Tổng chưởng lý các tiểu bang cảnh báo Tổng thống Biden về khả năng vượt quá quyền tổng thống

Giúp NTDVN sửa lỗi

Ngày 27/1, Liên minh Tổng chưởng lý các tiểu bang đã gửi thư cho Tổng thống Joe Biden nhắc nhở ông rằng bất kỳ hành động hành pháp có khả năng vi hiến nào hoặc hành động vượt quá quyền hạn nào của liên bang đều không thể không bị thách thức.

Bức thư, được ký bởi sáu Tổng chưởng lý để nhắc nhở chính quyền Tổng thống Biden lưu ý rằng bất kỳ hành động nào có thể vượt quá thẩm quyền luật định của họ, không phù hợp với các nguyên tắc hiến pháp, hoặc đặt quyền tự do dân sự vào nguy cơ đều có thể châm ngòi cho các hành động pháp lý của các tiểu bang.

“Chúng tôi sẵn sàng gặp chính quyền của ông để thảo luận thêm về cách thức các vấn đề dưới đây ảnh hưởng đến các tiểu bang của chúng tôi; kiện tụng không bao giờ là lựa chọn đầu tiên và chúng tôi muốn giúp đỡ chính quyền của ông hoàn thành sứ mệnh quan trọng đại diện cho tất cả người Mỹ, phù hợp với Hiến pháp và pháp quyền”, Tổng chưởng lý bang Tây Virginia Patrick Morrisey, người đang lãnh đạo nhóm, đã viết trong thư gửi tới Nhà Trắng.

“Tuy nhiên, nếu ông ký các luật vi hiến đã được Quốc hội thông qua, chúng tôi sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ phản đối những luật đó trước tòa. Nếu các quan chức nội các, quan chức hành pháp và các cơ quan vượt quá giới hạn thẩm quyền theo luật định của họ, không tuân theo các thủ tục bắt buộc về mặt pháp lý hoặc không tuân theo nghĩa vụ cơ bản của Đạo luật thủ tục hành chính về việc đưa ra quyết định hợp lý, chúng tôi cũng sẽ có trách nhiệm thực hiện hành động”.

Đạo luật Thủ tục Hành chính, hoặc APA, là luật liên bang điều chỉnh quá trình xây dựng quy tắc của cơ quan và thường được viện dẫn để thách thức các quy tắc và quy định của bộ phận hành pháp.

Tham gia cùng Tổng chưởng lý Morrisey có các Tổng chưởng lý đến từ Arkansas, Indiana, Mississippi, Montana và Texas.

Động thái này xảy ra khi Tổng thống Biden ban hành một loạt Sắc lệnh hành pháp trong tuần đầu tiên nhậm chức. Một số Sắc lệnh hành pháp đã đảo ngược các chính sách của cựu Tổng thống Trump, trong khi những Sắc lệnh khác đã thiết lập hoặc mở rộng các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, bình đẳng chủng tộc và đại dịch vi rút viêm phổi Vũ Hán.

Một số Sắc lệnh đã thu hút sự giám sát rộng rãi, chẳng hạn như quyết định tái tham gia Thỏa thuận Khí hậu Paris và hủy bỏ dự án xây dựng Đường ống Keystone XL dự kiến ​​sẽ bóp chết hàng nghìn công ăn việc làm và làm suy yếu mối quan hệ Mỹ-Canada. Chính quyền Tổng thống Biden cũng đã gặp phải phản ứng dữ dội vì áp dụng thuyết chủng tộc phê phán gần giống với chủ nghĩa mác-xít trong các chính sách nhằm ưu tiên một số nhóm chủng tộc trước đây gặp bất lợi hơn những nhóm khác.

Tương tự, Sắc lệnh của Tổng thống Biden giải quyết vấn đề phân biệt đối xử dựa trên bản dạng giới và xu hướng tình dục được cho là sẽ đe dọa quyền tự do hiến định để thực hiện niềm tin tôn giáo của một người đối với các cá nhân và tổ chức, những người khẳng định vốn hiểu biết truyền thống về con người là nam và nữ về mặt sinh học.

“Tổng thống không thể cắt bỏ các góc của hiến pháp hoặc trốn tránh các quy định nghiêm ngặt theo luật định mà chắc chắn sẽ gây hại cho đất nước chúng ta nhiều hơn là có lợi”, các Tổng chưởng lý viết. “Nền tảng cộng hòa của chúng ta và cuộc sống Mỹ được bao hàm trong Hiến pháp được thiết kế và xây dựng chuẩn mực của chúng ta".

“Theo đó, hôm nay, bằng lá thư này, chúng tôi trân trọng kêu gọi ông và nội các khi theo đuổi các ưu tiên chính sách của mình hãy tôn trọng các nguyên tắc cốt lõi của Hiến pháp mà bất cứ ai được vinh dự nhận trọng trách của nhiệm kỳ tổng thống đều phải đánh giá cao và tôn trọng”, các Tổng chưởng lý viết.

Bức thư lưu ý quyền tự do tôn giáo và biểu đạt tôn giáo, và quyền mang vũ khí là hai lĩnh vực cần quan tâm.

Các Tổng chưởng lý nói, mặc dù luôn có áp lực buộc Tổng thống và Quốc hội Hoa Kỳ phải vượt quá quyền của họ "vì sợ rằng họ có thể bị đánh giá là bỏ qua các vấn đề quan trọng hoặc không giải quyết các vấn đề quan trọng", nhiệm vụ của Tổng thống là duy trì sự phân tách quyền lực của Hiến pháp Hoa Kỳ cũng như phải tôn trọng chủ quyền của các tiểu bang.

Họ nói thêm rằng các giới hạn về quyền lực liên bang không phải là một lỗ hổng của Hiến pháp và khi một số vấn đề không thuộc phạm vi liên bang cần được giải quyết, thì “các bang đã sẵn sàng và có thể thực hiện công việc”.

Chính quyền Tổng thống Biden đã phải đối mặt với một số thách thức pháp lý liên quan đến các Sắc lệnh hành pháp. Một thẩm phán liên bang ở Texas đã tạm thời chặn Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Biden để ngăn chặn việc trục xuất một số người nhập cư bất hợp pháp trong vòng 100 ngày. Lệnh này được coi là một bước lùi đối với chính quyền, vốn đã vận động thực hiện những thay đổi sâu rộng về nhập cư, bao gồm cả kế hoạch hợp pháp hóa khoảng 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp.

Trước đó, vào thứ Tư (27/10), Western Energy Alliance, một tổ chức đại diện cho các nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch trên các vùng đất liên bang, đã thách thức lệnh Sắc lệnh của Tổng thống Biden nhằm ngăn chặn các hoạt động dầu khí trên các vùng đất và vùng biển của liên bang.

Những thách thức pháp lý chống lại Sắc lệnh của Tổng thống không phải là hiếm. Trong bốn năm cầm quyền của cựu Tổng thống Donald Trump, các đảng viên Đảng Dân chủ thường xuyên kiện chính quyền của ông về một loạt các hành động và quy định hành pháp trong các lĩnh vực y tế, khí hậu và nhập cư.

Theo một trang web do Tiến sĩ Paul Nolette, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Marquette, người theo dõi các vụ kiện chống lại cựu Tổng thống Trump, chính quyền của ông Trump đã bị kiện 157 lần trong đó các tiểu bang là nguyên đơn, là người can thiệp thành công, hoặc các vụ kiện đơn lẻ của tiểu bang.

Nguyên Hương

Theo The Epoch Times

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Tổng chưởng lý các tiểu bang cảnh báo Tổng thống Biden về khả năng vượt quá quyền tổng thống