Video từ 10 năm trước hé lộ sự say mê của nhà sáng lập BLM với Sách Đỏ của Mao

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một video từ 10 năm trước mới nổi lại gần đây cho thấy, người đồng sáng lập của phong trảo Black Lives Matter (BLM) là bà Patrisse Cullors là một fan hâm mộ của nhà độc tài Mao Trạch Đông thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Theo lịch sử ghi chép lại, nhà độc tài Mao là người phải chịu trách nhiệm về số lượng người chết lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Bà Cullors đã tự mô tả bản thân là một "người theo chủ nghĩa Mác được đào tạo".

Người đồng sáng lập Black Lives Matter, Patrisse Khan-Cullors tạo dáng trong Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của Glamour Celebrates 2017 Women Of The Year tại Bảo tàng Brooklyn ở Thành phố New York vào ngày 13/11/2017. (Ilya S. Savenok / Getty Images for Glamour)
Người đồng sáng lập Black Lives Matter, Patrisse Khan-Cullors tạo dáng trong Hội nghị thượng đỉnh trực tiếp của Glamour Celebrates 2017 Women Of The Year tại Bảo tàng Brooklyn ở Thành phố New York vào ngày 13/11/2017. (Ilya S. Savenok / Getty Images for Glamour)

Trong một bài phát biểu tại cuộc họp của Trung tâm Chiến lược Lao động/Cộng đồng - một tổ chức tư tưởng theo chủ nghĩa cộng sản ở Los Angeles - vào khoảng năm 2010, bà Cullors nói rằng, người sáng lập Eric Mann của tổ chức tư tưởng cánh tả đã viết một cuốn sách có thể so sánh với “Sách Đỏ của Mao”. Đây hẳn nhiên là một lời khen ngợi rõ ràng.

Sách Đỏ của Mao, còn được gọi là "Trích dẫn của Chủ tịch Mao Trạch Đông", là một bộ sưu tập những gì nhà độc tài Mao của ĐCSTQ đã nói và viết. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, cuốn sách đã được phân phối cho quân đội của ĐCSTQ và công chúng trên khắp đất nước này. Vì bìa cuốn sách có màu đỏ nên người ta thường gọi tắt là Sách Đỏ. Người Trung Quốc bị buộc phải ghi nhớ, đọc thuộc lòng và trích dẫn những câu nói của ông Mao trong công việc và cuộc sống trong khoảng thời gian đó. Một phiên bản có kích thước rất nhỏ đã được tạo ra để giúp mọi người dễ dàng mang theo bên mình mọi lúc, và do đó, nó có cái tên là “cuốn sổ đỏ nhỏ”.

Cách mạng Văn hóa là khoảng thời gian mà “Mặt trời đỏ nhất” trong khi “thế giới đen tối nhất”. Mọi người đều phải nghiên cứu các tác phẩm của Mao. (Getty Images)
Cách mạng Văn hóa là khoảng thời gian mà “Mặt trời đỏ nhất” trong khi “thế giới đen tối nhất”. Mọi người đều phải nghiên cứu các tác phẩm của Mao. (Getty Images)

Trong bài phát biểu của mình, bà Cullors nói: “Tôi đã nói chuyện với một người trẻ tuổi đến từ Arizona, người đang cố gắng chống lại S.B. 1070, và anh ấy cầm lấy một cuốn sách [do Mann viết] và anh ấy nói, 'Nó giống như Sách Đỏ của Mao'".

Trong video, bà cho biết: “Và tôi đã nói: 'Anh bạn, đó là những gì tôi đang nghĩ'. Và thật tuyệt khi thấy anh ấy tạo ra mối liên hệ đó".

Bà ấy đã đề nghị mua “10-15 cuốn sách này”, để tổ chức một nhóm thanh niên “nơi bạn nói về nó và bạn thực sự cố gắng tận dụng nó”.

Bà tiếp tục nói trong video rằng: “Tôi nghĩ rằng mình có vai trò thực sự quan trọng đối với giới trẻ, có lẽ vì tôi đến với phong trào lúc 17 tuổi rưỡi, nên tôi có sở trường là biết cách tổ chức giới trẻ".

