Truyền thông Úc: Tài liệu mật Thủ tướng Morrison tiết lộ là tác nhân khiến G7 quyết định chống lại Bắc Kinh

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung tuần tháng này, nhóm 7 nước công nghiệp lớn (G7) đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Anh. Thông cáo sau cuộc họp đã lên án vấn đề nhân quyền ở Hong Kong, Tân Cương và eo biển Đài Loan. Truyền thông Úc tiết lộ, công lao này nên thuộc về Thủ tướng Úc Scott Morrison, người đã tiết lộ tài liệu bí mật của nhà ngoại giao "chiến lang" Trung Quốc cho lãnh đạo các nước khác, dẫn tới việc G7 quyết định chống lại Bắc Kinh.

Theo hãng truyền thông Úc Sydney Morning Herald đưa tin, vào ngày 13/6 tại hội nghị thượng đỉnh G7, Thủ tướng Úc Morrison đã đưa ra một tài liệu bí mật cho thấy phía Trung Quốc đe dọa Úc. Tài liệu này do một nhà ngoại giao Trung Quốc giao cho phóng viên tờ 9News của Úc vào tháng 11 năm ngoái trong một hội nghị ở khách sạn Hyatt Hotel Canberra.

Các nước thành viên G7 bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Canada, Nhật Bản, Pháp, Đức và Ý.

Nội dung tài liệu là gì?

Các vấn đề mà Trung Quốc chỉ trích chính quyền Úc trong tài liệu này bao gồm: phá vỡ thỏa thuận “Một vành đai, Một con đường” giữa chính quyền bang Victoria và Trung Quốc, yêu cầu các nước điều tra độc lập về nguồn gốc của dịch COVID-19, cấm Huawei tham gia vào xây dựng 5G ở Úc, đi đầu trong việc tấn công các sự vụ ở Đài Loan, Hong Kong và Tân Cương của Bắc Kinh, tài trợ cho nghiên cứu "chống Trung Quốc" của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược, truy quét các nhà báo Trung Quốc và hủy bỏ thị thực học thuật, v.v.

Ngoài ra, nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đưa ra cảnh báo. Rằng nếu Úc muốn chống lại và coi Trung Quốc như kẻ thù, vậy Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù. Cả tài liệu và người chuyển giao đều thể hiện ra ý khiêu khích và đe dọa của Bắc Kinh.

Tài liệu là tác nhân chính khiến G7 không nhượng bộ Bắc Kinh?

Tại hội nghị thượng đỉnh G7, ông Morrison đã trình bày và thảo luận về bản tài liệu. Trong đó bao gồm các hành động “chống Trung Quốc” của Úc mà Trung Quốc liệt kê. Sau cuộc họp, ông cho biết sau khi đọc tài liệu "14 điều bất mãn của Trung Quốc", G7 đã quyết định không nhượng bộ và không dung thứ cho hành vi của Bắc Kinh.

Tờ Sydney Morning Herald tiết lộ, trên thực tế, nhân tố quyết định dẫn tới việc G7 đoàn kết chống lại Trung Quốc là cuộc gặp giữa Thủ tướng Úc Morrison và Tổng thống Pháp Macron. Úc đang ở tiền tuyến trong các tranh chấp tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ông Macron nói rằng Pháp hứa sẽ sát cánh cùng Canberra. Khi nói về Trung Quốc, Tổng thống Pháp còn nhấn mạnh rằng đây không còn chỉ là vấn đề quân sự, mà là vấn đề toàn diện về kinh tế, công nghệ và chiến lược, v.v.

Thay đổi lập trường với Bắc Kinh sau G7

Vào ngày 13/6, Thủ tướng Ý Mario Draghi tuyên bố trong một cuộc họp báo sau G7. Rằng Ý sẽ xem xét cẩn thận Sáng kiến “Một vành đai, Một con đường” (BRI) của Trung Quốc. Đồng thời cáo buộc Bắc Kinh là một chính phủ chuyên chế không tôn trọng các quy tắc đa phương.

Thủ tướng Ý nói: "Đây là một quốc gia chuyên chế, không tuân thủ các quy tắc đa phương. Thế giới quan của họ khác với các quốc gia dân chủ. Chúng tôi cần hợp tác, nhưng chúng tôi phải thẳng thắn nói về những điều chúng tôi không đồng ý và không thể chấp nhận. Tổng thống Hoa Kỳ từng nói rằng im lặng là đồng lõa".

Ông Draghi cho biết, mặc dù các nước thành viên tại hội nghị thượng đỉnh G7 không nêu đích danh việc Ý tham gia vào chính sách bành trướng của Bắc Kinh, nhưng Ý sẽ đánh giá kỹ thỏa thuận này. Trước đây, chính phủ tiền nhiệm của ông Draghi đã đi theo con đường thân Trung Quốc. Có thể nói là người ủng hộ chính sách của Bắc Kinh. Nhận xét của ông Draghi vào ngày 13/6 dường như đã đảo ngược lập trường của Ý. Vì nước này từng tán thành Sáng kiến BRI của Trung Quốc vào năm 2019. Đây cũng là nước G7 đầu tiên tham gia BRI với mục đích phục hồi nền kinh tế của mình.

G7 đưa ra sáng kiến mới để kiềm chế BRI

Trong hội nghị thượng đỉnh, G7 đã đưa ra sáng kiến ​​cơ sở hạ tầng toàn cầu mới. Sáng kiến có tên "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (Build Back Better World, viết tắt là B3W). Mục đích của nó là cung cấp các kế hoạch cơ sở hạ tầng cho các nước đang phát triển. Qua đó kiềm chế Sáng kiến ​​BRI trị giá nghìn tỷ USD của Trung Quốc.

Một quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng, điều này không chỉ để đối đầu hoặc đối phó với Trung Quốc. Mà còn phản ánh các giá trị, tiêu chuẩn và phương thức kinh doanh của chúng tôi.

BRI tuyên truyền rằng sẽ thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước tham gia. Mục đích là cải thiện kết nối giữa Trung Á, Châu Âu, Châu Phi, từ đó gia tăng thương mại. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chính sách bẫy nợ của Bắc Kinh, các hành động gây hấn trên Biển Đông và các chính sách bành trướng khác đã khiến nhiều nước xem xét lại sự ủng hộ trước đây của họ đối với sáng kiến ​​“Một vành đai, Một con đường”.

Đông Phương

Theo Vision Times



BÀI CHỌN LỌC

Truyền thông Úc: Tài liệu mật Thủ tướng Morrison tiết lộ là tác nhân khiến G7 quyết định chống lại Bắc Kinh