Tổng thống Trump ca ngợi người dân Bolivia lật đổ tổng thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổng thống Donald Trump đã ca ngợi người dân Bolivia vì những nỗ lực đã buộc Tổng thống Evo Morales từ chức, chấm dứt sự cai trị 14 năm của ông sau ba tuần biểu tình dữ dội.

Tổng thống Trump gọi việc từ chức là “một thời điểm quan trọng đối với nền dân chủ ở Tây Bán Cầu” và chỉ trích ông Morales vượt quyền hiến pháp Bolivian và tâm nguyện của người dân Bolivia .

Hiến pháp năm 2009 của Bolivia cấm tổng thống có nhiệm kỳ thứ tư. Đảng của Morales đã nỗ lực thay đổi điều này nhưng đã thất bại trong cuộc trưng cầu dân ý vào năm 2016. Dẫu vậy, ông vẫn ra tranh cử.

Ông Morales đã từ chức vào hôm 10/11/2019 sau khi Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) có báo cáo những bất thường đáng kể trong cuộc bầu cử ngày 20/10, và sau khi ông mất sự hậu thuẫn từ cảnh sát và quân đội.

Tướng Williams Kaliman, Tổng tư lệnh quân đội Bolivia, yêu cầu ông Morales từ chức vào ngày 10/11 để giúp khôi phục hòa bình và ổn định.

“Hoa Kỳ hoan nghênh người dân Bolivia về khao khát tự do, cũng như hoan nghênh quân đội Bolivian vì đã tuân theo lời tuyên thệ bảo vệ hiến pháp Bolivia chứ không phải là chỉ bảo vệ một cá nhân”, ông Trump cho biết trong một tuyên bố ngày 11/11.

“Sự việc này gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến các chế độ bất hợp pháp ở Venezuela và Nicaragua rằng nền dân chủ và ý nguyện của người dân sẽ luôn chiến thắng. Bây giờ chúng ta đang tiến một bước gần hơn đến một Tây Bán Cầu hoàn toàn dân chủ, thịnh vượng và tự do”.

Ông Morales tuyên bố từ chức từ một địa điểm không được tiết lộ. Ông cáo buộc đối thủ là ông Carlos Mesa và nhà lãnh đạo phản kháng Luis Fernando Camacho có âm mưu đảo chính.

Các đồng minh xã hội chủ nghĩa ở Châu Mỹ Latinh như Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro và Tổng thống đắc cử Argentina, ông Alberto Fernández, gọi động thái này là đảo chính

Tổng thống cánh hữu Brazil Jair Bolsonaro đã đăng câu “một ngày tuyệt vời” trên Twitter khi đề cập đến sự kiện đang diễn ra tại Bolivia.

Cuộc bầu cử mới

Người dân Bolivia đã ăn mừng sự kiện này. Tuy nhiên, một số người đã tận dụng sự hỗn loạn này để cướp bóc và phóng hỏa doanh nghiệp.

Theo luật Bolivia, người đứng đầu Thượng viện thường sẽ tiếp quản tạm thời chức tổng thống. Tuy nhiên, Chủ tịch Thượng viện Adriana Salvatierra cũng đã từ chức ngày 10/11, cũng như nhiều đồng minh khác của Morales trong chính phủ và Quốc hội.

Theo hiến pháp Bolivian, một người khác sẽ kế nhiệm chức tổng thống là Phó Chủ tịch thứ hai của Thượng viện, bà Jeanine Añez, là thành viên của đảng Liên minh Dân chủ đối lập.

“Nếu tôi có được sự hậu thuẫn của những người thực hiện phong trào vì tự do và dân chủ này, tôi sẽ đảm nhiệm thử thách và làm những gì cần thiết để kêu gọi bầu cử minh bạch”, Añez cho biết.

Phát biểu trong nước mắt về cuộc khủng hoảng, bà nói rằng Thượng viện sẽ tổ chức một phiên họp vào ngày 12/11 và kêu gọi các thành viên của đảng Phong trào Xã hội Chủ nghĩa tìm kiếm giải pháp hiến pháp và tổng thống lâm thời.

Việc từ chức của Morales vẫn cần phải được sự chấp thuận của Hội đồng Lập pháp.

Người dân Bolivia biểu tình(Photo by Aizar RALDES / AFP) (Photo by AIZAR RALDES/AFP via Getty Images)

Các cuộc biểu tình

Các cuộc biểu tình chống lại Morales bắt đầu ngay sau bầu cử. Kết quả sơ bộ cho thấy Morales đã không có được vị trí dẫn đầu 10 điểm cần thiết so với Mesa. Tuy nhiên, vào tối ngày 20/10, chính phủ đã ngừng cập nhật kết quả. 24 giờ sau, kết quả bầu cử được cập nhật thì thấy ông Morales đã dẫn 10,12%, dẫn đến việc thắng cử.

Vào ngày 6/11, phe đối lập đã công bố một báo cáo dài 190 trang với cáo buộc gian lận, bao gồm một số địa phương báo cáo nhiều phiếu bầu cho Morales hơn so với số cử tri đã đăng ký.

Cảnh sát cũng tham các cuộc biểu tình chống chính phủ, trong khi quân đội cho biết họ sẽ không chống lại nhân dân.

Bốn ngày sau, Tổ chức các quốc gia châu Mỹ báo cáo rằng họ đã tìm thấy những thao túng không thể chối cãi trong hệ thống máy tính của cuộc bầu cử.

Bolivia dưới thời Morales

Morales được biết đến với những lời hoa mỹ chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Ông đã quốc hữu hóa trữ lượng khí đốt tự nhiên dồi dào của Bolivia khi nhậm chức vào năm 2006. Ông cũng bị chính những người cánh tả khác chỉ trích do chưa thực thi chủ nghĩa xã hội triệt để như vẫn còn cho phép các công ty nước ngoài ở hoạt động tại Bolivia và đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ cho ngành công nghiệp khí đốt.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) và Tổ chức Ân xá Quốc tế trước đó đã tố cáo hồ sơ nhân quyền của Morales.

“Morales đã tạo ra một môi trường thù địch cho những người bảo vệ nhân quyền làm suy yếu khả năng làm việc độc lập của họ”, chuyên gia HRW cho biết trong bản cập nhật thường niên năm 2019.

Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, Carlos Morales và bộ trưởng chính phủ của ông, Carlos Romero, "đã công khai cáo buộc và đe dọa các tổ chức bảo vệ nhân quyền và những tổ chức chỉ trích chính sách của chính phủ, bôi nhọ họ và cản trở công việc quan trọng của họ”.

Minh Dũng (biên dịch)

Theo Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Trump ca ngợi người dân Bolivia lật đổ tổng thống