Twitter mất 5 tỷ đô la vốn hóa thị trường sau lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của TT Trump

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 8/1, Giám đốc điều hành Jack Dorsey đã đưa ra quyết định khó tin là đình chỉ tài khoản của Tổng thống Trump. Cùng lúc Facebook cũng quyết định đình chỉ tài khoản của ông cho đến sau lễ nhậm chức. Trong vòng vài giờ, những người cánh hữu nổi tiếng thông báo họ sẽ rời khỏi nền tảng truyền thông xã hội đang bóp chết tự do ngôn luận và chuyển sang Parler. Từ đây, mọi chuyện không sáng sủa đã tới với Twiiter…

Cô con gái của Tổng thống Trump là Tiffany Trump đã đăng một bình luận về việc cha cô bị cấm trên Twitter: "Có chuyện gì đã xảy ra với tự do ngôn luận vậy?".

Theo MSN, cổ phiếu Twitter đã giảm tới 12% vào thứ Hai sau khi công ty truyền thông xã hội đình chỉ vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Donald Trump vào tối thứ Sáu. Sự sụt giảm giá cổ phiếu đã xóa sổ 5 tỷ USD vốn hóa thị trường của Twitter.

Kênh truyền thông dòng chính này viết rằng: “Các ông chủ của Twitter đã đình chỉ tài khoản của Trump - tài khoản có khoảng 88 triệu người theo dõi - sau khi nhà lãnh đạo thế giới tung ra các thuyết âm mưu về gian lận cử tri và trộm cắp bầu cử đã thúc đẩy hàng nghìn người ủng hộ ông bao vây Điện Capitol vào tuần trước.”

Twitter cho biết: "Sau khi xem xét chặt chẽ các Tweet gần đây từ tài khoản @realDonaldTrump và bối cảnh xung quanh chúng, chúng tôi đã tạm ngưng tài khoản vĩnh viễn do có nguy cơ kích động thêm bạo lực".

Cổ phiếu Twitter có khả năng giảm do các nhà đầu tư lo ngại lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của Tổng thống Trump sẽ làm xói mòn sự quan tâm đến nền tảng này, và dẫn đến việc tẩy chay đồng loạt bởi những người coi quyết định này của Twitter là có động cơ chính trị và là cách để bịt miệng tiếng nói bảo thủ.

Cuộc “đàn áp” chưa từng có của Twitter không chỉ nhắm vào Tổng thống Trump mà còn nhiều người cánh hữu nổi tiếng khác, như luật sư Sidney Powell, Lin Wood và cựu Cố vấn An ninh Quốc gia, Trung tướng Michael Flynn.

Sau khi bị Big Tech kiểm duyệt, đồng loạt những người theo cánh hữu đã chuyển sang Parler, nền tảng truyền thông xã hội phát triển nhanh nhất trên Internet. Giám đốc điều hành của Parler - John Matze - là người thực sự đấu tranh cho Quyền tự do ngôn luận của Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp.

Tuy nhiên gần như ngay lập tức, ba công ty độc quyền lớn, Google, Apple đã cho Parler 24 giờ phải thực hiện chính sách kiểm duyệt đối với người sử dụng hoặc xóa ứng dụng của những người theo cánh hữu. Amazon là “ông lớn” thứ ba đã đưa ra một cảnh báo tương tự. Rạng sáng ngày 11/1, Amazon chính thức loại bỏ Parler khỏi dịch vụ lưu trữ trên máy chủ đám mây của họ (Amazon Web Services (AWS).

Parler vừa đệ đơn kiện cáo buộc Amazon vi phạm luật chống độc quyền bằng cách ngừng cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây cho Parler vì cho rằng mạng xã hội này tiếp tay cho các “mối đe dọa bạo lực.”

Trong đơn khiếu nại gửi lên tòa án liên bang ở bang Washington , Parler cho biết quyết định của Amazon được “thúc đẩy bởi thù hận chính trị”, và được loại bỏ để giảm cạnh tranh vì lợi ích của Twitter, cũng là khách hàng của Amazon.

Parler đã yêu cầu một lệnh khẩn cấp để từ chối việc Amazon đóng tài khoản của mình.

Đông Bắc

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Twitter mất 5 tỷ đô la vốn hóa thị trường sau lệnh cấm vĩnh viễn tài khoản của TT Trump