồ cho chế độ độc tài, dựa vào bắt nạt dân chúng mà thu lại khoản lợi nhuận khổng lồ cho mình.

Những người này, có người chỉ là những quan chức thấp, có người chỉ là những tên lưu manh vô lại. Khi phải xa rời “nguồn nuôi dưỡng” của chế độ độc tài, thì liệu họ có thể không nhớ tới quá khứ?

Thứ 7: Những người hành ác trầm trọng cả trong và ngoài thể chế

Ẩn nấp dưới chế độ độc tài có bao nhiêu tội ác? Phần nổi ra cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng mà đã làm cho người ta cảm thấy kinh ngạc.

Như vậy, chúng ta có thể dự đoán trước trong tương lai Trung Quốc có thể sẽ làm nhiều nhất hai việc này:

  • Thứ 1: Xây dựng thêm nhiều nhà tù, bởi vì quá nhiều tội ác, quá nhiều người phạm tội. Cho dù là có ân xá, thì trại giam cũng bị quá tải.
  • Thứ 2: Sửa lại bản án cho những tù nhân bị oan và bồi thường một khoản tiền lớn cho nền tư pháp bất công trước đó. Số tiền này so với quỹ tài sản của những quan tham hủ bại có thể còn lớn hơn rất nhiều.

Cho đến hôm nay, những quan tham ĐCSTQ đã rời khỏi tổ quốc của họ chạy trốn đến các nước phương Tây. Không lâu sau họ sẽ phát hiện không có “nguồn dinh dưỡng” từ thể chế, không có đặc quyền, không có bồ nhí, cũng không có người hàng ngày nịnh bợ, không có những buổi ăn uống linh đình, họ không cách nào chịu được hiện thực. Do đó họ sẽ từ nội tâm mà cảm ơn thể chế đó, cảm ơn ĐCSTQ. Bởi vì họ nhận ra rằng, nếu không có thể chế này, thì những kẻ “ký sinh” như họ sẽ không có bất kỳ sự khẳng định nào trong xã hội.

Ngọc Trân
Theo Secret China

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

Ai sẽ là người nhớ đến ĐCSTQ nếu nó sụp đổ?