Ván bài khiêu khích của Trung Quốc để giành quyền thống trị ở châu Á -Thái Bình Dương

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung Quốc đặt mục tiêu thay đổi cán cân sức mạnh ở Biển Đông với việc hạ thủy tàu sân bay và kho vũ khí đối hạm tiên tiến đầu tiên do Trung Quốc sản xuất

Bình luận

Theo nhận định của nhiều nhà quan sát, những thách thức không ngừng về kinh tế, tài chính, dân tộc và dân sự mà Trung Quốc đang phải đối mặt là nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Bắc Kinh sẽ giải quyết những thách thức nội bộ này như thế nào?

Đó vẫn là điều sẽ được thấy. Nhưng nếu việc quân đội Trung Quốc đang tăng cường lực lượng là dấu hiệu, thì các nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) có thể đang muốn “bùng phát” thách thức đối đầu với sự thống trị của Mỹ trong khu vực. Thật vậy, đối với Đài Loan, Bắc Kinh đã tuyên bố rõ ràng và công khai sẽ hợp nhất bằng bạo lực.

Thời đại an ninh hậu chiến tranh đã qua

Với việc hạ thủy tàu sân bay mới nhất vào tháng trước, tàu Shandong, Trung Quốc cho thấy rằng họ đang cố gắng đạt được vai trò lớn hơn trong tương lai của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và đặc biệt là ở Biển Đông. Họ chuẩn bị hoàn thành mục tiêu của mình.

Kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ II, khu vực châu Á - Thái Bình Dương dựa vào ưu thế của hải quân Mỹ để giữ cho các tuyến đường biển mở. Cũng quan trọng không kém, sức mạnh hải quân của Mỹ là chìa khóa để bảo vệ Đài Loan và Nhật Bản chống lại ‘‘ông anh cả" Trung Quốc hiếu chiến. Sự hiện diện vô song của hải quân Mỹ cho phép thông thương hàng hải quan trọng và thịnh vượng từ châu Á đến các nước trên thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Nhưng thời đại đó đang kết thúc.

Dự phòng sức mạnh quân sự gia tăng của Bắc Kinh

Ngày nay, sự hiện diện của hải quân chiến lược Trung Quốc đang trực tiếp thách thức chính sách đối ngoại của Mỹ và các liên minh quân sự trong khu vực. Bằng cách làm Hoa Kỳ giảm khả năng ngăn chặn và bảo vệ trước sức mạnh hải quân giờ đã trở nên mạnh mẽ của họ, Trung Quốc đang đe dọa khả năng tồn tại của các thỏa thuận an ninh giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Đài Loan, và thậm chí là Úc.

Với hai tàu sân bay hoạt động, Trung Quốc gia nhập hàng ngũ với Hoa Kỳ và Vương quốc Anh là những quốc gia duy nhất trên thế giới triển khai nhiều tàu sân bay. Đó là một thành tựu quan trọng và chiến lược phải thừa nhận. Trung Quốc hiện có khả năng dự phòng sức mạnh quân sự rất đáng kể trong khu vực, kéo dài về phía bắc đến tận Biển Nhật Bản, và tất nhiên, gần hơn là ở khu vực eo biển Đài Loan

Sự bất ổn gia tăng

Nhưng không chỉ là tàu sân bay mới nhất của Trung Quốc khiến tình hình hiện tại của khu vực mất ổn định. Tháng 10, 2019, Trung Quốc đã công khai tiết lộ máy bay không người lái (AUV) tiên tiến, tên lửa hành trình chống hạm và các phiên bản mới của hệ thống tên lửa chống hạm siêu thanh. Tất cả các hệ thống vũ khí này nhằm vô hiệu hóa bất kỳ kỹ thuật hải quân tiên tiến nào của Hoa Kỳ trong khu vực.

Ví dụ, Dongfeng -21D (DF-21D) được đặt tên một cách màu mè là “sát thủ tàu sân bay”. Tất nhiên, đối với các nhóm tàu ​​sân bay Mỹ hoạt động trong khu vực, nó có thể bắn trúng tàu chiến của Hoa Kỳ trong tầm ngắm 1.500 km (932 dặm). Tên lửa tầm trung cũng khiêu khích ngang ngửa, có biệt danh là “sát thủ đảo Guam,” để miêu tả khả năng phóng tới căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ trên đảo Guam của Nam Thái Bình Dương.

Một tên lửa khác của Trung Quốc thậm chí còn có khả năng gây bất ổn hơn nữa là DF-17, tên lửa siêu thanh được báo cáo là có khả năng thực hiện các thao tác lẩn tránh trong khi di chuyển với tốc độ gấp nhiều lần âm thanh. Điều này sẽ gây khó khăn, nếu không nói là không thể, cho các hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ đáp trả một cách hiệu quả.

