Tổng thống Trump chỉ trích Tối cao Pháp viện 'thiếu năng lực và yếu kém'

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Trump viết: “Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoàn toàn [thể hiện] sự thiếu năng lực và yếu kém trong vụ Gian lận bầu cử trên diện rộng diễn ra trong Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020".

Tổng thống Donald Trump nói rằng Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã không giải quyết được gian lận bầu cử trên diện rộng một cách hợp lý.

Sáng ngày 26/12 (theo giờ Mỹ), Tổng thống Trump đã đăng một bài trên Twitter rằng: “Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ hoàn toàn [thể hiện] sự thiếu năng lực và yếu kém trong vụ Gian lận bầu cử trên diện rộng diễn ra trong Cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020".

Ông nhấn mạnh: “Chúng tôi có BẰNG CHỨNG xác thực, nhưng họ không muốn nhìn thấy điều đó — Họ còn nói: [bên nguyên đơn] "'Không đủ thẩm quyền khiếu kiện'. Nếu các cuộc bầu cử của chúng ta trở nên hủ bại, chúng ta không còn đất nước!”.

Tối cao Pháp viện đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận từ The Epoch Times.

Gần đây, một số động thái của Tối cao Pháp viện Mỹ đã khiến Tổng thống Trump và các đồng minh của ông thất vọng.

Pháp viện hàng đầu nước Mỹ gần đây đã từ chối nỗ lực của Tổng chưởng lý bang Texas để khiếu nại kết quả bầu cử năm 2020 ở 4 tiểu bang chiến trường. Trong số 9 thẩm phán tại Pháp viện, có 6 thẩm phán thuộc đảng Cộng hòa và 3 trong số họ là do Tổng thống Trump chỉ định.

Theo một lệnh ban hành ngày 11/12, các thẩm phán từ chối yêu cầu của Texas để khởi kiện Pennsylvania, Georgia, Michigan và Wisconsin. Họ nhận định, bang Texas thiếu quyền hoặc tư cách pháp lý để kiện theo Hiến pháp, vì bang này không thể hiện lợi ích hợp lệ của mình khi can thiệp vào cách thức các bang khác xử lý cuộc bầu cử của họ.

Lệnh này nêu rõ: “Texas đã không thể hiện lợi ích có thể nhận thức được về mặt pháp lý đối với cách thức mà tiểu bang khác tiến hành bầu cử của mình. Tất cả các đơn kiện đang chờ xử lý khác đều bị loại bỏ”.

Trước đó, Tổng thống Trump và một số thành viên đảng Cộng hòa đặt rất nhiều kỳ vọng vào vụ kiện này.

Các Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Từ trái sang): Brett Kavanaugh, Amy Coney Barrett, Clarence Thomas, Samuel Alito. (Ảnh từ: Brendan Smialowski, Greg Nash, Mandel Ngan / AFP qua Getty Images)
Các Thẩm phán Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ (Từ trái sang): Brett Kavanaugh, Amy Coney Barrett, Clarence Thomas, Samuel Alito. (Ảnh từ: Brendan Smialowski, Greg Nash, Mandel Ngan / AFP qua Getty Images)

Tổng thống Trump đã đăng một bài viết trên Twitter vào ngày 12/12 để bày tỏ sự thất vọng về quyết định này. Ông nói: “Tối cao Pháp viện thực sự khiến chúng ta thất vọng. Không có Trí tuệ, Không lòng Dũng cảm!".

Trong một vụ kiện khác liên quan đến bầu cử, Pháp viện đã đưa ra thời hạn là 2 ngày sau ngày Nhậm chức 20/1/2021 của tân Tổng thống. Việc này cho thấy, dường như Pháp viện hàng đầu nước Mỹ hoàn toàn không có ý định thực hiện những hành động có ý nghĩa đối với các cáo buộc gian lận bầu cử.

Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện vào ngày 21/12 để khiếu nại 3 phán quyết của Tòa án Tối cao Pennsylvania đã “thay đổi bất hợp pháp” luật bỏ phiếu qua thư “ngay trước và sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020”. Đội ngũ pháp lý của ông lập luận rằng, các quyết định do tòa án Pennsylvania ban hành đó đã vi phạm Điều II của Hiến pháp và đi ngược lại phán quyết của Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong vụ kiện giữa 2 người Bush và Gore. Vụ kiện của 2 ông Bush và Gore được đưa ra để giải quyết tranh chấp về kết quả tái kiểm phiếu từ Florida vào năm 2000.

Cùng với đơn yêu cầu một văn bản chứng thực, đội ngũ pháp lý đã đệ đơn yêu cầu Pháp viện xúc tiến vụ việc, đề nghị Pháp viện ra lệnh cho các quan chức Pennsylvania trả lời vào trưa ngày 23/12.

Tuy nhiên, Tối cao Pháp viện đã bác bỏ vụ án vào ngày 23/12 chứ không hành động ngay lập tức để xúc tiến vụ án theo yêu cầu. Thay vào đó, lịch biểu của Pháp viện cho thấy, Pennsylvania có thời hạn đến ngày 22/1 để trả lời kiến ​​nghị, 2 ngày sau Ngày nhậm chức 20/1.

Các luật sư của Tổng thống Donald Trump là cô Jenna Ellis và ông Rudy Giuliani, cùng các thành viên của Cơ quan lập pháp bang Arizona tổ chức một buổi điều trần công khai về tính liêm chính trong bầu cử ở Phoenix, Arizona, vào ngày 30/11/2020. (Ảnh chụp màn hình qua NTD)
Các luật sư của Tổng thống Donald Trump là cô Jenna Ellis và ông Rudy Giuliani, cùng các thành viên của Cơ quan lập pháp bang Arizona tổ chức một buổi điều trần công khai về tính liêm chính trong bầu cử ở Phoenix, Arizona, vào ngày 30/11/2020. (Ảnh chụp màn hình qua NTD)

Trong 7 tuần qua, chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã cung cấp bằng chứng cáo buộc việc bỏ phiếu bất thường và gian lận, bao gồm cả việc các quan chức bầu cử ngăn cản các quan sát viên bầu cử của đảng Cộng hòa thực hiện nhiệm vụ của họ, việc phiếu bầu được đăng ký bằng tên của những cư dân đã qua đời, kèm theo đó là việc bỏ qua các cơ quan lập pháp tiểu bang để thay đổi các quy tắc liên quan đến bầu cử.

Do các tòa án hầu như không giải quyết được cáo buộc gian lận bầu cử, Tổng thống Trump đã kêu gọi người Mỹ "ngăn chặn hành vi đánh cắp cuộc bầu cử tổng thống", trong một thông điệp dưới dạng video gửi đến cả nước vào ngày 22/12.

Ông nói: “Người Mỹ cần có niềm tin tuyệt đối vào cuộc bầu cử của họ. Số phận của nền dân chủ của chúng ta phụ thuộc vào nó. Giờ là lúc người dân Mỹ phải lên tiếng và yêu cầu sửa chữa sự bất công này ngay lập tức. Các cuộc bầu cử của chúng ta phải công bằng, phải trung thực, phải minh bạch và 100% không có gian lận ”.

Tổng thống cũng khuyến khích những người ủng hộ ông tham gia cuộc biểu tình ở Đặc khu Columbia vào ngày 6/1, cùng ngày khi Quốc hội sẽ nhóm họp để kiểm đếm và xác nhận các lá phiếu của Đại cử tri.

Women for America First, một nhóm ủng hộ Tổng thống Trump, đang cố gắng có được giấy phép thực hiện một cuộc tụ họp vào ngày 6/1 tại Freedom Plaza và Đài tưởng niệm Lincoln, WTOP đưa tin.

"Đừng bao giờ bỏ cuộc. Hẹn gặp mọi người ở D.C. vào ngày 6/1", Tổng thống Trump viết trong một bài đăng trên Twitter vào sáng ngày 26/12.

Du Miên

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Trump chỉ trích Tối cao Pháp viện 'thiếu năng lực và yếu kém'