Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí hạt nhân

Giúp NTDVN sửa lỗi

Trung tâm nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu quốc tế (tiếng Anh: Center for Strategic and International Studies, viết tắt CSIS) có trụ sở tại Washington đã công bố một báo cáo mới, trong đó nêu chi tiết các bước Trung Quốc đang thực hiện nhằm có được quyền lực trên thế giới thông qua việc hiện đại hóa vũ khí hạt nhân trên biển và trên không.

Trung Quốc là quốc gia thứ 5 kích nổ vũ khí hạt nhân và là 1 trong 9 quốc gia công bố sở hữu vũ khí hạt nhân. Sách Trắng Quốc phòng năm 2006 do Hội đồng Nhà nước ban hành tuyên bố Bắc Kinh đã áp dụng “chiến lược hạt nhân tự vệ” nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công và cưỡng chế, nhưng giới chức Trung Quốc đã chỉ ra rằng “một cuộc tấn công vào lực lượng hạt nhân của Trung Quốc sẽ gây ra phản ứng hạt nhân”.

CSIS đánh giá kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc tương đối nhỏ so với Hoa Kỳ và Nga. Hai nước này sở hữu vũ khí hạt nhân trên đất liền, trên biển và trên không. Nhưng Trung Quốc đã chi 250 tỷ đô la cho quân sự, trở thành quốc gia có chi tiêu quân sự lớn thứ hai thế giới trong năm 2018. Với việc coi vũ khí hạt nhân là đầu tư quân sự quan trọng, “chiến lược phòng thủ hạt nhân của nước này có thể được sửa đổi”.

Tại thời điểm đỉnh cao của cuộc chạy đua vũ trang trong Chiến tranh Lạnh vào năm 1986, Hoa Kỳ và Nga sở hữu tổng cộng 64;000 đầu đạn hạt nhân. Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược năm 1991 (tiếng Anh: The 1991 Strategic Arms Reduction Treaty, viết tắt START), Hiệp ước cắt giảm tấn công chiến lược năm 2002 và Hiệp ước START mới năm 2010 đã làm giảm số đầu đạn hạt nhân xuống còn 8.290 vào năm 2018. Nói đến vũ khí chứa nhiều đầu đạn độc lập (tiếng Anh: multiple independent recovery vehicle warheads, viết tắt MIRV), Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế với 1.920 vũ khí hạt nhân trên đất liền, 850 vũ khí trên biển và 800 vũ khí trên không.

Trung Quốc đã kích nổ thiết bị hạt nhân nguyên tử đầu tiên của mình vào ngày 16/10/1964. Do không ký kết các hiệp ước cắt giảm vũ khí, Trung Quốc không bị ràng buộc về việc tăng thêm vũ khí và hiện đang ở vị trí thứ ba với 290 vũ khí, bao gồm 218 vũ khí trên đất liền, 48 vũ khí trên biển, và 20 vũ khí trên không.

Trung Quốc được xem là chỉ có “bộ ba một phần”, vì họ không tập trung vào máy bay ném bom chiến lược. Điều này có thể thay đổi vào năm 2025 khi Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (tiếng Anh: Peoples’ Liberation Army, viết tắt PLA) triển khai máy bay ném bom tàng hình chiến lược Xian H-20 có hạt nhân. Hệ thống trên không mới có phạm vi là 8.500 km và tương tự như máy bay ném bom tàng hình của Mỹ B-2 Spirit.

Trung Quốc đã xây dựng một loạt các cơ sở ngầm làm kho vũ khí và tránh sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sau khi quân đội Hoa Kỳ đưa ra những tiến bộ lượng tử về khả năng tấn công chính xác có định vị GPS các hầm ngầm trong Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư năm 1991, Trung Quốc đã xây dựng hàng ngàn đường hầm mới.

Hệ thống phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc đã phát triển từ Dong Feng-5 (DF-5), tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào đầu những năm 2000, đến các máy bay DF-31 ICBM di động có khả năng sống sót cao trong năm 2006 với tầm bắn tối đa 7.200 km. Đến năm 2007, hệ thống này một lần nữa được đưa vào DF-31A với tầm bắn lên tới 11.200 km. DF-31A tương tự vũ khí RS-24 của Nga, nhưng hiện tại không có bốn đầu đạn như của Nga.

Hiện đại hóa quân đội Trung Quốc đã được tiến hành mạnh mẽ vào tháng 12 năm 2015 khi các lực lượng tên lửa và hạt nhân thông thường của chuyển từ Quân đoàn pháo binh thứ hai sang Lực lượng tên lửa PLA và trở thành một nhánh độc lập của quân đội Trung Quốc.

Kể từ đó, Trung Quốc đã nâng cấp tàu ngầm bốn lớp (Type-094) của PLA, mỗi chiếc mang theo 12 tên lửa Julang-2 (JL-2) có tầm bắn từ 8.000 km đến 9.000 km. CSIS bình luận rằng Trung Quốc tuyên bố JL-2 của họ chỉ có thể mang 1 đầu đạn, nhưng một số nguồn tin cho rằng nó có thể mang theo ba đến 8 đầu đạn, giống với tên lửa phóng từ biển Trident II D-5 của Hoa Kỳ và Anh mang theo 8 đầu đạn

PLA Rocket Force đã tiết lộ DF-41 liên lục địa mới vào giữa năm 2019, ước tính có tầm bắn 12.000 đến 15.000 km, phạm vi hoạt động hạt nhân dài nhất thế giới. DF-41 được biết là có ba đầu đạn, nhưng CSIS ước tính cho thấy DF-41 có thể có tối đa 10 đầu đạn.

Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, Trung tướng Robert P. Ashley Jr. đã tuyên bố tại một hội nghị DIA vào tháng 5 năm 2019 rằng Trung Quốc có khả năng sẽ tăng gấp đôi kho dự trữ vũ khí hạt nhân trong thập kỷ tới. DIA cảnh báo với nhiều vũ khí hạt nhân hơn, Trung Quốc có thể thay đổi chính sách quân sự nhằm thực hiện vũ khí của họ “khai hỏa khi cảnh báo” về một vụ phóng tên lửa của đối phương.

Nói đến các kế hoạch hiện đại hóa và mở rộng vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, thì quốc gia này chỉ có một kho dự trữ 14 tấn vật liệu phân hạch, đủ để chế tạo vài trăm vũ khí, và ít hơn nhiều so với 574,5 tấn của Hoa Kỳ. Nhưng Nga tuyên bố ngay sau hội nghị kiểm soát vũ khí vào tháng 10 năm 2019 rằng họ hiện đang hỗ trợ Trung Quốc phát triển hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa.

Nguyễn Minh
- Theo The Epoch Times.



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa vũ khí hạt nhân