Tổ chức Phóng viên không biên giới lên án vụ phóng hỏa xưởng in Epoch Times

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã kêu gọi lãnh đạo Hồng Kông chấm dứt bạo lực đối với truyền thông, sau sự việc nhà in của Epoch Times ấn bản Hồng Kông bị phóng hỏa.

Sáng sớm ngày 19 tháng 11, giờ địa phương, bốn kẻ tấn công đeo mặt nạ, hai trong số chúng mang dùi cui, mang theo những thùng chứa chất lỏng dễ cháy vào nhà in của Epoch Times, ấn bản Hồng Kông. Sau khi đổ chất lỏng xuống sàn nhà, máy in và giấy, những người này đã châm lửa đốt. Vụ việc bị nghi ngờ là chiến thuật đe dọa mới nhất của ĐCSTQ nhằm ngăn cản Epoch Times đưa tin về các chủ đề thể nhạy cảm với chế độ Trung Quốc.

Vụ phóng hỏa đã làm hư hỏng hai máy in, bốn cuộn giấy in và một số báo đã in trong xưởng. Vụ việc đã bị được ghi lại trên camera giám sát.

“Một mức độ bạo lực đối với phóng viên tại Hồng Kông đã đạt đến điểm mà hành động đưa tin đơn thuần có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Đây là điều hoàn toàn không thể chấp nhận được”, ông Cédric Alviani, người đứng đầu văn phòng RSF ở Đông Á viết trong một tuyên bố.

Tổ chức Phóng viên không biên giới cho biết thêm rằng Epoch Times ấn bản Hồng Kông đã tích cực đưa tin về các cuộc biểu tình tại Hồng Kông. Trong gần 6 tháng, trên toàn thành phố đã xảy ra các cuộc biểu tình rộng khắp để phản đối chính quyền Bắc Kinh can thiệp sâu về các vấn đề của thành phố.

Ông Alviani cũng kêu gọi lãnh đạo Hồng Kông, Lâm Trịnh Nguyệt Nga “nhanh chóng thực hiện cam kết bảo vệ tự do báo chí mà bà đã hứa vào tháng 8 trong văn bản trả lời RSF”.

“Kể từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình ở Hồng Kông vào tháng 6, các nhà báo đã phải chịu áp lực rất lớn và nhiều người trong số họ là nạn nhân của sự lạm dụng quyền lực từ các cơ quan thực thi pháp luật và những kẻ lừa đảo thân Bắc Kinh”.

Đã xảy ra trường hợp một nhà báo Indonesia đã vĩnh viễn mất thị lực ở mắt phải sau khi bị trúng đạn cao su của cảnh sát.

Hồng Kông được trao trả từ Vương quốc Anh cho Trung Quốc vào năm 1997, với cam kết của Trung Quốc rằng quyền tự trị của hòn đảo phải được bảo tồn với khuôn khổ gọi là “một quốc gia, hai chế độ”.

Kể từ thời điểm đó, tự do báo chí của Hồng Kông đã bị hạn chế. Xếp hạng của Hồng Kông trên Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới của RSF đã giảm mạnh từ vị trí thứ 18 vào năm 2002 xuống thứ 73 trong năm nay. Trong khi đó, chỉ số của Trung Quốc Đại lục được xếp hạng 177 trên 180 quốc gia và khu vực trong danh sách.

Bình luận của RSF đưa ra sau khi một số Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ lên án vụ phóng hỏa. Họ gọi đó là một cuộc tấn công vào tự do báo chí.

Thượng nghị sỹ John Cornyn cho biết vào hôm 19/11/2019: “Đàn áp tự do ngôn luận và tự do báo chí là nhiệm vụ đầu tiên của những chính quyền tàn bạo và tôi nghĩ rằng đó chính là những gì họ đang cố làm”.

Minh Dũng



BÀI CHỌN LỌC

Tổ chức Phóng viên không biên giới lên án vụ phóng hỏa xưởng in Epoch Times