2020: một năm quan trọng với vận mệnh của ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Có câu nói: "Một con gấu bị thương còn nguy hiểm hơn một con gấu khỏe". Câu này được lưu truyền rộng rãi với logic đằng sau rất đơn giản, đó là, ngay cả những đối thủ yếu thế, một khi bị dồn vào đường cùng có khả năng hành động một cách tuyệt vọng, cùng quẫn và khó lường. Do đó, nó có thể gây ra nguy hiểm lớn hơn cho các đối thủ cạnh tranh. Tất nhiên, đây chỉ là một lý thuyết mang tính khái quát, nhưng không nghi ngờ gì về sự thâm sâu, sáng suốt của nó.

Đối với ĐCSTQ, năm 2019 là một năm rất tồi tệ. Sự lãnh đạo của ĐCSTQ phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ thời hậu Mao Trạch Đông với áp lực rất lớn từ những sự kiện dồn dập trong 12 tháng vừa qua.

Nhưng những thách thức thực sự vẫn còn chưa được nhắc tới, một số trong đó là do ĐCSTQ tự gây ra cho mình hoặc do họ chọn cách xử lý sai hoặc là do cả hai.

Dịch lợn châu Phi, Huawei và kế hoạch chiến lược “Sản xuất tại Trung Quốc 2025'' gây ra tình hình hỗn loạn

Khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc, ĐCSTQ đã áp thuế trả đũa đối với thịt lợn nhập khẩu từ Hoa Kỳ và Nga - nơi xuất phát dịch bệnh này, quyết định này là một sai lầm cực lớn. Sau đó, ĐCSTQ - một tổ chức hiếm khi nhận sai, đã phải thừa nhận rằng việc họ không hành động nhanh chóng và kiểm soát dịch bệnh khiến dịch bệnh trở nên nghiêm trọng hơn dự kiến ​​và đe dọa nguồn cung cấp thực phẩm trên toàn thế giới.

Chỉ riêng năm 2019, những chính sách thất bại thảm hại này đã khiến Trung Quốc tổn thất một nửa số lợn sống. Xảy ra tình trạng thiếu lương thực trầm trọng, giá lương thực tăng vọt v.v. hoàn toàn là trách nhiệm của lãnh đạo ĐCSTQ.

Trong lĩnh vực thương mại toàn cầu, lãnh đạo ĐCSTQ tiếp tục khoe khoang về kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" của mình, nhưng thực tế điều này hoàn toàn không cần thiết. Trung Quốc tuyên bố sẽ trở thành trung tâm sản xuất và phát triển công nghệ của thế giới, nhưng cái giá phải trả là hy sinh các mối quan hệ hợp tác thương mại trọng yếu. Đây là việc làm non kém, tự huyễn hoặc bản thân và hoàn toàn ngu ngốc, từ đó, dẫn tới phản ứng ngược vốn có thể lường trước, nhưng lại khiến giới lãnh đạo ĐCSTQ cảm thấy bất ngờ.

Quan trọng hơn là kế hoạch này có mưu đồ làm cạn kiệt nền kinh tế của các đối tác thương mại lớn nhất, điều này thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với các quốc gia thực sự đã giúp Trung Quốc trở nên giàu có, ví như Hoa Kỳ. Các vụ bê bối phần mềm gián điệp của Huawei ở Ba Lan, Canada, các nước Bắc Âu và Hoa Kỳ đã bị phơi bày, càng làm tình trạng tồi tệ hơn.

Điều này cho thấy chính sách đánh cắp công nghệ và sở hữu trí tuệ do ĐCSTQ chỉ đạo đã thể hiện ra ở quy mô lớn trong công nghiệp và ngày càng nghiêm trọng so với các quốc gia khác trên thế giới.

Vì vậy, chính quyền Tổng thống Trump đã thúc đẩy việc tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Đối với nhiều người, Bắc Kinh đã, đang và sẽ tiếp tục nhận được những gì họ đáng phải nhận.

Làm rối tung tình hình Hồng Kông

Sau đó, Bắc Kinh khăng khăng áp đặt Dự luật dẫn độ đối với Hồng Kông. Đây là một hành động cực đoan và ngạo mạn. Bắc Kinh chỉ đơn giản là không muốn hoặc không thể đánh giá mức độ rủi ro của hành vi này đem lại. Biểu tình phản kháng thực ra có thể đã kết thúc nhanh chóng trong một tuần.

Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông nổ ra vào tháng 6 năm 2019 với 3 triệu người biểu tình khắp các đường phố Hồng Kông lẽ ra đã cho các lãnh đạo ĐCSTQ thấy rõ ràng cái giá của Dự luật dẫn độ đã vượt quá giá trị thực của nó. Nhưng trái lại, chính quyền ĐCSTQ từ chối sử dụng khả năng phán đoán chính xác. Giả sử họ ngay lập tức xóa bỏ dự luật vào thời điểm đó, cứ cho rằng người biểu tình giành được thắng lợi, nhưng nhiều nhất họ cũng chỉ có thể ăn mừng trên đường phố một tuần, sau đó mọi việc sẽ tiếp diễn bình thường.

Nhưng cách tiếp cận vụng về của ĐCSTQ đã phải chịu nhận sự lên án của cộng đồng quốc tế, nó cũng làm tổn thất tới thu nhập và làm tổn hại danh tiếng của trung tâm tài chính hàng đầu của Trung Quốc. Hơn nữa, các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vẫn diễn ra và có khả năng sẽ tiếp tục vô thời hạn.

