Trung tâm Chống tuyên truyền ở Mỹ tố cáo ĐCSTQ đưa tin sai lệch về virus Vũ Hán

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo thông tin từ tổ chức GEC, một tố chức chuyên chống thông tin sai lệch, một số nước gồm Trung Quốc, Nga và Iran, đã lợi dụng đại dịch virus Vũ Hán để truyền bá thông tin có hại.

Tại một cuộc họp gần đây, đặc phái viên và điều phối viên của GEC, bà Lea Gabrielle, cho biết rằng một cơ quan thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã theo dõi thông tin tuyên truyền liên quan tới virus Vũ Hán từ 3 nước trên từ tháng 1 năm nay. Một trong những trách nhiệm của cơ quan này là thông báo cho Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tình hình quốc tế.

Bà Gabrielle cho biết chi tiết về chiến dịch bóp méo do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động. Bà cho biết trung tâm đã theo dõi các nỗ lực tuyên truyền bóp méo thông tin của chính quyền Trung Quốc nhằm đổ lỗi cho Hoa Kỳ là nơi xuất xứ của virus Vũ Hán, hay việc ĐCSTQ tự tô vẽ họ như là “thượng đẳng” trong việc trong việc xử lý khủng hoảng đại dịch.

“Những gì chúng tôi thấy là ĐCSTQ huy động bộ máy truyền tin trên phạm vi toàn cầu của họ. Những cơ quan này bao gồm phương tiện truyền thông nhà nước cũng như các nhà ngoại giao Trung Quốc, nhằm đưa ra các kịch bản sai lệch cho từng khu vực”.

Một khía cạnh mà GEC nhận thấy là các hoạt động quảng bá thông tin từ các cơ quan truyền thông nhà nước của Nga, Trung Quốc và Iran có đi theo một công thức chung liên quan đến chủ đề virus corona mới.

Các tài liệu nội bộ từ chính quyền Trung Quốc do The Epoch Times thu được cho thấy cách chế độ này cố tình báo cáo thấp hơn thực tế các ca nhiễm virus ĐCSTQ cũng như kiểm duyệt các trao đổi và chia sẻ về tình hình bùng phát dịch, khiến virus ngày càng lây lan nhanh toàn cầu.

Gần đây, GEC đã chứng kiến việc đưa tin sai lệch tại ở Châu Phi do các quan chức Trung Quốc truyền bá. Những thông tin này hầu như bị người xem phản ứng và vì thế các quan chức của ĐCSTQ đã thay đổi chiêu trò.

Từ ngày 01/01 đến ngày 18/03, GEC đã thu thập và phân tích các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội từ hàng chục tài khoản thuộc giới ngoại giao Trung Quốc tại Châu Phi. Ban đầu, GEC nhận thấy tất cả các tài khoản đều không có động thái trước nạn dịch virus ĐCSTQ, tuy vậy gần đây, khoảng 60% các bài viết có liên quan đến COVID-19 được đăng từ những tài khoản này.

Bà Gabrielle cho biết Trung Quốc tập trung vào 4 thông tin tuyên truyền chính. Một là Trung Quốc đã ngăn chặn thành công virus. Hai là kêu gọi hợp tác quốc tế. Ba là Tổ chức Y tế Thế giới khen ngợi Trung Quốc. Và thứ tư là khả năng phục hồi kinh tế của Trung Quốc.

Bà nhấn mạnh rằng các bài đăng chống Mỹ trên Twitter chỉ chiếm một phần nhỏ. Những bài đăng này đã không thành công trong việc thuyết phục người dân Châu Phi khi họ phản bác lại tuyên bố rằng virus corona có nguồn gốc từ Hoa Kỳ. Người châu Phi cũng bác bỏ tuyên bố rằng thuật ngữ virus Trung Quốc có tính phân biệt chủng tộc. Do vậy các quan chức ĐCSTQ đã tránh xa điều này và tập trung vào tuyên truyền ngợi ca về hành động của chính quyền Trung Quốc.

“Chúng tôi cũng đang chứng kiến điều tương tự ở Tây bán cầu”, bà Gabrielle cho biết thêm khi bà đề cập đến việc ĐCSTQ đã thay đổi bản chất của chiến dịch truyền bá thông tin sai lệch.

Tại Ý, các quan chức ĐCSTQ cũng đã thay đổi việc đưa tin để thích nghi tốt hơn với các đối tượng khác nhau. Ở Tây bán cầu, các chủ đề liên quan đến virus ĐCSTQ chiếm khoảng “một nửa nội dung tuyên truyền từ các tài khoản chính thức của chính quyền Trung Quốc tại đây”.

“Các quan chức của Trung Quốc rất tích cực và đang thể hiện những nỗ lực phối hợp để truyền bá một cách có hệ thống các thông điệp của họ tới khán giả toàn cầu bằng cách sử dụng hashtags, tăng lượng người theo dõi trên mạng xã hội nhằm thuyết phục mọi người rằng họ hành động có trách nhiệm chứ không phải là vô trách nhiệm, cũng như cung cấp viện trợ”, bà nói.

Hashtags và phương tiện truyền thông xã hội là công cụ tuyên truyền chính của ĐCSTQ. Trong những tuần gần đây, truyền thông nhà nước Tân Hoa Xã đã quảng bá các hashtag #Trumpandemia (Đại dịch Trump), và #TrumpVirus, trên các bài đăng tin tức của mình trên cả Twitter và Facebook. Một nhà bình luận có trụ sở tại Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn cầu rằng thuật ngữ Đại dịch Trump và Virus Trump là không chỉ sống động mà còn rất chính xác.

Trong khi đó người dân ở trong nước Trung Quốc không có quyền truy cập vào các nền tảng truyền thông xã hội phổ biến toàn cầu như Twitter và Facebook, họ bị tẩy não bởi những thông tin tuyên truyền một chiều từ các cơ quan truyền thông của chế độ ĐCSTQ.

Theo bà Gabrielle, để chống trả lại thông tin tuyên truyền sai lệch đến từ nước ngoài, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số sáng kiến, “bao gồm đưng tin công khai từ trong và ngoài nước, tham gia của kênh ngoại giao và quảng bá thông tin tới người dân tại nước sở tại“.

NTD Việt Nam trước đây đã đưa tin giới chức Hoa Kỳ gần đây đã lên tiếng mạnh mẽ trên các phương tiện truyền thông xã hội về việc chống trả lại tuyên truyền sai lệch của chế độ Trung Quốc.

Minh Dũng

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Trung tâm Chống tuyên truyền ở Mỹ tố cáo ĐCSTQ đưa tin sai lệch về virus Vũ Hán