Bà Cullors là một trong ba người sáng lập nên phong trào BLM. Gần đây, tờ New York Post tiết lộ, bà đang sở hữu 4 bất động sản và một dinh thự trong một khu phố dành cho người da trắng ở Los Angeles, và được cư dân mạng Trung Quốc ví von là “Tư Mã Nam phiên bản Mỹ”.

Tư Mã Nam một chuyên gia người Trung Quốc và là thành viên nổi tiếng của “Ngũ mao đảng” (còn được biết đến với tên gọi Đội quân 5 xu) - những dư luận viên được ĐCSTQ trả tiền để ca ngợi và bênh vực cho chế độ này trên Internet. Tư Mã Nam được biết đến nhiều nhất với sự ủng hộ trực tuyến của ông đối với ĐCSTQ và luôn chỉ trích Hoa Kỳ. Khi công chúng Trung Quốc phản ứng với cú sốc sau khi biết Tư Mã Nam và cả gia đình của người này đều sống ở Mỹ, có nguồn tin cho biết, ông đã giải thích rằng: “Chống Mỹ là công việc của tôi, ở lại Mỹ là cuộc sống của tôi”.

Tương tự như vậy, video clip của bà Cullors đã thu hút nhiều người chia sẻ nó trên mạng xã hội.

Theo một bài báo năm 2014 trên Sohu - một trong những công cụ tìm kiếm và phương tiện truyền thông trực tuyến của ĐCSTQ ở Trung Quốc - “Trích dẫn của Chủ tịch Mao Trạch Đông” đã được Nhật báo Quân Giải phóng Nhân dân biên tập và xuất bản vào năm 1964. Theo lệnh của Lâm Bưu, lúc đó là Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương ĐCSTQ, cuốn sách đã được phân phát hành cho tất cả các binh sĩ và sĩ quan của quân đội ĐCSTQ để coi "như vũ khí". Ngay sau đó, cuốn sách đã được phát hành cho công chúng và trở thành nền tảng của Đại Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Đến năm 1966, sách “Trích dẫn của Chủ tịch Mao Trạch Đông” được sử dụng làm sách giáo khoa trong các trường học ở Trung Quốc.

Một bài báo xuất bản trên trang web kknews.cc vào năm 2015 tiết lộ rằng, cuốn sách Trích dẫn của Mao Trạch Đông đã được xuất bản bằng 37 ngôn ngữ đến 117 quốc gia và khu vực trên thế giớ. Năm 2010, trang tin Publishing Perspectives cho biết, tổng số lượng xuất bản của sách Trích dẫn của Mao, cả ở Trung Quốc và ở nước ngoài, đang đứng đầu danh sách sách bán chạy nhất cùng với Kinh thánh, vượt quá 6 tỷ lượt bán.

The Epoch Times đã liên hệ với bà Cullors để đưa ra bình luận.

Nguồn gốc của phong trào Black Power và mối quan hệ với tư tưởng Mao

Không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy rằng bà Cullors ngưỡng mộ nhà độc tài Mao, nếu chúng ta xem xét kỹ hơn ảnh hưởng của lý thuyết từ Mao đối với phong trào Quyền lực Đen (Black Power - BP) ở Hoa Kỳ.

Một trong những mục tiêu của Mao khi phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, là để xuất khẩu cuộc cách mạng ra thế giới và bắt đầu một cuộc cách mạng toàn thế giới. Người sáng lập Đảng Báo đen (Black Panther Party) theo chủ nghĩa Marx là một tín đồ của Mao.

Phỏng theo áp phích thời đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với dòng chữ "Đập tan thế giới cũ, thành lập thế giới mới." (The Epoch Times)
Phỏng theo áp phích thời đại Cách mạng Văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) với dòng chữ "Đập tan thế giới cũ, thành lập thế giới mới." (The Epoch Times)

Một bài báo năm 2016 trên tạp chí The New York Times với tiêu đề "Hãy để một trăm con báo bung tỏa: Báo đen và Mao Trạch Đông" có đề cập đến ông Huey P. Newton, người thành lập Đảng Báo đen vào năm 1966 và ông dường như luôn coi Mao là “một anh hùng”. Trong bài báo này, ông Newton đã trích lời các nhà sử học Robin DG Kelley và Betsy Esche nói trong một bài báo năm 1999 cho tạp chí Đại học Columbia rằng: “Ở Harlem vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, dường như mọi người đều có một bản sao của… cuốn sách nhỏ màu đỏ"; và rằng: "Nhóm cấp tiến gây tranh cãi này là một lực lượng chính trong cuộc cách mạng văn hóa".

