65 nghị sĩ Quốc hội Pháp đề xuất dự luật ngăn chặn Trung Quốc mổ cướp nội tạng

Giúp NTDVN sửa lỗi

65 nghị sĩ Pháp đã cùng ký một đề xuất pháp lý nhằm ngăn chặn nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng người, buôn bán và cấy ghép trái phép của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và đệ trình lên Quốc hội Pháp (Hạ viện) vào ngày 15/9. Ngày càng có nhiều nghị sĩ gia nhập hàng ngũ ủng hộ dự luật này.

Cách đây vài ngày, trang web chính thức của Quốc hội Pháp đã đăng tải nội dung đề xuất số 3316 tên là “Đảm bảo đạo đức hiến tạng” và đề xuất sửa đổi các quy định về y tế công cộng của Pháp, nhằm giám sát việc tuân thủ đạo đức ghép tạng của các cá nhân, cơ sở y tế hoặc cơ quan nghiên cứu của Pháp hợp tác với các nước ngoài Liên minh Châu Âu (EU), để tránh tiếp tay cho cái ác.

Đề xuất tập trung vào hành vi cưỡng bức mổ cướp nội tạng của ĐCSTQ

Theo nội dung đề xuất được Quốc hội công bố, ở Pháp và châu Âu, hệ thống hiến và ghép nội tạng được quy định và giám sát rất chặt chẽ. Ở Pháp, bệnh nhân phải mất khoảng 3 năm mới có được nội tạng phù hợp để ghép, do tình trạng khan hiếm tạng nên thời gian chờ đợi tăng lên theo từng năm. Do đó, các bệnh nhân Pháp đã ra nước ngoài để mua nội tạng cấy ghép.

Dự luật do bà Frédérique Dumas (góc trên cùng bên trái) – một nghị sĩ của Quốc hội Pháp khởi xướng. Đã có 65 nghị sĩ cùng ký vào đề xuất sửa đổi nhằm "Đảm bảo đạo đức hiến tạng". (Ảnh từ trang web chính thức của Quốc hội Pháp / Epoch Times tổng hợp)
Dự luật do bà Frédérique Dumas (góc trên cùng bên trái) – một nghị sĩ của Quốc hội Pháp khởi xướng. Đã có 65 nghị sĩ cùng ký vào đề xuất sửa đổi nhằm "Đảm bảo đạo đức hiến tạng". (Ảnh từ trang web chính thức của Quốc hội Pháp / Epoch Times tổng hợp)

Luật pháp của Pháp quy định rằng, việc hiến tặng nội tạng phải là miễn phí và ẩn danh, và người vi phạm phải chịu các hình phạt của pháp luật: 7 năm tù và phạt 100.000 euro (khoảng 2,71 tỷ VNĐ).

Đề xuất nói rằng, vấn đề du lịch cấy ghép nội tạng ở Pháp đã bắt đầu từ những năm 1980. Những người giàu có ở Pháp đã đến một số nước nghèo để mua nội tạng, nghiêm trọng nhất là ở Trung Quốc, bởi vì ở Trung Quốc “họ (ĐCSTQ) thu hoạch nội tạng của các tù nhân lương tâm”. Theo quan điểm của luật pháp Pháp và luật pháp quốc tế, hành vi này là tước bỏ “quyền tự do và quyền được biết” của tù nhân lương tâm và thực hiện mà không có sự đồng ý của họ.

Đề xuất nêu rõ: “Ngày nay, ở Trung Quốc, các tù nhân lương tâm chính là các học viên Pháp Luân Công, người Duy Ngô Nhĩ và tín đồ Cơ đốc giáo”; “Kể từ năm 2006, ông David Kilgour, cựu Quốc vụ khanh phụ trách Châu Á - Thái Bình Dương của Canada và luật sư nhân quyền quốc tế David Matas đã cùng làm một báo cáo điều tra, theo hồ sơ cập nhật năm 2016, ước tính Trung Quốc tiến hành khoảng 90.000 ca cấy ghép nội tạng bất hợp pháp mỗi năm".

