108 quan tham bạc tỷ của Giang Trạch Dân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân là "vua hổ" trong hệ thống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Sau khi lên nắm quyền năm 1989, ông ta đã biến tổ chức này thành đảng hủ bại nhất thế giới. Những kẻ đi theo Giang được gọi chung là "Tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân" và len lỏi từ trung ương đến địa phương. Kể từ khi chính quyền ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ", đã có 542 quan chức cấp phó của tỉnh/bộ trở lên sa lưới. Trong đó phải kể đến 108 con hổ tham ô bạc tỷ dưới trướng Giang Trạch Dân.

Dưới đây là bài viết của tác giả Vương Hữu Quần (Wang Youqun), người từng công tác trong Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc, đăng trên The Epoch Times ngày 4/11/2021:

Hội nghị toàn thể lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ khóa 19 sẽ được tổ chức vào tuần tới, từ ngày 8-11/11. Hội nghị sẽ tổng kết kinh nghiệm 100 năm của Đảng và thông qua Nghị quyết lịch sử lần thứ ba. Trong đó không thể thiếu nội dung về cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.

Về danh tính thực sự của Giang Trạch Dân, nghị quyết lịch sử thứ ba của ĐCSTQ chắc chắn không dám nói rõ.

Nhà sử học Trung Quốc, ông Lã Gia Bình (Lu Jiaping), sau khi nghiên cứu chi tiết tư liệu, đã tóm tắt danh tính thực sự của Giang Trạch Dân là "hai gian, hai giả". “Gian” là gian tế, kẻ bán nước, bao gồm: thứ nhất, Giang Trạch Dân và cha ruột Giang Thế Tuấn đều làm Hán gian cho Nhật Bản; thứ hai, Giang là một mật thám đắc lực của cơ quan tình báo Liên Xô "KGB" và đã bán rẻ phần lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc cho Nga. Giang tự nhận là một đảng viên ngầm của ĐCSTQ và là con nuôi của một liệt sĩ ĐCSTQ nhưng cả hai thông tin này đều là giả mạo.

Ông Lã từng gửi bài báo cáo nghiên cứu tư liệu này cho nhiều lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, trong đó có cả ông Hồ Cẩm Đào, lãnh đạo Đảng lúc bấy giờ. Ông cũng từng xuất bản bài viết có tiêu đề “‘Hai gian, hai giả’ của Giang Trạch Dân, vấn đề gian lận chính trị và lời kêu gọi điều tra” vào ngày 13/1/2010 trên tờ The Epoch Times. Tác giả [Vương Hữu Quần] đã đọc kỹ bài viết trên và cho rằng độ tin cậy của nó tương đối cao.

Năm 1989, sau khi Giang Trạch Dân dẫm lên máu của các sinh viên trong sự kiện ngày 4 tháng 6 (Thảm sát Thiên An Môn) và leo lên vị trí cao nhất của ĐCSTQ, ông ta đã làm ba việc lớn: thứ nhất, biến ĐCSTQ thành đảng hủ bại nhất thế giới; thứ hai, biến ĐCSTQ trở thành đảng bán nước lớn nhất thế giới; thứ ba, biến ĐCSTQ thành đảng giết người "chưa từng có trên hành tinh này”.

Về ba việc lớn mà Giang Trạch Dân đã làm, trước đây tác giả [Vương Hữu Quần] đã đưa ra một số kết luận. Ở đây, sẽ tập trung vào mối quan hệ giữa Giang Trạch Dân và 108 quan chức tham nhũng hàng trăm tỷ nhân dân tệ trong ĐCSTQ.

Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (trái) và con trai Giang Miên Hằng. (Ảnh The Epoch Times tổng hợp)
Cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân (trái) và con trai Giang Miên Hằng. (Ảnh The Epoch Times tổng hợp)

Giang Trạch Dân và Giang Miên Hằng cầm đầu hệ thống tham nhũng

Thời kỳ Giang Trạch Dân nắm quyền và làm “Thái thượng hoàng” (từ năm 1989-2012) là "thời kỳ hoàng kim" để các tham quan ô lại của ĐCSTQ "âm thầm phát đại tài". Giang Trạch Dân dùng "tham nhũng để điều hành đất nước", chủ yếu với hai thủ đoạn lớn: thứ nhất, đề bạt và trọng dụng hàng loạt các phần tử tham nhũng nghiêm trọng; thứ hai, phóng túng cho con trai ông ta là Giang Miên Hằng, vừa được thăng quan vừa tạo điều kiện cho làm kinh tế.

Là một cựu quan chức của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, chính tai tác giả [Vương Hữu Quần] từng nghe Giang Trạch Dân nói tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương rằng: "Nếu xà [nhà] trên bất chính (không thẳng) thì xà dưới cong, xà giữa không thẳng thì đổ sập".

Là cựu lãnh đạo tối cao về chính trị và quân sự của ĐCSTQ, Giang Trạch Dân là “xà nhà trên cùng” của ĐCSTQ; Giang Miên Hằng, con trai của Giang Trạch Dân, cũng là “xà nhà trên cùng” trong nhóm con cái của quan chức ĐCSTQ.

Dưới sự lãnh đạo của hai "ngọn cờ đầu" Giang Trạch Dân và Giang Miên Hằng, vòi bạch tuộc tham nhũng trong ĐCSTQ đã len lỏi theo 2 con đường sau:

Đầu tiên là từ Giang Trạch Dân đến các quan chức cấp trung ương của đảng, chính phủ và quân đội, sau đó là các quan chức cấp cao của đảng, chính phủ và quân đội tại 31 tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương của Trung Quốc, cho đến tận chủ nhiệm các ủy ban khu phố, thôn ở cấp cơ sở nhất, hầu như không có quan chức nào không tham nhũng.

Thứ hai là từ Giang Miên Hằng đến con cái của tầng lớp quyền quý các cấp, bao gồm con trai, con gái, cháu trai, cháu gái, con rể, cháu rể, dì bảy dì tám… Tất cả đều dùng tiền đổi quyền, dùng quyền đổi tiền, dùng quyền đổi sắc, còn có kẻ giết người hại mệnh, không điều ác nào là không làm.

Hai dòng chảy đục bẩn này tuôn ra từ cội nguồn chung là "Gia tộc Giang Trạch Dân" và hòa vào các gia tộc quyền lực khác trong ĐCSTQ - được gọi với tên chung là "Tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân". Nó giống như trận hồng thủy do vỡ đập, dòng lũ cuồn cuộn tràn ra toàn Trung Quốc, rồi lan ra toàn thế giới. Ở mọi ngóc ngách trên thế giới, ở đâu có các quan chức ĐCSTQ, thì ở đó nhất định có giao dịch quyền, tiền, sắc.

"Tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân" giống như trận hồng thủy do vỡ đập, dòng lũ cuồn cuộn tràn ra toàn Trung Quốc, rồi lan ra toàn thế giới. (Ảnh: Sound of Hope)
"Tập đoàn lợi ích Giang Trạch Dân" giống như trận hồng thủy do vỡ đập, dòng lũ cuồn cuộn tràn ra toàn Trung Quốc, rồi lan ra toàn thế giới. (Ảnh minh họa: Sound of Hope)

Tháng 1/2013, ông Tập Cận Bình phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ”. Tính đến nay, năm 2021, đã có tổng số 542 quan chức cấp phó tỉnh trở lên và các cán bộ do Trung ương quản lý, trong đó có hơn 160 tướng lĩnh, đã bị điều tra và xử lý. Trong số đó, phần lớn được Giang Trạch Dân và "quân sư" của Giang là Tăng Khánh Hồng - nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch nước Trung Quốc - đề bạt và trọng dụng.

Những phần tử tham nhũng nghiêm trọng ở cấp cao nhất do Giang - Tăng đề bạt và trọng dụng gồm: Chu Vĩnh Khang, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương; Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Bạc Hy Lai, cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư thành ủy Trùng Khánh, v.v.

