Tòa phúc thẩm Mỹ đồng ý xem xét lại Quyết định về Quyền miễn trừ theo Mục 230 của Big Tech

Giúp NTDVN sửa lỗi

Một vụ án dân sự ít được chú ý đã đe dọa quyền miễn trừ theo Mục 230 của các gã trùm công nghệ Big Tech ở Thung lũng Silicon. Hôm 16/7, vụ kiện này đã có một bước tiến dài trong một cơ hội hiếm hoi, khi một tòa phúc thẩm Mỹ đồng ý xem xét quyết định của tòa cấp dưới.

Tòa phúc thẩm Hoa Kỳ tại Khu vực thứ hai ở New York đã đồng ý xem xét phán quyết của tòa cấp dưới rằng, Mục 230 của Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông (Communications Decency Act - CDA) đang bảo vệ các công ty Big Tech như Vimeo khỏi trách nhiệm dân sự trong các trường hợp kiểm duyệt.

Sự kiểm duyệt của Big Tech đã trở thành một vấn đề nóng bỏng trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2020, khi Tổng thống Hoa Kỳ lúc bấy giờ là ông Donald Trump bị Twitter, YouTube và Facebook kiểm duyệt có chọn lọc.

Cuộc tranh cãi trở nên đặc biệt gay cấn vào cuối chiến dịch, khi một loạt các bài báo trên tờ New York Post liên quan đến các giao dịch kinh doanh bị cáo buộc là tham nhũng của Hunter Biden - con trai của Tổng thống Joe Biden - đã bị cấm trên nền tảng của các gã trùm Big Tech này.

Cựu Tổng thống Trump đã đệ đơn kiện tập thể lên tòa án liên bang chống lại các công ty đã kiểm duyệt ông. Thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley (Missouri) cũng là người lên tiếng mạnh mẽ nhất, trong số nhiều người chỉ trích quyền miễn trừ Mục 230 thuộc đảng Cộng hòa theo tư tưởng truyền thống trong Quốc hội Mỹ .

Vụ án Domen kiện Vimeo xảy ra sau khi Vimeo, một công ty lưu trữ video trên Internet, chấm dứt các hoạt động phát trực tuyến video của Church United sau khi tổ chức này có các video về 5 người đàn ông và phụ nữ rời bỏ lối sống đồng tính để theo đuổi đức tin Cơ đốc của họ. Vimeo tuyên bố rằng, điều khoản dịch vụ của nền tảng này ngăn cấm phát trực tuyến các video quảng cáo liệu pháp thay đổi xu hướng tính dục. Tổ chức Church United do Mục sư Jim Domen lãnh đạo.

Một tòa án quận liên bang trước đó đã tuyên bố rằng, Mục 230 đã miễn trừ trách nhiệm dân sự cho các công ty như Vimeo, và một hội đồng gồm 3 thẩm phán của Khu vực thứ hai đã giữ nguyên phán quyết của tòa án cấp dưới.

Tuy nhiên, theo quyết định ngày 16/7, phán quyết của ban hội thẩm sẽ được cân nhắc lại trước toàn bộ Khu vực thứ hai. Khu vực này bao gồm 6 tòa án quận liên bang ở 3 tiểu bang của Mỹ, bao gồm New York, Connecticut và Vermont.

Hiện tại, có 10 thẩm phán đang hoạt động tại Khu vực thứ hai, cũng như 13 thẩm phán cao cấp đã nghỉ hưu.

Luật sư Robert Tyler cho biết: “Phán quyết này đặt quyền miễn trừ Mục 230 thành mục tiêu nhắm đến của việc xem xét tư pháp. Chúng tôi nghi ngờ, toàn bộ tòa án sẽ công nhận rằng Big Tech không được miễn trừ khỏi luật dân quyền của tiểu bang và liên bang".