Đề xuất nêu ví dụ rằng, một bệnh viện ở Thiên Tân có 500 - 700 giường bệnh dành riêng cho cấy ghép nội tạng và tỷ lệ lấp đầy giường bệnh là 100% đến 131%. Riêng bệnh viện này thực hiện 4.000 - 5.000 ca cấy ghép mỗi năm. Theo tính toán của 146 bệnh viện đủ tiêu chuẩn làm phẫu thuật cấy ghép nội tạng được Bộ Y tế Trung Quốc chứng nhận, con số chính thức là 29.000 ca cấy ghép mỗi năm. Đây rõ ràng là đã che giấu sự thật.

"Ngoài ra, thời gian chờ lấy nội tạng là cực kỳ ngắn, trung bình là 12 ngày. Ngược lại, ở phương Tây, phải mất 3 năm nếu tuân thủ đạo đức hiến tạng. Chính thời gian chờ ngắn như vậy (ở Trung Quốc) là điều khiến mọi người lo ngại và nó cho thấy rằng, đây là hành vi xâm phạm quyền tự do và quyền được biết một cách có hệ thống”. Đề xuất chỉ ra rằng: “Mổ cướp nội tạng mà không được thông báo và không có sự đồng ý thì chính là [hành vi] mang tính cưỡng ép, đây là hành vi tấn công cực kỳ nghiêm trọng vào sự tôn nghiêm và quyền được sống của mỗi cá nhân”.

Đề xuất cũng trích dẫn báo cáo điều tra của Tòa án Độc lập Trung Quốc (China Tribunal) nói rằng, "hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã xảy ra ở Trung Quốc hơn 20 năm nay" và "tội ác chống lại loài người này đã được xác thực một cách chắc chắn".

Hiện tại, một số quốc gia (chẳng hạn như Tây Ban Nha, Ý, Israel và Đài Loan) đã sửa đổi luật của họ để ngăn chặn công dân của họ tham gia vào hành vi tàn bạo này của ĐCSTQ.

Luật của Pháp và Châu Âu vẫn chưa có chế tài có hiệu lực và cần phải sửa đổi

Trong hai thập kỷ qua, Pháp là một trong những đối tác hợp tác y tế và khoa học chủ yếu của Trung Quốc. "Các bác sĩ cấy ghép của Pháp có khả năng trở thành đồng lõa một cách không tự biết trong việc mổ cướp nội tạng, vì chính họ đã đào tạo các bác sĩ Trung Quốc". Đề xuất nhấn mạnh: Từ các luật hiện hành của Pháp và Châu Âu có thể thấy, đến nay vẫn chưa có biện pháp nào được thông qua để tiến hành trừng phạt các chính phủ phạm tội cưỡng bức thu hoạch nội tạng người.

Theo đề xuất, vào năm 2013 và 2016, Nghị viện châu Âu đã thông qua "Công ước của Hội đồng Châu Âu về phản đối hành vi mua bán nội tạng người” (Conseil de l'Europe contre le trafic d'organes humains) nhằm chống lại việc buôn lậu nội tạng người. Công ước này còn được gọi là “Công ước Compostelle” (Convention de Compostelle). Pháp cũng đã ký Công ước này vào năm 2019, nhưng khả năng chế ước của nó có hạn, tư pháp của Pháp rất khó hoặc không thể xét xử những người phạm tội du lịch cấy ghép và buôn bán nội tạng.

"Trước việc châu Âu không thực hiện các biện pháp trừng phạt để chống lại các tội phạm nêu trên, Pháp cần phải sửa đổi luật trong nước để ngăn chặn các cơ sở y tế công và tư của Pháp đồng lõa với các vi phạm nhân quyền". Đề xuất chỉ ra rằng, vì vậy “các cơ quan y tế của Pháp có ký thỏa thuận hợp tác với phía Trung Quốc nên là đối tượng bị giám sát".