108 quan chức tham nhũng trên 100 triệu tệ, "lớp sau nối lớp trước"

Sau khi Giang và Tăng mở ra "chiếc lọ ma thuật" chứa đầy sự thối nát của ĐCSTQ, các tế bào ung thư hủ bại bắt đầu phát triển thành ác tính. Một phần tử tham nhũng rớt đài, liền có hàng ngàn phần tử tham nhũng khác ngay lập tức được "sao chép" ra.

Tính đến năm 2021, thống kê sơ bộ của tác giả [Vương Hữu Quần] cho thấy ông Tập Cận Bình đã điều tra và xử lý ít nhất 108 quan chức tham nhũng hơn 100 triệu nhân dân tệ. Số lượng lớn đến mức có thể đứng đầu thế giới. Danh sách cụ thể như sau:

1 người ở vị trí thủ trưởng cấp quốc gia:

Chu Vĩnh Khang, nguyên Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Trung ương, nhận hối lộ 129 triệu nhân dân tệ (RMB) (khoảng 457 tỷ VNĐ); lạm dụng chức quyền gây thiệt hại 1,486 tỷ nhân dân tệ (hơn 5.200 tỷ VNĐ).

Hình ảnh ông Chu Vĩnh Khang được chụp tại lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 14/3/2011 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li / Getty Images)
Hình ảnh ông Chu Vĩnh Khang được chụp tại lễ bế mạc Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc tại Đại lễ đường Nhân dân vào ngày 14/3/2011 ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Feng Li / Getty Images)

4 phó người cấp phó quốc gia:

Tôn Chính Tài, cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã nhận hối lộ 170 triệu RMB (hơn 600 tỷ VNĐ).

Tô Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc nhận hối lộ 110 triệu RMB (gần 400 tỷ VNĐ), không giải trình được nguồn gốc hợp pháp của số tài sản 80 triệu RMB (hơn 280 tỷ VNĐ).

Chính phủ Trung Quốc không dám công bố số tiền tham nhũng của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, hai cựu Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Con số ước chừng lên tới hơn 100 triệu RMB (riêng số tiền mặt tịch thu được ở dưới tầng hầm của một biệt thự tại Bắc Kinh của Từ Tài Hậu đã nặng hơn 1 tấn).

Quách Bá Hùng (trái) và Từ Tài Hậu. (Ảnh trái: Department of Foreign Affairs and Trade website – www.dfat.gov.au/CC BY 3.0 au/WikiMedia Commons; Ảnh phải: Phạm vi công cộng)

37 người là thủ trưởng lãnh đạo cấp tỉnh (bộ) và 47 người lãnh đạo ở cấp phó tỉnh (bộ) trở xuống:

ĐCSTQ cũng không dám công khai số tiền tham nhũng của 3 “con hổ” trong quân đội là Phòng Phong Huy - nguyên Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương, Trương Dương - nguyên Chủ nhiệm Bộ Công tác chính trị Quân ủy Trung ương, và Cốc Tuấn Sơn - nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần Quân ủy Trung ương. Con số không thể ít hơn 100 triệu RMB.

Đổng Hồng, nguyên là người đứng đầu Đoàn Kiểm tra Trung ương của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ, đã nhận hối lộ 460 triệu RMB (hơn 1.600 tỷ VNĐ).

Hề Hiểu Minh, cựu Phó Chánh án Tòa án Tối cao, đã nhận hối lộ 114 triệu RMB (hơn 400 tỷ VNĐ).

Ngoài ra, trong danh sách còn có cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính, cựu Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia, cựu Phó Thị trưởng Bắc Kinh, cựu Giám đốc Công an Thiên Tân, cựu Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc, cựu Phó Chủ tịch Khu tự trị Nội Mông, cựu Bí thư Tỉnh ủy Thiểm Tây, v.v.