Về vấn đề Hồng Kông, ĐCSTQ đã mất thế chủ động ​​và ban lãnh đạo đảng bị chỉ trích. Tệ hại hơn, nó đã dại dột quy kết cái gọi là "sự can thiệp của nước ngoài" vào Hồng Kông - điều mà ĐCSTQ liên tục sử dụng trong nhiều thập kỷ để cảnh báo công dân của mình. Đó là bởi vì Tổng thống Trump sẽ có thể lấy vấn đề Hồng Kông làm một trong những điều kiện để gây áp lực cho Trung Quốc trong cuộc đàm phán thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Do không có cách nào sớm giải quyết ổn thỏa tình hình ở Hồng Kông, Bắc Kinh đã quy cho Tổng thống Trump tội danh ‘can thiệp vào nội bộ Trung Quốc’. Đối với sự lãnh đạo của ĐCSTQ, đây là một thảm họa, và dường như nó sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Trong nội bộ đảng, Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và toàn thế giới... ai ai cũng đều biết rõ rằng lãnh đạo ĐCSTQ không thể đưa ra lựa chọn nào đúng đắn. Vết thương tự họ gây ra sẽ tiếp tục lan nhiễm vào sâu trong xương tủy của ĐCSTQ.

Hành xử hai mặt với Tổng thống Trump

Ngay cả cuộc chiến thương mại cũng có thể được giải quyết ổn thỏa trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Hồng Kông. Nhớ lại, Tổng thống Trump đã tuyên bố rằng ông sẽ đạt được thỏa thuận với ĐCSTQ vào tháng 5. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo ĐCSTQ đột ngột rút bỏ các điều khoản đã thỏa thuận với ý đồ làm suy yếu và bẽ mặt Tổng thống Trump.

Tương tự như vụ Hồng Kông, cách tiếp cận kiêu ngạo này không hề sáng suốt và cũng không giúp được gì cho ĐCSTQ. Đây không chỉ là sai lầm về sự tuân thủ phép hành xử đúng nơi đúng cách của lãnh đạo ĐCSTQ vì lợi ích của chính nó, mà còn là việc đánh giá lầm lẫn về tính cách và hành vi của Tổng thống Trump.

Do không nhận ra sự khác biệt cơ bản trong tác phong của Tổng thống Trump và người tiền nhiệm, ĐCSTQ bỏ qua phương án giải quyết dễ dàng có sẵn và lựa chọn cách phản ứng tiêu cực, cuối cùng dẫn đến sự leo thang trong cuộc chiến thương mại.

Tháng 5 năm nay, lãnh đạo ĐCSTQ đã có một cơ hội tuyệt vời để xử lý thành công các mối quan hệ với Hoa Kỳ trên cơ sở hợp tác. Kết quả là, sự kiêu ngạo và những đánh giá sai lầm của ĐCSTQ đã làm rối tung mọi thứ.

Tổng thống Trump đã nhanh chóng đáp trả cách hành xử hai mặt của ĐCSTQ. Ông ngay lập tức tăng thuế, hạn chế ĐCSTQ tiếp cận các công nghệ chính và ký lệnh cấm Huawei và các nhà cung cấp mạng khác của Trung Quốc mà có đe dọa an ninh quốc gia Mỹ. ĐCSTQ đã mất một cơ hội để giải quyết cuộc chiến thương mại một cách ổn thỏa, bớt đau đớn hơn, cho thấy rõ ràng họ không đạt được bất kỳ điểm tốt nào.

Nếu trước đây Tổng thống Trump mới có chút nghi vấn đối với thói quen ‘nói một đường làm một nẻo’ của ĐCSTQ và xu hướng các nhà lãnh đạo ĐCSTQ thích sỉ nhục người khác, thì giờ đây ông đã hiểu quá rõ. Quan trọng hơn, nếu đầu năm 2019 các thành viên của ĐCSTQ không có bất kỳ nghi ngờ nào về tương lai của họ, thì giờ đây họ đang hết sức hoang mang..

Tình hình của ĐCSTQ hiện giờ chắc chắn tồi tệ hơn thời điểm này năm ngoái.

Câu hỏi lớn nhất là, "Liệu ĐCSTQ sẽ trở nên hung hăng hơn trong năm 2020?" hay liệu ĐCSTQ có tăng cường sức mạnh quân sự trong năm tới để đối phó với các vấn đề không thể giải quyết chính xác kịp thời trước đây và những thất bại liên tiếp trong năng lực lãnh đạo? Có phải nó sẽ không thèm để ý tới hậu quả và tiếp tục lấy ‘gậy ông đập lưng ông’ rồi cuối cùng tự hủy diệt mình?

Hay Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ đánh giá lại quá trình ra quyết sách và tìm cách giải quyết các vấn đề của mình trên cơ sở hợp lý hơn? Nhưng nếu thực sự như thế, có thể đó đã không còn là ĐCSTQ nữa.

Năm 2020 chắc chắn là một năm thú vị.

Minh Thanh (biên dịch)

Tác giả: James Gorrie, một nhà văn và diễn giả ở Nam California. Ông cũng là tác giả của 'The China Crisis' (Cuộc khủng hoảng Trung Quốc).
Các quan điểm thể hiện trong bài viết này là của các tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

2020: một năm quan trọng với vận mệnh của ĐCSTQ