Tình huống nhạy cảm giữa Taliban với Iran và ĐCSTQ

Giúp NTDVN sửa lỗi

Với việc Taliban trở lại nắm quyền Afghanistan, mối quan hệ của nhóm phiến quân này với các nước có chung biên giới sẽ phát triển và ảnh hưởng như thế nào đến cán cân quyền lực trong khu vực?

Afghanistan được mệnh danh là Giao điểm của Trung Á. Sự ổn định của nó ảnh hưởng đến các nước láng giềng như Iran, Pakistan và Trung Quốc. Với việc Taliban trở lại nắm quyền tại đất nước này, mối quan hệ của nhóm phiến quân này với các nước có chung biên giới sẽ phát triển và ảnh hưởng như thế nào đến cán cân quyền lực khu vực?

Tạp chí The Epoch Times tiếng Trung đã phỏng vấn ông Yuping Su, cựu quan chức ngoại giao Đài Loan tại Israel. Ông Su đã đưa ra quan điểm của mình về tình hình hiện tại của Afghanistan trong trật tự khu vực.

Cựu quan chức ngoại giao Đài Loan nói: “Hiện tại, Taliban mới nắm chính quyền. Điều quan trọng nhất là phải tiếp quản một cách yên bình đối với tài liệu lưu trữ, nhân sự, cơ sở vật chất, kinh phí, v.v.".

Lực lượng Taliban từng cai trị đất nước Afghanistan từ năm 1996 đến năm 2001, và nhóm này có quan hệ không tốt với các quốc gia láng giềng trong thời gian đó.

Hình ảnh các tay súng Taliban đứng canh dọc theo một con đường ở Herat vào ngày 19 tháng 8 năm 2021, trong bối cảnh quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (AREF KARIMI / AFP / Getty Images)
Hình ảnh các tay súng Taliban đứng canh dọc theo một con đường ở Herat vào ngày 19 tháng 8 năm 2021, trong bối cảnh quân đội Taliban tiếp quản Afghanistan. (AREF KARIMI / AFP / Getty Images)

Tuy nhiên lần này, trước khi vào phủ tổng thống Afghanistan, các thủ lĩnh Taliban đã có cuộc gặp với 15 nhà ngoại giao và phái đoàn các nhà lãnh đạo Afghanistan tại Doha. Họ thậm chí cử đặc phái viên tới Iran, Trung Quốc và Nga để bày tỏ thiện chí. Ông Su nhận định, những động thái như vậy là chưa từng có trong thời kỳ cầm quyền trước đó của Taliban. Ông coi đó là một dấu hiệu cho thấy sự linh hoạt ngày càng tăng trong các mối quan hệ đối ngoại của nhóm khủng bố này.

Taliban có thể trở thành đòn bẩy trong khu vực

Pakistan luôn ủng hộ Taliban nên việc Pakistan là nước đầu tiên công nhận Taliban giành lại quyền lực là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, mối quan hệ của Taliban với Iran lại tế nhị hơn.

Ông Su giải thích, sự chia rẽ giữa Hồi giáo dòng Shia và dòng Sunni đã kéo dài hơn 1.000 năm. Sự thù địch giữa đất nước Iran (theo chủ nghĩa Shia) và nhóm phiến quân Taliban (theo chủ nghĩa Sunni) vẫn dừng ở mức độ tôn giáo.

Ông cho biết: "Hoa Kỳ là kẻ thù chung của họ trước khi Taliban giành lại quyền lực". Ông dự đoán, tình hình sẽ thay đổi rất nhanh sau khi Taliban giành lại quyền cai trị của chế độ này tại Afghanistan.

Iran sẽ thận trọng về liên minh của Taliban với Ả Rập Xê-út và các quốc gia thành viên khác thuộc Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (Gulf Cooperation Council - GCC). Liên minh này sẽ bao vây Iran ở cả 2 phía đông và tây. Do đó, Iran có thể cảm thấy bị đe dọa và có thể phải thỏa hiệp trong cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân ở Vienna. Ông Su tin rằng, xuất phát từ quan điểm này sẽ có điểm tốt cho Hoa Kỳ: "Nhóm Taliban sẽ phục vụ như một con tốt cho [liên minh] Ả Rập".

Những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cầu nguyện trong một đám tang bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Urumqi, khu vực Tân Cương, Trung Quốc, vào ngày 21/4/2002. Trung Quốc đã yêu cầu đưa các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ bị bắt cùng với Taliban ở Afghanistan quay trở lại nước này. Trung Quốc lo ngại về việc lực lượng ly khai Duy Ngô Nhĩ chiến đấu cho đất nước của họ ở Tây Bắc Trung Quốc, và gần đây đã bắt đầu một cuộc đàn áp trong khu vực. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Trung Quốc đàn áp và hành quyết người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. (Kevin Lee / Getty Images)
Những người đàn ông Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi cầu nguyện trong một đám tang bên ngoài một nhà thờ Hồi giáo ở Urumqi, khu vực Tân Cương, Trung Quốc, vào ngày 21/4/2002. Trung Quốc đã yêu cầu đưa các chiến binh người Duy Ngô Nhĩ bị bắt cùng với Taliban ở Afghanistan quay trở lại nước này. Trung Quốc lo ngại về việc lực lượng ly khai Duy Ngô Nhĩ chiến đấu cho đất nước của họ ở Tây Bắc Trung Quốc, và gần đây đã bắt đầu một cuộc đàn áp trong khu vực. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cáo buộc Trung Quốc đàn áp và hành quyết người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương. (Kevin Lee / Getty Images)

