Xung đột chính trị tại Trung Quốc đã tràn sang lĩnh vực kinh doanh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Gia đình của nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và bè cánh đối địch của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân đang có xung đột về kinh doanh, dẫn đến suy đoán rằng có các phe phái chiến tranh trong ĐCSTQ.

Là một nhà nước độc đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) độc quyền ở Trung Quốc. Tuy nhiên, sự lãnh đạo không phải là khối thống nhất.

Giống như người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào đã làm trước đó, ngay sau khi lên nắm quyền, ông Tập Cận Bình đã tìm cách củng cố quyền lực của mình trong đảng để chống lại sự lũng đoạn của các phe cánh chính trị. Ông Tập phát động chiến dịch chống tham nhũng, theo đó, nhiều quan chức cấp cao có liên hệ với phe Giang Trạch Dân đã bị bắt. Mặc dù đã nghỉ hưu, ông Giang vẫn là một thế lực ở hậu trường.

Ông Tập dường như đã giành được ưu thế trước bè cánh Giang, vì phe Giang dường như bất lực trong việc ngăn ông Tập sửa đổi hiến pháp của Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc dừng phát hành công khai lần đầu (IPO) của Tập đoàn Dịch vụ Tài chính Ant Group cho thấy xung đột đang diễn ra trong thế giới kinh doanh, một nhà bình luận chính trị tại Hoa Kỳ cho biết.

Những người thụ hưởng đứng đằng sau tập đoàn tài chính Ant Group

Hai ngày trước khi ra mắt kép ở Hong Kong và Thượng Hải, đợt chào bán công khai lần đầu (IPO) trị giá 35 tỷ USD của Ant Group vốn được lên kế hoạch vào tháng 11/2020 đã bị ông Tập đã đánh sập, vì ông tin rằng người thụ hưởng thực sự có thể là phe cánh của ông Giang.

Cơ cấu quyền sở hữu của Ant Group rất phức tạp, lần đầu tiên được tiết lộ bởi Hãng truyền thông Tài Tân của Trung Quốc vào ngày 27/8/2020.

Một trong những nhà đầu tư là Quỹ tiền tệ Bác Dụ (Boyu Capital), một công ty tư nhân được thành lập một phần bởi Alvin Giang Chí Thành, cháu đích tôn của ông Giang Trạch Dân. Bác Dụ nắm giữ cổ phần thông qua một công ty cổ phần tư nhân, Trung tâm Đầu tư Jingguan Bắc Kinh.

Một cổ đông khác có liên quan đến mạng lưới của ông Giang là Lý Bác Đàm, con rể của cựu trưởng ban cố vấn cấp cao nhất của ĐCSTQ Giả Khánh Lâm. Ông Lý đầu tư vào tập đoàn Ant Group thông qua Tập đoàn đầu tư Bắc Kinh Chiêu Đức.

Năm nay, Quỹ tiền tệ Bác Dụ của cháu nội ông Giang Alvin Giang Chí Thành đã được chuyển từ Hong Kong đến Singapore và Thượng Hải, theo The Wall Street Journal đưa tin ngày 22/2.

Việc chuyển doanh nghiệp từ Hong Kong bắt đầu vào cuối năm 2019, trùng với thời điểm ông Tập siết chặt kiểm soát đối với Hong Kong. Các giám đốc điều hành chủ chốt của cơ sở Hong Kong đã chuyển đến văn phòng tại Singapore, bao gồm cả Giám đốc tài chính Vincent Fok.

Thượng Hải là căn cứ địa của phe Giang, còn được gọi là Băng đảng Thượng Hải, vì hầu hết các thành viên của phe này đều đến từ Thượng Hải và các vùng lân cận.

Nhà bình luận Li Linyi giải thích việc hoãn IPO của Ant Group và việc chuyển nhượng Bác Dụ là một dấu hiệu cho thấy xung đột phe phái đã được chuyển sang lĩnh vực kinh tế khi ông Tập cố gắng hạ màn thời đại của ông Giang.

Người em họ ông Tập Cận Bình là con bạc khét tiếng ở Australia

Ngày 9/2, The Wall Street Journal báo cáo rằng nhà điều hành sòng bạc lớn nhất của Úc Crown Resort đã không còn đủ khả năng để điều hành sòng bạc ở Sydney của mình.

Casino Crown đã bị đeo bám trong nhiều năm bởi các cáo buộc về hoạt động bất hợp pháp, chẳng hạn như rửa tiền và lừa đảo dẫn dụ những con bạc khét tiếng từ châu Á.

Đứng đầu trong số các con bạc khét tiếng là một công dân Úc, ông Tể Minh, một trong những người anh em họ của Tập Cận Bình.

Ông Tể Minh đang bị điều tra rộng rãi với cáo buộc tội phạm có tổ chức và rửa tiền, theo The Wall Street Journal.

Theo các quan chức Australia, ông Tể Minh không phải là mục tiêu chính của cuộc điều tra. Mối quan hệ của ông ta với Tom Zhou, người điều hành hệ thống Sòng bạc Casino Crown, là tâm điểm của các nhà điều tra. Cả hai người đàn ông đều ở trên cùng máy bay khi các đặc vụ liên bang Úc khám xét một chiếc máy bay tư nhân có những con bạc khét tiếng vào năm 2016.

Trong vòng 18 tháng từ tháng 6/2012, ông Tể đã chi 39 triệu đô la. Năm tiếp theo, theo doanh thu cờ bạc, ông ta được liệt kê trong số 50 khách hàng hàng đầu. Tể Minh được mô tả là một “VVIP”, một người rất, rất quan trọng trong hàng nghìn tập tin bị rò rỉ từ Crown.

Cha của ông Tể là cựu giám đốc cấp cao của lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Hoa. Trước khi ông Tể trở thành công dân Úc, ông ta đã giữ một vị trí cấp cao trong ZTE, công ty viễn thông có liên hệ chặt chẽ với ĐCSTQ, vốn bị Hoa Kỳ cấm bởi những quan ngại đến nền an ninh quốc gia.

Một tháng sau, ông Chun Han, đồng tác giả của bài báo trên The Wall Street Journal bị trục xuất khỏi Trung Quốc đại lục.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Xung đột chính trị tại Trung Quốc đã tràn sang lĩnh vực kinh doanh