Tổng thống Belarus thề chết không từ chức, Putin và Tập Cận Bình sẽ ra tay trợ giúp?

Giúp NTDVN sửa lỗi

Theo VOA, các cuộc biểu tình quy mô lớn của người dân Belarus phản đối Tổng thống đương nhiệm Loukachenko vẫn đang diễn ra. Các xí nghiệp lớn tại địa phương có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc đã tuyên bố đình công.

Công nhân của các công ty và nhà máy lớn tham gia đình công

Làn sóng biểu tình chống Tổng thống Loukachenko ở Belarus tiếp tục dâng cao, hai ngày 16 và 17/8 có thể có tác động quan trọng đến tình hình chính trị ở Belarus.

Vào ngày 16/8, các nhân sĩ phản đối ông Loukachenko đã tổ chức cuộc diễu hành lớn mang tên "Bảo vệ Tự do" trên khắp đất nước. Phe phản đối công bố số người tham gia có thể lên tới 100.000 đến 200.000 người. Đại lộ Độc lập và quảng trường chính ở thủ đô Minsk tập trung đông nghịt người. Những người biểu tình yêu cầu Tổng thống Loukachenko từ chức, thả các tù nhân chính trị và tội phạm xét xử.

Cuộc đình công toàn quốc bắt đầu vào ngày 17/8 có thể tiến thêm một bước làm rung chuyển chính quyền Loukachenko, vốn đã cầm quyền trong 26 năm. Ở Belarus, các nhà máy, xí nghiệp quy mô lớn do nhà nước quản lý và theo mô hình Liên Xô cũ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế và xã hội. Trước đây, nhân viên của các doanh nghiệp và nhà máy lớn này đã từng là một trong những nhóm người chính ủng hộ ông Loukachenko.


Năm 2010, ông Loukachenko tham gia cuộc bầu cử Tổng thống Belarus. Hai ngày trước, lãnh đạo phe đối lập Belarus hiện đang lưu vong ở nước ngoài và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Belarus, ông Sannikov cho biết việc bắt đầu các cuộc đình công của các công ty lớn của Belarus là một bước ngoặt trong tình hình chính trị ở đất nước này.

Những nhóm chính khác ủng hộ ông Loukachenko cũng bắt đầu có dấu hiệu suy giảm đi. Có thông tin cho rằng các nhà báo của Đài Truyền hình Nhà nước Belarus yêu cầu đưa tin trung thực về những gì hiện đang xảy ra ở Belarus, nếu không họ cũng sẽ đình công.

Ông Lukashenko thề chết cũng không từ chức

Đồng thời, cuộc mít-tinh ủng hộ ông Loukachenko lần đầu đã được tổ chức tại trung tâm thành phố Minsk vào ngày 16/8. Tại đây, mọi người hô vang khẩu hiệu ủng hộ Tổng thống Lukashenko và kêu gọi Belarus nên đoàn kết.

Ông Lukashenko đưa con trai út tới buổi mít-tinh ủng hộ mình. Ông đã có một bài phát biểu tại đây và nói rằng cho dù phải chết, ông cũng sẽ không từ bỏ đất nước. Ông cũng chỉ trích NATO, Ba Lan, Lithuania và Ukraine. Ông tuyên bố rằng Belarus không có tài phiệt.

Một số nhà phân tích cho rằng để tiếp tục cầm quyền và loại bỏ các cuộc biểu tình, cách đây không lâu ông Loukachenko lần đầu tiên đã ‘chơi quân bài’ uy hiếp Nga. Giờ đây, ông lại đổi ‘lá bài’ khác: bắt đầu nhấn mạnh mối đe dọa của phương Tây.

Nhóm người dân chính chống lại ông Loukachenko chủ yếu đến từ các thành phố lớn, đặc biệt là thế hệ trẻ sinh ra sau khi ông này nhậm chức. Họ chủ trương rằng Belarus nên tăng cường quan hệ hơn nữa với châu Âu. Nhà xã hội học Belarus, ông Manaev cho biết, nhóm người ủng hộ ông Loukachenko chủ yếu phân bổ ở các vùng nông thôn và thị trấn rộng lớn, họ chủ yếu là những người về hưu.

Ông Putin sẽ ra tay can thiệp?

Nhân sĩ hoạt động người Nga Orlov cho rằng, ấn tượng của ông sau khi tiếp xúc với mọi tầng lớp xã hội ở Belarus là mặc dù tình hình kinh tế ở đó rất tồi tệ nhưng quân đội và cảnh sát mật là chìa khóa để duy trì sự nắm quyền hành của ông Loukachenko.