Liệu Taliban có thể tham gia vào cuộc đối kháng hoặc thậm chí đối đầu với Trung Quốc và Nga? Dựa trên bản chất của Taliban, lịch sử cuộc đàn áp người Hồi giáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Tân Cương, và cuộc đàn áp Chechnya và Tatars của Nga, Taliban hoặc các nhà lãnh đạo chiến binh của nhóm này có thể “sẽ không ngại trừng phạt những kẻ ngoại đạo hoặc những người vô thần”, thay mặt cho những tín đồ Hồi giáo, ông Su đánh giá.

Bằng cách này, Afghanistan có thể trở thành đòn bẩy tạo lợi thế cho “trục tà ác”, và là đồng minh quan trọng của nhóm chủ nghĩa Sunni vùng Vịnh Ba Tư ở các nước vùng Vịnh GCC, các nước Ả Rập, Châu Âu và Mỹ chống lại cả Iran và liên minh mong manh giữa ĐCSTQ-Nga.

Trao đổi của ĐCSTQ với Iran và Taliban

ĐCSTQ và Iran chính thức ký thỏa thuận hợp tác 25 năm vào ngày 27/3 năm nay. Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của ĐCSTQ đã gặp các nhà lãnh đạo chính trị của Taliban tại Thiên Tân vào ngày 28/7 ngay trước khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Điều này có nghĩa là ĐCSTQ đang thiết lập hòa bình với các nước láng giềng?

Cựu quan chức Su nhận định, Iran và Afghanistan mang đến những lợi ích khác nhau cho ĐCSTQ.

Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani (giữa), Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Chen Wenqing (giữa bên phải), Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev (giữa bên trái), Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Rajinder Khanna (phải) và các đại biểu khác tạo thành một nhóm trong cuộc họp đầu tiên của các thư ký an ninh quốc gia Iran, Nga, Uzbekistan, Tajikistan, Afghanistan, Trung Quốc và Ấn Độ, tại thủ đô Tehran vào ngày 18/12/2019. (MOHSEN ATAEI / fars news / AFP qua Getty Images)
Thư ký Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran Ali Shamkhani (giữa), Bộ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc Chen Wenqing (giữa bên phải), Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga Nikolai Patrushev (giữa bên trái), Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ Rajinder Khanna (phải) và các đại biểu khác tạo thành một nhóm trong cuộc họp đầu tiên của các thư ký an ninh quốc gia Iran, Nga, Uzbekistan, Tajikistan, Afghanistan, Trung Quốc và Ấn Độ, tại thủ đô Tehran vào ngày 18/12/2019. (MOHSEN ATAEI / fars news / AFP qua Getty Images)

Đối với ĐCSTQ, Iran là nhà cung cấp nhiên liệu hóa thạch quan trọng của ĐCSTQ và là đối tác chiến lược để kiềm chế Hoa Kỳ. Những liên minh như vậy, dựa trên việc đối đầu với một kẻ thù chung, thường dễ bị tổn thương nhất.

Đối với Iran, một ĐCSTQ vô thần không thật sự đáng tin cậy đến vậy. Ông Su tin rằng, mối quan hệ này thuần túy là vì trao đổi lợi ích hơn là sự trung thực, và "những người Iran bình thường ngưỡng mộ văn hóa phương Tây và ít hiểu biết về Trung Quốc".

Đối với mối quan hệ giữa ĐCSTQ và Taliban, ông Su phân tích, Taliban sẽ làm hài lòng ĐCSTQ bằng mọi giá trong một khoảng thời gian ngắn. Taliban cần sự hỗ trợ tiền tệ của ĐCSTQ để khôi phục nền kinh tế, phát triển các nguồn tài nguyên khai thác cũng như cung cấp công nghệ và vật liệu.

Tuy nhiên, ĐCSTQ từ lâu đã coi các lực lượng Đông Turkistan bên trong và bên ngoài Trung Quốc là “những kẻ khủng bố”. Toàn bộ khu vực Tân Cương đã trở thành trại tập trung của người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác. Sự diệt chủng của ĐCSTQ đối với người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương là một sự thật được nhiều người biết đến. ĐCSTQ cũng biết rằng, có các lực lượng Đông Turkistan trong số các thủ lĩnh của Taliban.

Thời kỳ trăng mật giữa ĐCSTQ và Taliban sẽ không kéo dài “vì vấn đề của người Hồi giáo [ở] Trung Quốc”, ông Su cho biết.

Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times và NTD Việt Nam.

Theo Epoch Times tiếng Anh



BÀI CHỌN LỌC

Tình huống nhạy cảm giữa Taliban với Iran và ĐCSTQ