Nhiều thành viên của đảng Báo Đen đã chết trong các cuộc đấu súng với cảnh sát, rơi vào tình trạng bè phái và giết chóc nội bộ, hoặc chết trong tù.

Theo một mục trên Baidu về đảng Báo Đen, một số thành viên của đảng này ở California đã lái xe đến một hiệu sách Trung Quốc ở San Francisco để mua các gói sách của Mao với giá 20 xu mỗi cuốn. Sau đó, họ đến khuôn viên Đại học California và bán chúng với giá 1 USD mỗi quyển để kiếm tiền. Sau đó, họ mua súng bằng số tiền kiếm được. Nhà độc tài Mao có một câu nói rằng quyền lực chính trị lớn lên từ nòng súng, và đảng Báo Đen đã giới thiệu cách học và áp dụng linh hoạt lý thuyết của Mao.

Baidu vừa là công cụ tìm kiếm phổ biến vừa là phiên bản tiếng Trung của Wikipedia ở Trung Quốc. Mặc dù người ta nói rằng người dùng đã đăng ký trên trang này được phép tạo và chỉnh sửa các mục, trang web này vẫn chịu sự quản lý và kiểm duyệt của ĐCSTQ.

Theo một bài báo năm 2015 trên Tencent Culture có tiêu đề “Tư tưởng của Mao đã hướng dẫn người Mỹ da đen lập mưu một cuộc cách mạng”, cuốn sách Trích dẫn của Mao đã trở thành một cuốn sách phải đọc đối với các thành viên Đảng Báo đen. Sau năm 1959, nhiều nhà lãnh đạo phong trào Black Power, bao gồm W. E. B. Du Bois, một trong những người sáng lập Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của người da màu (NAACP) tại Mỹ, đã đến Trung Quốc để gặp Mao.

Trong một bài báo trên Baidu có tiêu đề “Một nhóm bí ẩn trong cuộc bạo loạn ở Mỹ hé lộ phần vinh quang nhất trong lịch sử của người da đen”, được xuất bản vào ngày 30/6/2020, tác giả mô tả các thành viên của nhóm như sau: “Tất cả đều là người da đen, mặc những bộ quần áo chiến đấu, mang súng trường trên vai, và trông thực sự ấn tượng”. Tác giả bài viết là ông Zhou Jingyan, một nhà báo của tờ World Chinese Weekly (theo giới thiệu của Baidu Baike). Ông Zhou đã ví những người này như Đảng Báo đen, “từng là một nhóm da đen được vũ trang chống lại sự đàn áp của người da trắng”.

Ở cuối bài báo, tác giả còn viết rằng: “Khi thế giới đen sắp sụp đổ, chính họ [các thành viên Đảng Báo đen] đã bước lên phía trước. Nó như một ánh sáng lung linh trong màn đêm nhàn nhạt. Thật không may, ánh sáng đó đã bị dập tắt quá lâu”.

World Chinese Weekly là một nền tảng truyền thông của Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Mỹ. Thông tin trên trang web chính thức của trang tin này cho biết: “Được thành lập vào năm 2007 tại Chicago, Hoa Kỳ và chuyển đến Vancouver vào năm 2011, World Chinese Weekly là một tuần báo tiếng Trung đa phương tiện có trụ sở tại Bắc Mỹ và lan tỏa đến cộng đồng người Trung Quốc toàn cầu". Mục đích của công ty truyền thông là “tập trung vào người Trung Quốc toàn cầu và quảng bá văn hóa Trung Quốc; để thế giới hiểu về Trung Quốc và giúp Trung Quốc vươn ra toàn cầu".

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Video từ 10 năm trước hé lộ sự say mê của nhà sáng lập BLM với Sách Đỏ của Mao