Trung Quốc điều 50.000 quân và 150 chiến đấu cơ sát biên giới Trung - Ấn

Giúp NTDVN sửa lỗi

Sau khi biên giới Trung - Ấn lần đầu lại nổ súng sau 45 năm, gần đây, theo truyền thông Ấn Độ, Trung Quốc đã điều  50.000 quân và 150 máy bay chiến đấu dọc theo biên giới . Có vẻ như ít nhất 3 máy bay ném bom đã được triển khai. Phía Ấn Độ cũng triển khai máy bay chiến đấu tuần tra suốt ngày đêm.

Theo Eurasian Times of India, mặc dù phía Ấn Độ đã chiếm ba vị trí chiến lược: núi Heiding ở phía bắc và nam của hồ Pangong Tso, đèo Rechin và Rezang, căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Quốc vẫn chưa được chấm dứt. Lực lượng Không quân Ấn Độ đã liên tục triển khai các máy bay chiến đấu đến tuyến kiểm soát với tần suất tuần tra mỗi giờ một lần, để giám sát thường xuyên các doanh trại của quân đội Trung Quốc.

Đồng thời, các lực lượng vũ trang Ấn Độ cũng được triển khai tại các khu vực chiến lược này và đã thiết lập các vị trí để theo dõi chặt chẽ tình hình bên phía Trung Quốc.

Bài báo cho biết, bên cạnh việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao cho vấn đề biên giới, New Delhi cũng cam kết bảo vệ an ninh cho quân đội Ấn Độ ở khu vực biên giới. Hiện Ấn Độ vẫn tiếp tục đối thoại với quân đội Bắc Kinh và đồng thời tiến hành các cuộc triển khai chiến lược quân sự.

Phía Ấn Độ đã triển khai các máy bay chiến đấu MiG đến phía bắc của khu vực tranh chấp, các trại gần ranh giới kiểm soát cũng có máy bay chiến đấu Sukhoi 30, máy bay chiến đấu MiG 29 và trực thăng tấn công Apache. Hải quân cũng đã tiếp tục phái P-8 Poseidon tuần tra trên biển.

Bài báo cho biết động thái của quân đội Ấn Độ khiến quân Trung Quốc căng thẳng, và đã điều động nhiều chiến đấu cơ và quân đội đến 4 doanh trại của Trung Quốc ở đó.

Một số kênh truyền thông Ấn Độ dẫn nguồn tin từ chính phủ Ấn Độ cho biết, quân đội ĐCSTQ đã triển khai hơn 50.000 binh lính và một lượng lớn thiết bị hạng nặng trên Đường kiểm soát thực tế (LAC), trong đó có 150 chiến cơ. Dù quân đội Ấn Độ đã chuẩn bị đầy đủ, nhưng ở giai đoạn này vẫn chưa lên tới mức xung đột toàn diện.

Ngày 8/9, Quân khu Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công bố một bộ ảnh, cho thấy dường như Trung Quốc đã triển khai ít nhất 3 máy bay ném bom H-6 và máy bay vận tải Y-20 tới biên giới. Lục quân cũng đã tham gia ‘huấn luyện trú tại cao nguyên’, đều có liên quan tới Tây Tạng .

Có thông tin cho rằng, máy bay ném bom H-6 có tầm phạm vi hoạt động 2.500 km và có thể mang tên lửa không đối đất hoặc tên lửa hành trình chống hạm hạng nặng.

Hình ảnh máy bay H-6 của ĐCSTQ

Theo South China Morning Post, một lữ đoàn thuộc Quân đoàn 77 của ĐCSTQ cũng đã tiến hành các cuộc diễn tập phòng không bắn đạn thật ở phía tây bắc khu vực sa mạc. Thông thường phía tây bắc khu vực sa mạc đại diện cho vùng Tân Cương, gần với Ladakh, Ấn Độ, nơi xảy ra tranh chấp giữa hai bên.

Tân Hoa Xã đã tung những hình ảnh của sự kiện này vào ngày 7/9, sau khi 2 bên đầu tiên nổ súng sau 45 năm.

Trung Quốc và Ấn Độ đã đụng độ ở khu vực biên giới từ tháng 5/2020. Vào giữa tháng 6 đã xảy ra đụng độ đẫm máu nhất trong 45 năm trở lại đây. Vụ đụng độ khiến ít nhất 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và 76 lính bị thương, tuy nhiên, Trung Quốc không công bố con số thương vong.

Hai bên đôi khi báo cáo bổ sung quân số và vũ khí quân dụng. Vào ngày 29 và 30/8, xung đột lại nổ ra giữa Trung Quốc và Ấn Độ trên hồ Bangong. Có thông tin cho rằng quân đội ĐCSTQ đã cố gắng thay đổi hiện trạng ở bờ nam hồ Bangong. Phía Ấn Độ đã ra tay trước, chiếm một số vùng quan trọng.

Ngày 7/9, có tin quân đội Trung Quốc bắt cóc 5 thiếu niên Ấn Độ đang đi săn ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Hai người trong số họ trốn thoát và chạy về làng để cầu cứu. Sau đó, các thành viên trong gia đình họ kêu cứu và tìm kiếm người thân mất tích trên mạng Internet. Điều này khiến các cấp cao nhất của quân đội Ấn Độ hoảng hốt.

Cùng ngày, tiếng súng nổ ra ở biên giới Trung - Ấn, đã phá vỡ nguyên tắc không nổ súng vốn được hai phía âm thầm cam kết với nhau trong 45 năm. Kết quả là tình hình ở biên giới Trung - Ấn đã nóng lên trở lại.

Người dẫn chương trình của Epoch Times, ông Đường Hạo, phân tích rằng, khi ĐCSTQ đối mặt với khó khăn cả bên trong và bên ngoài, thì cách thông thường là nên tránh xung đột. Vậy tại sao ĐCSTQ lại phải gia tăng xung đột ở biên giới Trung - Ấn? Có thể lãnh đạo ĐCSTQ muốn lợi dụng cuộc chiến để tạo uy, do ông ta chắc chắn không dám gây chiến với Hoa Kỳ, cũng không thể khiêu khích Nga ở phía bắc và đồng minh Bắc Triều Tiên. Do vậy, cuối cùng, ĐCSTQ đã chọn gây xung đột ở biên giới Ấn Độ.

Do khu vực này cách xa bờ biển và quân đội Hoa Kỳ, xung đột ở đây sẽ không gây ra động tĩnh lớn. Hơn nữa với địa hình ở núi cao hiểm trở, nếu xung đột thực sự nổ ra, thì sẽ không có điều kiện địa lý thích hợp cho xung đột trực tiếp trên quy mô lớn.

Đối với vấn đề ở biên giới Trung - Ấn, ngoài việc chuyển hướng sự chú ý, thì nó cũng có thể giải tỏa cảm xúc trong quân đội; đó là để quân đội ĐCSTQ biết rằng chính quyền thực sự có dũng khí “dám chiến đấu”.

Ông Đường Hạo nói đùa, thật không may, các chiến sĩ ĐCSTQ thực sự rất xui xẻo, hai cuộc xung đột từ cuối tháng 8, bao gồm cả tháng 6 trước đó, binh lính Ấn Độ đều chiếm thế thượng phong. Ông cho biết có cảm giác như ĐCSTQ cưỡi trên lưng hổ khó xuống khi hiện đang triển khai binh lực dày đặc ở biên giới và tìm kiếm đường đi xuống.

Minh Thanh

Theo NTDTV



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc điều 50.000 quân và 150 chiến đấu cơ sát biên giới Trung - Ấn