19 người đứng đầu các doanh nghiệp nhà nước:

Nổi tiếng nhất phải kể đến là ông Lại Tiểu Dân (Lai Xiaomin), cựu Chủ tịch tập đoàn Huarong, người đã lãnh án tử hình vào đầu năm nay. Ông Lại đã đòi và nhận hối lộ 1,788 tỷ RMB (khoảng 6.381 tỷ VNĐ) và chiếm dụng trái phép 25,13 triệu RMB (khoảng 89 tỷ VNĐ) công quỹ.

Đứng đầu danh sách này là cựu Chủ tịch Lại Tiểu Dân của Công ty Quản lý Tài sản Hoa Dung Trung Quốc (China Huarong Asset Management). Ông này đã bị kết án tử hình hôm 5/1. (STR/AFP / Getty Images)
Cựu Chủ tịch Lại Tiểu Dân của Công ty Quản lý Tài sản China Huarong. Ông này đã bị kết án tử hình. (Ảnh: STR/AFP qua Getty Images)

Cựu Chủ tịch chi nhánh Khai Bình của Ngân hàng Trung Quốc, ông Hứa Siêu Phàm đã biển thủ 485 triệu USD (tương đương hơn 4 tỷ RMB theo tỷ giá hối đoái vào thời điểm đó).

Ngoài ra còn có:

  • Hai cựu Chủ tịch Ngân hàng Hằng Phong (Hengfeng Bank Co., Ltd.) là ông Thái Quốc Hoa và ông Khương Hỷ Vận.
  • Dương Thành Lâm, cựu Chủ tịch Ngân hàng Nội Mông.
  • Lý Lệnh Thành, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Tài chính tỉnh Hà Bắc.
  • Cố Quốc Minh, cựu Chủ tịch Chi nhánh Thượng Hải của Ngân hàng Công thương Trung Quốc.
  • Vu Thiết Nghĩa, cựu Phó tổng giám đốc chi nhánh cung ứng vật tư của Tập đoàn Longmay Hắc Long Giang.
  • Trương Tân Hoa, cựu Tổng giám đốc Công ty Liên hợp Nông-Công-Thương Bạch Vân Quảng Châu.
  • Bành Thự, cựu Chủ tịch Công ty Đầu tư Quảng cáo Đường cao tốc tỉnh Hồ Nam.
  • Hồ Hạo Long, cựu Tổng giám đốc Công ty Đầu tư Quảng cáo Đường cao tốc tỉnh Hồ Nam.
  • Bành Húc Phong, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Cơ sở hạ tầng tỉnh Hồ Nam.
  • Mạnh Liên Quân, cựu Chủ tịch Công ty Công nghệ Lan Bác Nhĩ thành phố Trịnh Châu.
  • Viên Nhân Quốc, cựu Chủ tịch Tập đoàn Mao Đài Quý Châu.
  • Vương Thiên Triều, cựu Viện trưởng Bệnh viện Nhân dân số 1 tỉnh Vân Nam.
  • Lưu Cương, cựu Chủ tịch Công ty điều hành tài sản quốc doanh tỉnh Vân Nam.
  • Mã Bạch Ngọc, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Thị chính Thiên Tân.
  • Dương Tư Đào, cựu Chủ tịch Tập đoàn Đầu tư Khai khẩn nông nghiệp tỉnh Hải Nam.

Cần lưu ý rằng, thứ nhất, những quan chức tham nhũng với số tiền trăm triệu nhân dân tệ bị điều tra kể trên chỉ là một số kẻ "xui xẻo", vẫn còn nhiều người khác chưa lọt lưới; thứ hai, số tiền liên quan đến những quan chức tham nhũng này lên tới cả trăm triệu nhân dân tệ, đều là những con số do chính quyền Trung Quốc đưa ra, có khả năng nó đã được cắt xén. Ví dụ như Chu Vĩnh Khang, số tiền thực tế mà ông ta đã tham nhũng có thể lớn hơn rất nhiều lần. Reuters từng đưa tin rằng vụ án tham nhũng của Chu Vĩnh Khang liên quan đến ít nhất 90 tỷ RMB (hơn 318 nghìn tỷ VNĐ).

