Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: tập đoàn công nghệ Tencent là ‘lực lượng giám sát vinh quang’ của ĐCS Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Tencent - “gã khổng lồ” về ngành công nghệ tại Trung Quốc vừa mua lại 5% cổ phần của công ty Afterpay có trụ sở tại Melbourne, Úc. Cùng lúc đó, tập đoàn này đang phải “vật lộn” với lệnh cấm của Hoa Kỳ về việc cấm các quan chức nước này sử dụng các phần mềm được Bắc Kinh tài trợ.

Thông báo vào ngày 1/5 cho biết Tencent đã trả khoảng 192,8 triệu đô-la Mỹ (xấp xỉ 4.520 tỷ VND) trong thương vụ này.

Trong một bản tuyên bố, hai nhà đồng sáng lập Afterpay là ông Anthony Eisen và ông Nick Molnar cho biết, họ rất vinh dự khi Tencent trở thành một cổ đông quan trọng của công ty, và hy vọng sẽ học hỏi nhiều kinh nghiệm từ một trong những “doanh nghiệp có nền tảng kỹ thuật số thành công nhất thế giới”.

Cổ phẩn Afterpay của Tencent

Afterpay là một công ty chuyên cung cấp dịch vụ công nghệ thanh toán rất phổ biến với người tiêu dùng quốc tế hiện nay. Người dùng có thể mua trước hàng hóa và trả góp với chu kỳ hai tuần một lần. Afterpay không kiểm tra thông tin tín dụng của khách hàng nên ứng dụng này ít nghiêm ngặt hơn so với thẻ tín dụng.

Theo một thông cáo báo chí hồi tháng 10/2019, đã có hàng triệu lượt mua hàng sử dụng dịch vụ Afterpay mỗi tháng, và công ty này đang hợp tác với hơn 30.000 doanh nghiệp địa phương. Hiện Afterpay đang được mở rộng sang thị trường Anh và Hoa Kỳ.

Giám đốc chiến lược của Tencent, ông James Mitchell cho biết rằng họ đang tập trung đầu tư vào các công ty công nghệ tài chính ngoài Trung Quốc, và mô hình của Afterpay “phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng trên toàn cầu”.

Các nhà phân tích tin rằng cổ phần của Tencent có thể hỗ trợ cho Afterpay trong nỗ lực cạnh tranh bên ngoài Trung Quốc với các công ty như Visa và Mastercard. Riêng với Afterpay, đây có thể là “bàn đạp” đầy tiềm năng cho việc mở rộng tầm ảnh hưởng sang châu Á.

Năm ngoái, Tencent đã trả 150 triệu đô-la Mỹ (khoảng 3.500 tỷ VND) để mua cổ phần của diễn đàn trực tuyến Reddit. Đánh giá về sự việc này, ông James Gorrie - tác giả của cuốn “Cuộc khủng hoảng Trung Quốc” (The China Crisis), cho rằng Tencent đang thành lập một kênh truyền thông mới cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) để đẩy mạnh tuyên truyền.

Ông cho biết: “Điều này làm tăng tính thuyết phục của giả thuyết rằng, chủ sở hữu mới của Reddit là Tencent - hay ĐCSTQ - có thể truy cập vào thông tin cá nhân của hàng triệu người Mỹ và những người phương Tây khác”.

Tencent nổi tiếng là một nhà đầu tư toàn cầu rất “chịu chi”, với hơn 456 công ty trong danh mục đầu tư của họ.

Dự luật của Hoa Kỳ để chống lại các Gián điệp Trung Quốc

Tại Hoa Kỳ, vào ngày 30/4, hai Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa là ông Ted Cruz và ông Josh Hawley tuyên bố sẽ đưa ra một dự luật nhằm cấm các nhân viên liên bang sử dụng các nền tảng công nghệ do các công ty có liên hệ với ĐCSTQ cung cấp.

Dự luật bao gồm một danh sách tên các công ty được cho là “chịu ảnh hưởng và bị kiểm soát” bởi chính phủ Trung quốc, và sẽ được đệ trình lên Quốc hội Hoa Kỳ.

