Tổng thống Trump nghi vấn một phóng viên ‘tiếp tay’ cho cơ quan truyền thông của Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Donald Trump đã chất vấn một phóng viên rằng liệu có phải cô đang ‘tiếp tay’ cho chính phủ Trung Quốc, cụ thể là làm cho một Đài Truyền hình do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ đạo hay không, một số chuyên gia cho biết.

Phoenix TV có trụ sở chính thức tại Hong Kong, nơi các phương tiện truyền thông có thể hoạt động độc lập, tuy nhiên, kênh này lại do ĐCSTQ kiểm soát, ông Gordon Chang, một nhà bình luận chính trị và nhà phân tích Trung Quốc cho biết.

Đây không phải là cơ quan chính thức của nhà nước Trung Quốc như Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), nhưng nội dung truyền thông của họ lại do Bắc Kinh kiểm duyệt, ông Chang nói qua điện thoại với The Epoch Times.

Phát biểu trước Quốc hội Mỹ vào tháng 5/2017, cô Sarah Cook, chuyên gia về Trung Quốc thuộc tổ chức nhân quyền Freedom House, cho biết rằng Phoenix TV là một ví dụ về một cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc, nhưng lại không do chính quyền Bắc Kinh trực tiếp sở hữu.

CCTV đã từng sở hữu 10% cổ phần tại Phoenix, nhưng mối liên kết của cơ quan này với ĐCSTQ thể hiện chặt chẽ nhất ở chỗ người đứng đầu và người sáng lập ra cơ quan này là ông Liu Changle, cựu sĩ quan của Ban Tuyên giáo Cơ quan Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông này đã từng làm việc cho Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương ĐCSTQ. Kể từ khi được thành lập vào năm 1996, một số giám đốc điều hành khác của Phoenix là cựu quan chức của ĐCSTQ hoặc của các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Tổ chức Thế giới Điều tra Cuộc đàn áp Pháp Luân Công - một tổ chức phi lợi nhuận, đã nhấn mạnh rằng từ năm 2005, Phoenix TV đã là một trong những kênh chính được Bắc Kinh sử dụng để “xuất khẩu” các nội dung tuyên truyền sang Hong Kong.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã nêu rõ nguồn gốc xuất xứ của Phoenix vào năm 2018 trong một lá thư gửi Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) Ajit Pai. Ông Cruz kêu gọi FCC ngăn chặn việc một công ty liên kết với Phoenix mua lại Đài Phát thanh phát sóng đến California. “Nếu họ mua được Đài Phát thanh này, họ sẽ phát sóng các tuyên truyền của chính phủ Trung Quốc cho một bộ phận lớn dân số nói tiếng Trung ở Nam California”, ông cảnh báo.

“Kênh Phoenix đã phát động cuộc chiến thông tin ở Mỹ trong nhiều năm qua”, ông Cruz nói trong một tweet ngày 7/4, lưu ý rằng các cơ quan truyền thông Mỹ không nên cho phép Phoenix tham dự một cuộc họp báo tại Nhà Trắng, nơi phóng viên của họ có cuộc trao đổi với Tổng thống Trump ngày hôm trước.

“Chừng nào phóng viên của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ chưa được phép tới trụ sở của ĐCSTQ ở Trung Nam Hải để phỏng vấn trực tiếp người đứng đầu của ĐCSTQ, ông Tập Cận Bình, thì chúng ta không nên cho phép bất kỳ một phương tiện truyền thông nào của Trung Quốc vào Phòng họp báo của Nhà Trắng”, ông Cruz tuyên bố.

“Hiệp hội phóng viên Nhà Trắng nên thu lại quyền tham gia họp báo của phóng viên này, nếu không thì Nhà Trắng nên từ chối không cho phóng viên này tham dự”, ông nói thêm.

ĐCSTQ thúc đẩy tuyên truyền nhằm trốn tránh trách nhiệm đối với đại dịch

ĐCSTQ đang đẩy mạnh chiến dịch tuyên truyền trên phạm vi toàn cầu, cố gắng trốn tránh trách nhiệm đối với đại dịch viêm phổi Vũ Hán đã và đang càn quét thế giới, với 1,4 triệu ca nhiễm và khiến 80.000 người tử vong.

Virus Corona mới đã bùng phát ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào khoảng tháng 11/2019, và “được phép” phát tán trên toàn thế giới dưới sự che đậy thông tin và quản lý sai lầm của ĐCSTQ.

The Epoch Times tuyên bố trong một bài xã luận ngày 19/3 rằng virus này cần được gọi là virus ĐCSTQ, bởi vì tên gọi này sẽ “buộc ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm vì đã coi thường mạng sống nhân loại và từ đó gây ra đại dịch toàn cầu”.

ĐCSTQ hiện đang cố gắng thể hiện hình ảnh một vị cứu tinh của thế giới bằng cách gửi các thiết bị y tế tới các nước trên thế giới, ông Trevor Loudon, chuyên gia nghiên cứu về sự xâm nhập của Cộng sản ở phương Tây, chia sẻ qua điện thoại với The Epoch Times.

Trên thực tế, ĐCSTQ đã kêu gọi người Hoa ở nước ngoài mua vật tư y tế theo yêu cầu và gửi về Trung Quốc.

Khi Trung Quốc gửi thiết bị sang các nước, trên các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc xuất hiện các cụm từ “hỗ trợ”, hay “trợ giúp”, trong khi cố tình lập lờ thông tin là liệu các nước nhận vật tư y tế có trả tiền hay không, ông Jakub Jakóbowski, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm nghiên cứu Phương Đông có trụ sở ở Ba Lan cho biết.

Trong nhiều trường hợp, các quốc gia thực sự đã mua các thiết bị vật tư y tế này với giá thị trường.

Ông Chang cho biết rằng, rõ ràng là các bình luận mà phóng viên của Phoenix đưa ra tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng đều truyền tải đường lối tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc.

Việc sử dụng Phoenix dường như là nỗ lực của ĐCSTQ để truyền tải thông điệp của mình thông qua một đơn vị “có vẻ độc lập với họ”.

“Tôi thấy rằng, dường như những gì họ làm lại đang khiến họ có khả năng bị từ chối”, ông nói.

Thùy Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Trump nghi vấn một phóng viên ‘tiếp tay’ cho cơ quan truyền thông của Trung Quốc