YouTube cấm các video có thông tin ‘bị hack’ về ứng viên bầu cử

Giúp NTDVN sửa lỗi

Nền tảng video trực tuyến YouTube đã bắt đầu cấm các nội dung bao gồm thông tin thu được bằng cách "hack" và "có thể can thiệp vào các quy trình dân chủ, chẳng hạn như bầu cử và điều tra dân số", công ty thông báo vào ngày 13/8.

Thông báo từ nền tảng do Google sở hữu đã sử dụng ví dụ cho nội dung bị cấm về “video chứa thông tin bị hack về một ứng cử viên chính trị được chia sẻ, với ý định can thiệp vào một cuộc bầu cử”.

Không rõ công ty có kế hoạch làm thế nào để xác minh được thông tin cụ thể bị hack , mục đích thật sự đằng sau việc chèn những thông tin đó là gì và điều gì đủ điều kiện để xác định là can thiệp bầu cử.

Google đã không trả lời ngay lập tức các câu hỏi được gửi qua email.

Dường như mục tiêu rõ ràng nhất của chính sách này là để ngăn chặn sự lặp lại của sự việc hồi năm 2016, khi Wikileaks tung ra các email bị cáo buộc là lấy cắp từ kho dữ liệu của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ và tài khoản của ông John Podesta, khi đó là người đứng đầu chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton.

Cố vấn đặc biệt Robert Mueller đã buộc tội các đặc vụ Nga về vụ tin tặc này như một phần của cuộc điều tra can thiệp bầu cử năm 2016. Tuy nhiên, chính sách của YouTube không nói rằng một cuộc tấn công cần phải là một phần của hoạt động nước ngoài để dẫn đến kết quả thông tin bị cấm trên nền tảng này.

Thông báo của YouTube được đưa ra trong bối cảnh Google và các công ty mạng xã hội đang tăng cường chính sách kiểm soát nội dung đăng tải trên nền tảng của mình trước cuộc bầu cử. Các nhà lập pháp của Đảng Dân chủ ủng hộ các biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn, trong khi Đảng Cộng hòa phàn nàn rằng các chính sách được thực thi không đồng đều và đôi khi được thiết kế để kiềm chế một cách không cân xứng các bài phát biểu của phe bảo thủ.

Google đã khẳng định rằng, các sản phẩm của họ được thiết kế và vận hành để trung lập về mặt chính trị. Nhưng các tài liệu nội bộ bị rò rỉ cũng như việc nhân viên lên tiếng hoặc bị bắt gặp trên camera ẩn đã chỉ ra rằng, công ty này đang thúc đẩy một chương trình nghị sự chính trị cho người dùng của mình, trong một nỗ lực mà một nhân viên mô tả là “ngăn chặn tình huống tiếp theo của ông Trump”.

Vào tháng Năm, YouTube thừa nhận rằng họ đã xóa khỏi phần bình luận của mình một số cụm từ tiếng Trung chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Công ty đã đổ lỗi cho “lỗi” trong “hệ thống thực thi” và tuyên bố rằng họ đã nhanh chóng điều tra vấn đề khi được biết về nó. Trên thực tế, nó đã được cảnh báo về vấn đề này vào tháng 10/2019, The Verge đưa tin.

Trong khi đó, chính quyền Trump đang thúc đẩy việc tước bỏ một số biện pháp bảo vệ pháp lý trên các nền tảng Internet nếu phát hiện các nền tảng này đang kiểm soát nội dung của người dùng với mục đích xấu. Chẳng hạn như khi các hạn chế về nội dung là “lừa đảo, vô cớ hoặc không phù hợp với điều khoản dịch vụ của nhà cung cấp; hoặc… được thực hiện sau khi không cung cấp đầy đủ thông báo, lời giải thích hợp lý hoặc một cơ hội có ý nghĩa để được lắng nghe”.

Trong khi đó, Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FCC) đang điều tra Facebook, Google, Apple và Amazon về khả năng vi phạm luật chống độc quyền.

Tổng cộng 50 tiểu bang và vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ, do Tổng chưởng lý tiểu bang Texas Ken Paxton dẫn đầu, cũng đang xem xét các hoạt động của Google. Trong khi đó, một liên minh lưỡng đảng riêng biệt của Tổng Chưởng lý ở 8 tiểu bang cũng đang xem xét các mối quan ngại về chống độc quyền với Facebook.

Bộ Tư pháp kể từ đó đã thuê luật sư như một phần của cuộc kiểm tra của mình, một dấu hiệu cho thấy Bộ này đang chuẩn bị một vụ kiện chống độc quyền chống lại Google, theo một báo cáo gần đây từ Fox Business.

Du Miên

Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

YouTube cấm các video có thông tin ‘bị hack’ về ứng viên bầu cử