Đề xuất nêu rõ mục tiêu căn bản của y học Pháp là phù hợp với đạo đức và vì để nâng cao trình độ y học trên toàn thế giới, nhưng trong quá trình tích cực hợp tác với các cơ quan của ĐCSTQ, Pháp đã “bất chấp các cam kết mà tiến hành trong khi không thực hiện bất kỳ phương pháp đánh giá và kiểm soát cụ thể nào. Phòng thí nghiệm Vũ Hán P4 đã chứng minh điều này với thế giới, và đây cũng là cốt lõi của cuộc tranh cãi về nguồn gốc của đại dịch Covid-19".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng, hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc tuân theo đạo đức y tế và khoa học, nhưng năm ngoái, Bộ Ngoại giao Anh tiết lộ rằng các nguồn thông tin của WHO là do chính quyền Trung Quốc (ĐCSTQ) cung cấp. Vậy nên “tính độc lập và độ tin cậy của thông tin này tất nhiên là có vấn đề".

Đề xuất liệt kê hơn một chục bệnh viện lớn ở Pháp vẫn duy trì mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với các bệnh viện ở các thành phố lớn của Trung Quốc, và các bệnh viện ở Trung Quốc sẽ trả trợ cấp tài chính cho các cơ sở y tế của Pháp. Hiện tại, vẫn còn nhiều bác sĩ phẫu thuật người Pháp tiếp tục được phía Trung Quốc thuê để đào tạo kỹ thuật cho các bác sĩ Trung Quốc. Vấn đề là "những sự hợp tác này không tuân thủ bất kỳ phương pháp đánh giá và kiểm soát cụ thể nào".

Đề xuất sửa đổi 6 điều khoản quy định

Theo Điều 511-2 của Luật Hình sự Pháp, việc mua bán nội tạng và mổ cướp nội tạng của người trưởng thành còn sống hoặc đã chết đều sẽ bị trừng phạt.

Điều R.1235-28 của “Luật Y tế Công cộng” của Pháp quy định rằng, người cấy ghép nội tạng phải tuân theo luật pháp của Pháp để đảm bảo rằng quốc gia xuất xứ của nội tạng tuân theo các nguyên tắc đạo đức cơ bản, tức là phải được sự đồng ý của người hiến tạng.

Điều L. 6134-1 của “Luật Y tế Công cộng” của Pháp quy định rằng, các cơ sở y tế tư nhân hoặc công lập của Pháp có thể ký thỏa thuận hợp tác với các cơ sở nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này lại không đưa ra bất kỳ điều kiện nào để kiểm tra xem các cơ sở nước ngoài có tuân thủ điều kiện đạo đức hay không. Nếu nhu các quốc gia mà Pháp hợp tác cùng đều tuân thủ quy phạm đạo đức, thì lỗ hổng pháp luật này cũng không phải là vấn đề. Chỉ là đối với một quốc gia không có chế độ minh bạch như Trung Quốc, đề xuất chỉ rõ rằng: Quy phạm đạo đức của ĐCSTQ khác xa với Pháp và cộng đồng quốc tế, ĐCSTQ không những xâm phạm nhân quyền và tự do của các tù nhân lương tâm, mà còn của tất cả người dân Trung Quốc.

Theo giá trị quan phổ quát của nhân loại, trước hành vi không minh bạch của chính quyền Trung Quốc, trên danh nghĩa là vì có "những nghi ngờ nhất định", dự luật đề xuất rằng: Tiến hành kiểm tra đạo đức đối với các đối tác hợp tác y tế không thuộc EU, việc điều tra trước (Điều 1), và sau đó xác minh (Điều 2) là tất yếu; ngay cả khi không có sự đảm bảo kiểm soát của bên thứ ba, thì cũng phải nghiêm cấm việc ký hợp đồng với các trung tâm nghiên cứu y tế ngoài EU không tuân thủ các quy định về đạo đức (Điều 3).

Điều 4: Trước khi ký hợp đồng hợp tác, xác minh quyền của các trung tâm nghiên cứu ở các nước không thuộc EU và quy định các biện pháp trừng phạt nếu vi phạm nội quy.

Điều 5: Đảm bảo mặt pháp lý của việc thẩm tra và xem xét ở Điều 1 và Điều 3, sẽ do các tổ chức sức khỏe và các ủy ban liên quan để soạn thảo các điều khoản để có các nguyên tắc dự phòng.

Điều 6: Bảo đảm cho toàn bộ dự luật.

Đông Phương

Theo Epoch Times tiếng Trung



BÀI CHỌN LỌC

65 nghị sĩ Quốc hội Pháp đề xuất dự luật ngăn chặn Trung Quốc mổ cướp nội tạng