11 trong số 12 dự ngôn của chuyên gia thủy lợi về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có thành sự thực?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Giới địa lý cho rằng Tam Hiệp là long mạch lớn nhất thế giới. Nó mang lại lợi ích và nuôi dưỡng quốc gia Trung Quốc. Giờ đây, những người được gọi là học giả và chuyên gia không có kiến ​​thức về phong thủy bát quái đã thay đổi long mạch lớn nhất của Trung Quốc và phá hủy phong thủy Trung Quốc. Và thảm họa lớn do sự phá hủy này đem tới cho các thế hệ tương lai là vô cùng vô tận.

Sông Dương Tử là một trong những cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Con sông này chảy qua 19 tỉnh, thành phố và khu tự trị của đất nước, đã nuôi dưỡng hơn 1/3 người dân Trung Quốc kể từ thời cổ đại, quả không sai với cái tên "dòng sông mẹ".

Sông Dương Tử bắt nguồn từ sông băng Khương Căn Địch ở phía tây nam của đỉnh núi Geladaindong, đỉnh núi cao nhất của dãy núi Tanggula trên cao nguyên Tây Tạng, với tổng chiều dài 6.300 km. Tam Hiệp của sông Dương Tử bắt đầu từ phía tây huyện Phụng Tuyết của thành phố Trùng Khánh và đến phía đông thành phố Nghi Xương ở tỉnh Hồ Bắc. Từ tây sang đông, có 3 đoạn hẻm núi lớn: hẻm núi Cù Đường, hẻm núi Vu Hạp và hẻm núi Tây Lăng.

Tam Hiệp của sông Dương Tử được coi là long mạch lớn nhất thế giới. Nó đã mang lại lợi ích và nuôi dưỡng đất nước Trung Quốc trong hàng ngàn năm. Nhưng các nhà phong thủy cho biết Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xây dựng đập Tam Hiệp đã cắt đứt long mạch của dân tộc Trung Hoa, phá hủy phong thủy Trung Quốc, dẫn đến thảm họa ở lưu vực Tam Hiệp hết lần này đến lần khác.

Kể từ khi đập Tam Hiệp được hoàn thành vào năm 2006, nó đã hình thành một hồ chứa khổng lồ với chiều dài 600 km, điều này rất hiếm trên thế giới.

Hệ sinh thái Tam Hiệp (Ảnh: NASA)

Nhà phong thủy cho rằng việc xây dựng đập Tam Hiệp đã cắt đứt long mạch của đất nước Trung Quốc, sẽ hủy diệt những ngọn núi con sông tuyệt đẹp của dân tộc Trung Hoa, và mang tới những tổn thất vô hình không ước tính được.

Theo lý thuyết phong thủy của Trung Quốc, địa hình của Trung Quốc cao ở phía tây bắc và thấp ở phía đông nam nên gọi là ‘thiên khuynh tây bắc, địa hãm đông nam’.

Theo bát quái, phía đông bắc là Cấn, núi Côn Lôn thuộc loại ‘tổ sơn’. Từ quan điểm của triết học truyền thống Trung Quốc, thiên địa nhân nhất khí. Khí ngưng tụ ở mặt đất thành long mạch, tạo thành sơn mạch và thủy mạch. Do đó, bắt đầu từ núi Côn Lôn, Trung Quốc có ba sơn long và hai thủy long. Long mạch qua đi, đất nước sẽ thịnh vượng; long mạch bị tắc nghẽn, vận của quốc gia tất nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

Từ quan điểm học thuyết địa khí của môn phong thủy, phía nam sông Dương Tử thuộc về Cảnh Môn, nó thuộc dải đất vàng cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do đó, long mạch của sông Dương Tử quan trọng hơn sông Hoàng Hà và cần được bảo vệ. Ngày nay, sông Dương Tử bị cắt đứt và phong thủy bị phá hủy hoàn toàn, điều này không chỉ ảnh hưởng đến khí hậu tự nhiên và thiên văn, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.

