Mặc lời hứa hẹn về một nước Mỹ 'thống nhất' của Biden, tỷ lệ tội phạm thù hận ngày càng tăng

Giúp NTDVN sửa lỗi

Dù ông Biden liên tục hứa hẹn về viễn cảnh một "nước Mỹ thống nhất" khi còn tranh cử, nhưng thực tế là tỷ lệ các cuộc tấn công vì thù hận chủng tộc ngày càng gia tăng ở nước này, nạn nhân đều là người gốc Á và người Do Thái.

Chính quyền Biden đã nhậm chức được 4 tháng, nhưng mặc cho những hứa hẹn về một nước Mỹ thống nhất của ông Biden khi còn tranh cử, các cuộc tấn công nhắm vào người Do Thái và người Mỹ gốc Á ngày càng tăng. Hôm 23/5, một trợ lý cấp cao tại Nhà Trắng cũng đã lên tiếng thừa nhận tình trạng "tội phạm thù hận" leo thang tại Hoa Kỳ, theo Fox News đưa tin.

Xuất hiện trong chương trình "State of Union" của đài CNN, cố vấn cấp cao Cedric Richmond của ông Biden đã quy trách nhiệm cho chính quyền ông Trump vì đã sử dụng "thuật ngữ nguy hiểm" kể từ lúc đại dịch COVID-19 bùng phát, dẫn đến sự hằn học và thù địch của đám đông đối với người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương (Asian Americans and Pacific Islanders - AAPI), Fox News cho biết.

Trong chưa đầy 1 tháng, từ ngày 27/4 cho đến ngày 14/5, báo The Epoch Times đã đưa tin về ít nhất 3 vụ việc người Mỹ gốc Á bị tấn công, đánh đập tại Hoa Kỳ. Hầu hết nạn nhân là phụ nữ hoặc người lớn tuổi, trong khi đó, "vô tình" nghi phạm của 3 vụ việc đều là người da màu hoặc da đen.

Theo đó, ngày 26/4, Sở Cảnh sát New York (NYPD) đã công bố những hình ảnh mới về một nghi phạm được cho là đã đá và dẫm đạp lên một người đàn ông châu Á 61 tuổi ở New York, khiến ông này phải nhập viện.

Hôm 4/5, các quan chức Mỹ đã ra thông báo về việc 2 phụ nữ châu Á khoảng 60 tuổi đã bị một nghi phạm nam da đen tấn công ở Baltimore. Nghi phạm đã liên tục đánh vào đầu 2 nạn nhân ở độ tuổi 66 và 67 bằng một khối than bùn hoặc một viên gạch.

Cho đến hôm 12/5, các nhà chức trách ở Bắc California, Mỹ đã bắt giữ 2 nghi phạm 11 tuổi và 17 tuổi vì liên quan đến vụ hành hung và cướp tài sản của một người đàn ông lớn tuổi gốc Á. Ông cụ đã la lên để cầu cứu, và 2 nghi phạm đã lấy cắp dây đeo tay Fitbit của ông rồi bỏ trốn trên một chiếc xe Subaru màu xanh lam, theo thông tin từ phía cảnh sát. Dường như cả 2 nghi phạm đều là người da đen.

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Richmond lại không hề đả động gì đến lý do dẫn đến tình trạng chống Do Thái đang dâng cao tại Mỹ kể từ sau khi nổ ra các vụ đụng độ giữa Israel và Palestine, do nhóm khủng bố Hamas chiếm cứ Dải Gaza châm ngòi.

Trao đổi với người dẫn chương trình Dana Bash của CNN, vị cố vấn cấp cao đã đề cập đến "công trạng" của Bộ Tư pháp (DOJ) dưới thời Biden đang tập trung vào việc đẩy lùi "những kẻ bạo lực cực đoan nội địa".

Ông nói: "Sự gia tăng thù hận, theo thời kỳ, là điều mà chính quyền này đã tập trung ngay từ đầu, cho dù đó là sự căm ghét AAPI đến từ COVID-19 và những thuật ngư nguy hiểm mà chúng ta đã nghe hay đó là bạo lực bài Do Thái, chúng tôi lo ngại về một vấn đề, những kẻ cực đoan bạo lực nội địa và chúng tôi lo lắng về sự gia tăng sự thù hận".

Ông còn nhấn mạnh: "Và hãy nhìn xem, chúng ta không thể giải quyết những vấn đề này nếu chúng ta có một phần lớn dân số từ chối xem xét sự việc và coi những gì họ nhìn thấy mới là chân thật. Và vì vậy, Bộ Tư pháp của chúng tôi sẽ không làm điều đó. Tổng thống [Biden] sẽ không làm điều đó, và chính quyền sẽ không làm điều đó. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giải quyết tất cả tội phạm thù địch khi chúng tôi thấy chúng gia tăng với số lượng đáng kể".

Các nhà hoạt động tụ tập để biểu tình tại Tòa thị chính ở Los Angeles vào ngày 27/3/2021, lên án sự căm ghét đối với người Mỹ gốc Á và Đảo Thái Bình Dương. (Fredric J. Brown / AFP qua Getty Images)

Trong khi nước Mỹ đang phải vật lộn với vấn đề từ sự gia tăng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chống lại người châu Á, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) rõ ràng đã tìm ra vũ khí tuyên truyền mới nhất của mình để kích động sự phẫn nộ và lôi kéo bè cánh.

Nhắm vào sự gia tăng tội phạm chống lại người Mỹ gốc Á, ĐCSTQ đang yêu cầu Hoa Kỳ giải quyết vấn đề của riêng mình trước khi chỉ trích Bắc Kinh về những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc.

Trong tháng Tư, các phương tiện truyền thông của Bắc Kinh đã công bố tin tức hàng ngày về những hành động bạo lực nhắm vào người Mỹ gốc Á, chụp mũ rằng đó là do những chỉ trích cao độ của phương Tây nhắm vào Trung Quốc gây ra.

Đồng thời, các nhà ngoại giao Bắc Kinh đã sử dụng những sự cố này làm vũ khí để chuyển hướng công luận khỏi những hành vi ngược đãi nhân quyền ở Trung Quốc, và mô tả mô hình quản trị của ĐCSTQ ưu việt hơn nền dân chủ Hoa Kỳ.

ĐCSTQ tăng cường chiến dịch tuyên truyền công kích và thúc đẩy tin tức thù địch, bất chấp sự phản đối ngày càng tăng từ phương Tây đối với một loạt vấn đề từ ngược đãi nhân quyền đến cưỡng bức kinh tế của Trung Quốc.

Theo các chuyên gia về chính sách và những người Mỹ gốc Á làm việc trong các cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc và trong chính phủ Hoa Kỳ, hành vi quấy rối và hành hung người Mỹ gốc Á là vấn đề lo ngại chính đáng để thảo luận một cách công khai. Tuy nhiên, Bắc Kinh không những đã không đưa ra các cáo buộc một cách thiện chí, mà còn trì hoãn và trốn tránh trách nhiệm đối với những hành vi ngược đãi nhân quyền của chính mình.

Du Miên

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Mặc lời hứa hẹn về một nước Mỹ 'thống nhất' của Biden, tỷ lệ tội phạm thù hận ngày càng tăng