Giống như lực lượng tàu sân bay của Trung Quốc, việc phát triển và thao diễn các loại vũ khí này làm tăng nguy cơ đối đầu, đặc biệt là từ Bắc Kinh. Hàm ý về địa lý, chính trị và quân sự trong khu vực rất rõ ràng: bảo lãnh quốc phòng từ Hoa Kỳ đã không còn là điều chắc chắn nữa. Trên thực tế, một số đồng minh của Mỹ như Nhật Bản đang có suy nghĩ rằng họ đang gặp nguy cơ:

“Có khả năng là nếu chúng ta không có được hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tinh vi hơn, cả Hoa Kỳ và Nhật Bản sẽ không thể đối phó,” ông Nozomu Yoshitomi, giáo sư tại Đại học Nihon của Nhật Bản, cựu đại tướng của Lực lượng phòng thủ Nhật Bản chia sẻ.

Bắc Kinh chuẩn bị chống lại sức mạnh của Mỹ trên tất cả các mặt trận

Những quan ngại về khả năng của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ các đồng minh trong khu vực có ý nghĩa sâu rộng. Chúng đã tác động đến cách Hoa Kỳ ứng xử trong khu vực, với những thay đổi trong các cuộc diễn tập của hải quân Hoa Kỳ phản ánh thực tế này. Rõ ràng, chiến lược của Trung Quốc là nhằm phá vỡ các liên minh hiện có của Hoa Kỳ và buộc phải xem xét lại vấn đề tổ chức chiến lược trên toàn khu vực. Bắc Kinh muốn tất cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương quay lưng lại với các bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ và thừa nhận quyền bá chủ của Trung Quốc.

Những tiến bộ quân sự này là thành phần chủ chốt của các kế hoạch chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Nhiều năm về trước, Bắc Kinh đã bắt đầu thực hiện hoạch của minh, sáp nhập và quân sự hóa bất hợp pháp các đảo thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Nơi đây giờ đã là một căn cứ không quân quân sự tiên tiến, được thiết kế để làm suy giảm sức mạnh ngoại giao và quân sự của Hoa Kỳ.

Nhưng ở đây cũng có nhiều lợi thế kinh tế. Bắc Kinh đã yêu cầu mở rộng khu vực đặc quyền kinh tế của Trung Quốc (EEZ) 200 dặm từ quần đảo Trường Sa ra Biển Đông. Điều đó không những bác bỏ quyền hợp pháp của các quốc gia láng giềng đối với các hòn đảo trên quần đảo, mà còn phủ nhận quyền đánh bắt cá của những nước này ở vùng biển đó. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng đang khuyến cáo các quốc gia kiểm soát mọi hoạt động quân sự với khu đặc quyền kinh tế EEZ 200 dặm của mình để cố gắng cản trở ảnh hưởng của hải quân và quân đội Mỹ trên khắp thế giới.

Do đó, việc Bắc Kinh nỗ lực đẩy lùi thế mạnh của Hoa Kỳ trong khu vực cả về chiến lược và chiến thuật quân sự, đồng thời gây tác động đến các mặt trận ngoại giao và kinh tế. Nhưng không có động thái nào trong số này giúp giải quyết các vấn đề trong nước mà ĐCSTQ đang phải đối mặt. Giống như các quốc gia thường làm, Trung Quốc có thể dùng hành động can thiệp nước ngoài để chuyển hướng sự chú ý đối với những thách thức nội bộ.

Bắc Kinh sẽ sử dụng vũ lực, hay mối đe dọa vũ lực công khai để chống lại Đài Loan?

Có phải Trung Quốc đang bùng phát thách thức?

Đây không phải là cường điệu. Hãy nhớ rằng Đảng Cộng sản chỉ là thiểu số ở Trung Quốc, và ĐCSTQ đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng và không dễ giải tỏa. Nền tảng của tính hợp pháp của ĐCSTQ - một tiêu chuẩn sống đang gia tăng cho một tầng lớp trung lưu mở rộng - đang bắt đầu rạn nứt. Lạm phát lương thực, thất nghiệp gia tăng, tham nhũng phổ biến và triền miên, ô nhiễm, các vấn đề đạo đức đang khiến mối rạn nứt và bất hòa với chính quyền Trung Quốc ngày càng sâu rộng.

Đồng thời, danh sách các giải pháp lựa chọn cho các vấn đề của ĐCSTQ lại thu hẹp. Nguy hiểm hơn, ĐCSTQ đang có những lựa chọn sai lầm và chỉ làm các vấn đề của họ xấu đi.

Khi các hoàn cảnh tiếp tục trở nên tồi tệ hơn nữa, Trung Quốc có thể bị lôi kéo tham gia vào một số hành vi có nguy cơ rất cao.

Trên thực tế, điều này đã xảy ra.

Hoa Kỳ sẽ phản ứng thế nào?

James Gorrie là một nhà văn và diễn giả ở Nam California. Ông là tác giả của cuốn sách “Cuộc khủng hoảng ở Trung Quốc.”

Quan điểm thể hiện trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.

Tác giả: James Gorrie

Nguyên Hương (biên dịch)

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Ván bài khiêu khích của Trung Quốc để giành quyền thống trị ở châu Á -Thái Bình Dương