Trung Quốc bất ngờ đòi chủ quyền khu bảo tồn của Bhutan

Giúp NTDVN sửa lỗi

Các chuyên gia quốc tế rất ngạc nhiên khi Trung Quốc tuyên bố khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng của Bhutan là vùng lãnh thổ tranh chấp.

Tại Hội nghị trực tuyến lần thứ 58 của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) để ra quyết định tài trợ cho các dự án môi trường trên toàn thế giới, Trung Quốc phản đối tài trợ cho một dự án cho Khu bảo tồn Động vật hoang dã Sakteng ở Bhutan, đồng thời nói rằng đó là lãnh thổ đang có "tranh chấp".

Ban thư ký GEF bác bỏ luận điểm của Trung Quốc, đồng thời chỉ ra khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng nằm trong vùng lãnh thổ có chủ quyền của Bhutan.

Tại cuộc họp, đại diện cho Bhutan nêu quan điểm: "Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của thành viên Trung Quốc tại Hội đồng. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là lãnh thổ không thể tách rời, có chủ quyền của Bhutan. Trong các cuộc thảo luận về ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc không hề đề cập đây là khu vực tranh chấp".

Trên thực thế, từ trước tới nay chưa có vụ tranh chấp nào đối với khu bảo tồn này, dù ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc vẫn chưa được phân định.

Tuy nhiên, trong suốt buổi họp, đại diện Trung Quốc liên tục nhấn mạnh cần viết thêm vào phần chú thích của phiên làm việc rằng "Trung Quốc phản đối dự án này vì lý do dự án nằm trong khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc".

Ban thư ký GEF tuyên bố phần chú thích sẽ chỉ ghi lại thực tế rằng, Trung Quốc phản đối dự án và lý do sẽ được ghi lại trong phần các vấn đề thảo luận nổi bật.

Hầu hết các thành viên hội đồng GEF ủng hộ quan điểm của Bhutan và phê chuẩn dự thảo, bất chấp sự phản đối của đại diện Trung Quốc.

Đại diện từ Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Maldives và Sri Lanka yêu cầu các quan điểm của Bhutan phải được phản ánh như sau: "Bhutan hoàn toàn bác bỏ yêu sách của Thành viên Hội đồng Trung Quốc. Khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng là một nơi không thể tách rời và có chủ quyền lãnh thổ của Bhutan và không có điểm nào trong các cuộc thảo luận về ranh giới giữa Bhutan và Trung Quốc có đặc điểm là một khu vực tranh chấp."

Phần lớn các thành viên hội đồng GEF ủng hộ quan điểm của Bhutan và dự thảo Tóm tắt của Chủ tịch đã được hội đồng phê chuẩn, bất chấp sự phản đối của đại diện Trung Quốc. Chương trình Làm việc được thông qua, bản tóm tắt dự thảo của Chủ tịch có ghi chú "Trung Quốc phản đối và không tham gia quyết định của Hội đồng về dự án này".

Sau đó, Bhutan đã gửi công hàm bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, tuyên bố khu bảo tồn là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bhutan và chưa từng tranh chấp với bất kỳ nước nào. Bhutan kêu gọi Hội đồng GEF loại bỏ tất cả tài liệu tham khảo về yêu sách vô căn cứ của Trung Quốc.

Trên thực tế, việc tự đặt ra một khu vực tranh chấp mới là "quân bài" mà Đảng Cộng sản Trung Quốc thường thực hiện với các nước láng giềng trong khu vực.

Xem thêm:



BÀI CHỌN LỌC

Trung Quốc bất ngờ đòi chủ quyền khu bảo tồn của Bhutan