Ông Tyler hiện là cố vấn chung cho tổ chức Advocates for Faith & Freedom (Những người ủng hộ Đức tin & Tự do) có trụ sở tại California. Công ty luật của ông là Tyler & Bursch đang đại diện cho Mục sư Jim Domen và tổ chức phi lợi nhuận Church United có trụ sở tại California.

Ông nêu rõ: “Mục 230 không nhằm cung cấp cho Big Tech quyền loại trừ mọi người khỏi nền tảng của họ chỉ vì khách hàng là người da đen, Hồi giáo, da trắng, Cơ đốc giáo, đồng tính luyến ái hoặc trước đây là đồng tính luyến ái. Đó là sự phân biệt đối xử ngấm ngầm”.

Church United là một tổ chức phi lợi nhuận tuyên bố có hơn 750 mục sư liên kết với những nỗ lực của mình nhằm “tác động tích cực đến nền văn hóa chính trị và đạo đức trong cộng đồng của họ”.

Trong một tuyên bố công khai vào ngày 16/7, công ty của luật sư Tyler khẳng định rằng, quyết định của tòa án “thậm chí còn đáng chú ý hơn vì danh tiếng đáng chú ý về việc né tránh các phiên điều trần của Khu vực thứ hai”.

Tuyên bố đã trích dẫn một bài báo vào tháng 8/2016 trên Tạp chí Luật New York (New York Law Journal) cho biết, tòa án này đã cấp ít kiến ​​nghị xét xử hơn bất kỳ tòa phúc thẩm liên bang Mỹ nào khác kể từ năm 1979.

Trong tuyên bố của mình, Mục sư Domen bày tỏ: “Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ thấy ngày mà việc phân biệt đối xử chống lại đức tin của tôi và thực tế là trước đây tôi đã tham gia vào lối sống đồng tính lại trở nên hợp pháp ở Mỹ. Là một mục sư và từng là người đồng tính luyến ái, tôi được khuyến khích khi điều trần vụ kiện về khuynh hướng tình dục và phân biệt tôn giáo của chúng tôi”.

Trong đơn kháng cáo quyết định của tòa án cấp dưới đối với phiên điều trần của Tòa án Khu vực thứ hai, Church United lập luận rằng, các phán quyết của tòa án cấp dưới cho phép phân biệt đối xử, trái ngược với ý định của CDA.

Đơn kháng cáo viết rằng:

“Kết quả của vụ việc này sẽ xác định liệu các trang web có quyền miễn trừ toàn diện đối với việc phân biệt đối xử với khách hàng hay không, bao gồm cả việc cấm hoàn toàn khách hàng truy cập trang web của họ dựa trên chủng tộc, khuynh hướng tình dục, tôn giáo và các tầng lớp được bảo vệ khác.

Theo phán quyết của Tòa án quận, sự phân biệt đối xử vô lương tâm trong bất kỳ bối cảnh kinh doanh hoặc với người tiêu dùng nào khác, lại được cho phép nếu nó được thực hiện bởi một dịch vụ máy tính tương tác.

Tấm vé miễn phí cho các nền tảng internet để phân biệt đối xử là sai lầm dựa trên Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông… Cơ quan lập pháp [Mỹ] đã tạo ra quyền miễn trừ này để đảm bảo rằng, các nhà cung cấp dịch vụ máy tính tương tác sẽ không bị coi là nhà xuất bản nội dung của bên thứ ba và do đó phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung của người khác.

Tuy nhiên… việc áp dụng CDA để bảo vệ các trang web khỏi trách nhiệm cấm các nhóm khách hàng được bảo vệ dựa trên mục đích phân biệt đối xử, đã vượt xa cả ngôn ngữ đơn giản của CDA và mục đích lập pháp [của điều luật này]”.

Người phát ngôn của Vimeo cho biết công ty đã từ chối yêu cầu bình luận của The Epoch Times.

Theo Epoch Times tiếng Anh

Thế giới Mỹ


BÀI CHỌN LỌC

Tòa phúc thẩm Mỹ đồng ý xem xét lại Quyết định về Quyền miễn trừ theo Mục 230 của Big Tech