Tổng thống Putin yêu cầu đưa ‘niềm tin vào Chúa và quan điểm hôn nhân nam nữ truyền thống’ vào hiến pháp

Giúp NTDVN sửa lỗi

Vào ngày 02/03, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đệ trình Quốc hội dự thảo sửa đổi hiến pháp. Trong đó, ông yêu cầu ‘tín ngưỡng vào Chúa và quan điểm hôn nhân gia đình truyền thống do người nam và người nữ tạo nên’, cần được ghi vào Hiến pháp.

Theo tin từ The Moscow Times, Tổng thống Putin đã đệ trình bản dự thảo sửa đổi hiến pháp vào ngày 02/03. Trong dự thảo sửa đổi hiến pháp, ông đề nghị đưa "tín ngưỡng với Chúa", "quan điểm hôn nhân truyền thống", "cấm chuyển nhượng lãnh thổ Nga", "hạn chế quyền lực tổng thống" và "đảm bảo tiền lương và lương hưu của người dân"... cùng các điều khoản nên đưa vào Hiến pháp.

Ngày 15/1, khi ông Putin đưa ra thông điệp Liên bang, ông đã bất ngờ tuyên bố Nga sẽ tiến hành cải cách hiến pháp. Đây là lần đầu tiên chính phủ Nga đề xuất sửa đổi hiến pháp kể từ khi hiến pháp Nga có hiệu lực vào năm 1993. Ngay sau khi đọc dự thảo, Hạ viện Nga (còn gọi là Duma) đã nhất trí thông qua đề xuất cải cách hiến pháp.

Ông Pyotr Tolstoy, Chủ tịch Hạ viện Nga, xác nhận trong đề xuất sửa đổi hiến pháp của Tổng thống Putin yêu cầu đưa tín ngưỡng với Chúa và quan điểm hôn nhân truyền thống vào hiến pháp.

Theo bài báo, hầu hết người Nga theo Chính giáo (một phái của đạo Cơ đốc), nhưng chính phủ Nga tự nhận là một xã hội thế tục không có tín ngưỡng, trong suốt 20 năm cầm quyền ông Putin không ngừng thúc đẩy tín ngưỡng Chính giáo, và ông tiên phong ủng hộ quan điểm hôn nhân truyền thống, cũng như phản đối đồng tính luyến ái.

Ông Vladimir Mashkov, một thành viên của nhóm công tác hiến pháp do Điện Kremlin bổ nhiệm, cho biết dự thảo của ông Putin yêu cầu đưa việc "cấm chuyển nhượng lãnh thổ Nga và coi đó là hành vi bất hợp pháp" vào hiến pháp. Điều này nhằm đảm bảo rằng sau khi ông hết nhiệm kỳ, Nga vẫn có thể giữ được Crimea vốn thôn tính được của Ukraine năm 2014 và quần đảo Kuril hiện thuộc quyền kiểm soát của Nga. Kể từ Thế chiến II, Nga và Nhật Bản liên tục tranh chấp quần đảo Kuril, nơi này được Nhật gọi là "tứ đảo phía bắc".

Ông Putin hy vọng sẽ hạn chế quyền lực tổng thống và muốn Quốc vụ viện sẽ đưa điều này vào hiến pháp. Quốc vụ viện Nga là một cơ quan tư vấn tối cao của tổng thống do ông Putin thành lập vào năm 2000. Các nhà phân tích cho rằng điều này cho thấy ông Putin, người sẽ hết nhiệm kỳ vào năm 2024, có thể không muốn tổng thống tương lai của Nga một mình nắm hết quyền lực, mà hy vọng Quốc vụ viện sẽ nắm trong tay quyền lực kiểm soát nhà nước.

Bài báo cho biết, ngày 10/3, Hạ viện Nga sẽ đọc bản dự thảo sửa đổi hiến pháp của Tổng thống Putin đệ trình.

Nga sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp vào ngày 20/4. Đây sẽ là cuộc trưng cầu dân ý đầu tiên của Nga kể từ năm 1993.

Minh Thanh
- Theo sound of hope.



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Putin yêu cầu đưa ‘niềm tin vào Chúa và quan điểm hôn nhân nam nữ truyền thống’ vào hiến pháp