Giới địa lý cho rằng Tam Hiệp là long mạch lớn nhất thế giới. Nó mang lại lợi ích và nuôi dưỡng quốc gia Trung Quốc. Giờ đây, những người được gọi là học giả và chuyên gia không có kiến ​​thức về phong thủy bát quái đã thay đổi long mạch lớn nhất của Trung Quốc và phá hủy phong thủy Trung Quốc.

Và thảm họa lớn do sự phá hủy này đem tới cho các thế hệ tương lai là vô cùng vô tận.

Người xưa nói: "Thiên nhiên là không thể chinh phục và bất khả chiến bại. Con người chỉ có thể thích nghi với tự nhiên và tận dụng tự nhiên". Long mạch phong thủy cũng không thể bị xáo trộn một cách tùy tiện, nếu không nó sẽ gây ra thảm họa cho nhân loại.

Khi còn sống, ông Hoàng Vạn Lý (Huang Wanli), một chuyên gia thủy lợi và giáo sư nổi tiếng tại Đại học Thanh Hoa, đã dự đoán 12 hậu quả thảm khốc đối với đập Tam Hiệp. 11 dự đoán đầu tiên đã ứng nghiệm trong những năm qua.

Dự đoán của ông bao gồm: 1. Sự sụp đổ của kè chính ở hạ lưu sông Dương Tử; 2. Vận chuyển tàu thuyền tắc nghẽn; 3. Vấn đề di dân; 4. Vấn đề phù sa; 5. Chất lượng nước xấu đi; 6. Sản xuất điện không đủ; 7. Khí hậu bất thường; 8. Thường xảy ra địa chấn; 9. Bệnh sán máng lây lan; 10. suy thoái sinh thái; 11. Lũ lụt nghiêm trọng ở thượng nguồn.

Dự báo cuối cùng của ông là 12. Đập Tam Hiệp cuối cùng sẽ buộc phải bị nổ tung.

Gần đây, ở Trung Quốc xảy ra lũ lụt rất nghiêm trọng, mực nước của 148 con sông trên khắp đất nước đã vượt quá mức cảnh báo. Tại Trùng Khánh, tính đến ngày 12/6, đã có bốn ngày mưa bão liên tục hoặc mưa bão lớn, khiến mực nước của tất cả các con sông ở Trùng Khánh tăng vọt.

4 ngày mưa liên tiếp ở Trùng Khánh (ảnh chụp màn hình web)

Theo giám sát của Trạm quan trắc thủy văn thành phố Trùng Khánh, từ 8h ngày 11/6 đến 8h ngày 12/6, đã có một trận mưa lớn ở phía đông bắc Trùng Khánh. Mưa bão đã xảy ra ở 20 khu vực quận huyện, bao gồm Vạn Châu, Khai Châu, Vân Dương, Vô Tích, Phụng Tiết, Lương Bình và Thành Khẩu, với lượng mưa tối đa hàng ngày là 206 mm.

Tính đến 10h ngày 12/6, thảm họa lũ lụt đã làm thiệt hại tới 150.194 người ở 35 thị trấn (đường phố) ở Khai Châu, Vạn Châu, Vô Tích, Vô Sơn, Trùng Khánh, v.v. Một người chết, bốn người mất tích do thảm họa và 3.222 người đã được khẩn cấp sơ tán. Diện tích bị ảnh hưởng của cây trồng nông nghiệp là 2.310 ha, trong đó đã thu hoạch được 272 ha, 89 ngôi nhà bị sập và 696 ngôi nhà bị hư hại ở các mức độ khác nhau.

Bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, mực nước của trạm Hồng Thổ của sông Xa Gia Bá ở huyện Phụng Tiết vượt quá mực nước cảnh báo 0,38 mét lúc 8 giờ ngày 12/6, mực nước của trạm Tân Lô của sông Tảo Độ ở Kỳ Giang vượt quá mực nước cảnh báo là 0,49 mét vào lúc 8h.

Áp lực lên đập Tam Hiệp ngày càng tăng, có nguy cơ xảy ra vỡ đê, sạt lở nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng người dân tốt nhất nên đề phòng trước những tình huống nguy hiểm.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

11 trong số 12 dự ngôn của chuyên gia thủy lợi về đập Tam Hiệp đã ứng nghiệm, điều cuối cùng liệu có thành sự thực?