Gia tộc tham nhũng số 1 trong ĐCSTQ

Do Giang Trạch Dân là trùm cuối của tập đoàn tham nhũng này nên gia tộc nhà họ Giang cũng được coi là gia tộc tham nhũng số 1 trong đảng.

Vào tháng 4/2019, ông Miles Guo (Quách Văn Quý), một tỷ phú Trung Quốc sống lưu vong ở Hoa Kỳ, đã công bố thông tin rằng tài sản ở nước ngoài của gia đình Giang Trạch Dân có ít nhất 1 nghìn tỷ USD và 500 tỷ USD đã được rửa sạch. Các tài sản mà gia tộc này kiểm soát bao gồm quỹ, cổ phiếu, ngân hàng, quỹ tín thác, cổ phiếu năng lượng, cổ phiếu công nghệ, hợp đồng vàng kỳ hạn, bất động sản, công ty cổ phần ở nước ngoài, công ty xa bờ (offshore), v.v.

Giang Trạch Dân đã biến ĐCSTQ thành đảng giết người "chưa từng có trên hành tinh này”. (Ảnh NTD Việt Nam tổng hợp)
Giang Trạch Dân đã biến ĐCSTQ thành đảng giết người "chưa từng có trên hành tinh này”. (Ảnh do NTD Việt Nam tổng hợp)

Kết luận

Sự tham nhũng, hủ bại của ĐCSTQ được xác định bởi lý luận, thể chế, cơ chế và hệ thống pháp luật của chính nó.

Trên danh nghĩa, lý luận của ĐCSTQ là chủ nghĩa Marx, nhưng thực tế là nó tôn thờ quyền lực và tiền bạc, có quyền có tiền là có tất cả. Thể chế của ĐCSTQ là đảng lãnh đạo mọi thứ, và quyền lực tuyệt đối chắc chắn sẽ dẫn đến tham nhũng tuyệt đối. Cơ chế của ĐCSTQ là "cấp trên đè đầu cưỡi cổ cấp dưới, cấp dưới lại đè cấp dưới hơn, mãi cho đến tầng lớp làm nông; cấp dưới lừa dối cấp trên, cấp trên lừa dối cấp trên nữa, và lên đến tận tổng bí thư". Hệ thống pháp luật của ĐCSTQ là một công cụ để thăng chức, phát tài, trị người và lừa người. Hết thảy những thứ này kết hợp lại và tạo ra một ĐCSTQ không thể không hủ bại.

Giang Trạch Dân đã sử dụng danh tính "hai gian, hai giả" để lừa dối trong nội bộ ĐCSTQ trong nhiều thập kỷ. Cuối cùng, ông ta thậm chí còn leo lên đỉnh kim tự tháp quyền lực của ĐCSTQ.

Giang đã nắm quyền và làm “Thái thượng hoàng" trong 23 năm, biến ĐCSTQ thành đảng tham nhũng, hủ bại nhất trên thế giới. Bản án tử hình, tù chung thân, tù có thời hạn, hay khoản tiền phạt khổng lồ, v.v. cũng không thể ngăn nó lại, không ai có thể xoay chuyển được. Theo các kênh truyền thông nước ngoài, cháu trai của Giang Trạch Dân là Giang Chí Thành, đã chuyển Boyu Capital - công ty “ôm tiền” của nhà họ Giang - từ Hong Kong sang Singapore. Con tàu mang tên ĐCSTQ đã thủng nhiều lỗ và đang rung lắc dữ dội trực chờ vỡ vụn.

Những ai vẫn đang ở trên con tàu vỡ nát của ĐCSTQ, những người còn lương tri hãy nhanh chóng “nhảy tàu”, để bảo toàn tính mạng.

Quan điểm thể hiện trong bài viết là ý kiến của tác giả Vương Hữu Quần và không nhất thiết phản ánh quan điểm của NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Trung

Trung Quốc Góc nhìn


BÀI CHỌN LỌC

108 quan tham bạc tỷ của Giang Trạch Dân