Ông Orlov nói: “Ở đó đang xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế, sự mất giá tiền tệ khủng khiếp, lạm phát và mọi người nghĩ rằng Loukachenko phải chịu trách nhiệm cho sự suy thoái kinh tế, vì vậy chính quyền Loukachenko rõ ràng đang mất đi sự ủng hộ. Giờ đây, người duy nhất ủng hộ ông ấy là Bộ Nội vụ, KGB và quân đội".


Vào ngày 16/8, ông Loukachenko cũng có một cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Putin. Đây là cuộc điện đàm thứ hai giữa hai vị tổng thống trong vòng hai ngày. Truyền thông nhà nước Nga ITAR-TASS cho biết, ông Putin một lần nữa khẳng định có thể hỗ trợ Belarus để giải quyết những khó khăn của nước này.

Trên mạng xã hội của Nga có rất nhiều cuộc thảo luận về việc liệu Nga có thể nhân cơ hội này xuất quân hay thôn tính luôn Belarus, và liệu những gì đã xảy ra ở Ukraine năm 2014 có lặp lại ở Belarus hay không.

Theo tin từ đài truyền hình Al Jazeera, ông Viktor Olevich, chuyên gia cấp cao của nhóm chính sách "Trung tâm Chính trị Thực tế" có trụ sở tại Moscow, cho biết: "Vụ giả mạo quy mô lớn về việc giành được sự ủng hộ của 80% cử tri, đã khiến ông Loukachenko mất tính hợp pháp sau bầu cử".

"Về lập trường của Nga, Moscow không thể hỗ trợ mạnh mẽ, hoặc dường như không thể hỗ trợ đáng kể cho nhà lãnh đạo đã đánh mất tính chính danh trong lòng người dân nước mình".

"Nếu không, điều này sẽ đi ngược lại lợi ích lâu dài của Moscow ở Belarus, vì người dân Belarus sẽ cho rằng hành động của Moscow không có lợi cho họ".

Ván cờ giữa độc tài chuyên chế và xã hội tự do

Ngày 10/8, sau khi ông Loukachenko tuyên bố thắng cử Tổng thống Belarus, Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Nga Putin, Tổng thống Kazakhstan Tokayev, Tổng thống Azerbaijan Aliyev, Tổng thống Uzbekistan Mirziyoyev, Tổng thống Tadjikistan Rahmon, Tổng thống Kyrgyzstan Jeenbekov, Thủ tướng Armenia Pashinyan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, Tổng thống Venezuela Maduro, Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác đã gửi thư chúc mừng ông đắc cử. Các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ và tự do phương Tây đã không công khai tuyên bố ủng hộ ông Loukachenko.

Hiện tại, cuộc trấn áp bạo lực người biểu tình của cảnh sát Belarus đã khiến hơn 6.700 người bị bắt, hàng trăm người bị thương và ít nhất 2 người thiệt mạng. Nhiều người biểu tình lên tiếng nói rằng họ đã bị tra tấn trong trại giam.

Việc Belarus đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình sau bầu cử đã làm dấy lên sự chỉ trích dữ dội từ các nước phương Tây và Liên Hợp Quốc.

Hôm thứ Sáu (14/8), Ngoại trưởng Liên minh Châu Âu (EU) cho biết họ bác bỏ kết quả bầu cử của Belarus và bắt đầu soạn thảo danh sách các quan chức Belarus có thể bị trừng phạt vì hành vi đàn áp.

Ngày 15/8, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết ông rất vui khi thấy một số người biểu tình ở Belarus được thả, nhưng điều đó là chưa đủ. Ông tuyên bố rằng cuộc bầu cử tổng thống ở Belarus không đạt được các tiêu chuẩn dân chủ.

Ông Pompeo tuyên bố rằng Hoa Kỳ ủng hộ chủ quyền và độc lập của Belarus và cũng ủng hộ mong muốn của người dân nước này theo đuổi một "tương lai dân chủ và thịnh vượng". Để đạt được những mục tiêu này, chính phủ Belarus phải thông qua các hành động để chứng minh sự tuân thủ của họ với tiến bộ dân chủ và tôn trọng nhân quyền.

Minh Thanh
Theo secretchina



BÀI CHỌN LỌC

Tổng thống Belarus thề chết không từ chức, Putin và Tập Cận Bình sẽ ra tay trợ giúp?