Luật chống "Sự xâm phạm từ Trung Quốc” tại Sự kiện Chống trộm cắp năm 2020 sẽ đưa ra lệnh cấm các quan chức chính phủ sử dụng “bất kì các phương tiện truyền thông, ứng dụng hoặc công nghệ viễn thông nào được sản xuất, vận hành hoặc lưu trữ” (liên quan đến Trung Quốc) cho mục đích công việc.

Dự luật nêu ra 5 cái tên bao gồm: Tencent, Huawei, ZTE, Alibaba và Baidu. Đồng thời, dự luật nhấn mạnh rằng các công ty này sẽ hỗ trợ ĐCSTQ khi được yêu cầu, và sẽ tham gia vào các hoạt động gián điệp để có được thông tin về “hồ sơ cá nhân, các hoạt động và vị trí người dùng” thông qua các dịch vụ của họ. Vào năm 2017, chính quyền Trung Quốc đưa ra đạo luật tình báo quốc gia, yêu cầu bắt buộc các công ty Trung Quốc phải “hỗ trợ và hợp tác với các công tác tình báo của quốc gia”. Đạo luật này cho phép ĐCSTQ truy cập thông tin từ các công ty nội địa.

Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R-Texas) trong phiên điều trần của Tòa án tư pháp Thượng viện về các pháp lý trong khu vực, trong Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington vào ngày 22/10/2019. (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)
Thượng nghị sĩ Ted Cruz (R-Texas) trong phiên điều trần của Tòa án tư pháp Thượng viện về các pháp lý trong khu vực, trong Quốc Hội Hoa Kỳ tại Washington vào ngày 22/10/2019. (Charlotte Cuthbertson/The Epoch Times)

Thượng nghị sĩ Cruz cho biết: “Các công ty như Tencent và Huawei đang thực hiện các hoạt động gián điệp cho ĐCSTQ. Họ đều núp dưới cái bóng ‘công ty viễn thông của thế kỷ’ ”.

Thượng nghĩ sĩ Hawley gọi Tencent là “lực lượng giám sát vinh quang của ĐCSTQ”.

Khi được hỏi về những vấn đề liên quan đến bảo mật, Afterpay đã trả lời trong email gửi tới The Epoch Times rằng, Tencent là “một nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ - tài chính tuyệt vời” và “thương vụ này, xét từ quan điểm đầu tư đơn thuần, thì hoàn toàn bình thường”.

Một người phát ngôn của công ty cho biết: “Đây thuần túy chỉ là một thương vụ đầu tư tài chính. Afterpay sẽ tiếp cận bất cứ cơ hội nào, chỉ cần chúng phù hợp với phương thức quản trị của công ty”.

Tencent là tập đoàn như thế nào?

Tencent là một tập đoàn có trụ sở tại Thâm Quyến với nhiều thế mạnh trong các lĩnh vực như trò chơi điện tử, công nghệ giải trí và đầu tư khởi nghiệp. Công ty này được biết đến với các nền tảng truyền thông nổi tiếng tại Trung Quốc như WeChatQQ.

WeChat là một phần mềm tin nhắn hiện đang có khoảng 1,1 tỷ người dùng mỗi tháng trên toàn thế giới. Đây là một trong những ứng dụng tin nhắn phổ biến nhất sau FacebookWhatsApp, và là phần mềm phổ biến nhất Trung Quốc khi mà các đối thủ Facebook, YouTube, GoogleWhatsApp bị cấm ở nước này.

Ảnh chụp logo của ứng dụng nhắn tin nhanh WeChat vào ngày 24/7/2019. (Martin Bureau/AFP/Getty Images)
Ảnh chụp logo của ứng dụng nhắn tin nhanh WeChat vào ngày 24/7/2019. (Martin Bureau/AFP/Getty Images)

Các hoạt động của WeChat được xem xét kỹ lưỡng bởi các cơ quan báo chí nước ngoài như Radio Free AsiaThe Epoch Times vì sự kiểm duyệt nội dung trên ứng dụng này. Mức độ bảo mật thông tin kém và sự giám sát người dùng của WeChat cũng làm dấy lên những lo ngại trong thời gian gần đây.

Vào tháng 2/2018, một phóng viên của tờ Financial Times làm việc tại Bắc Kinh đã kể lại một sự cố khi cô làm hồ sơ xin thị thực. Cô đã viết trên trang Twitter của mình về việc một nhân viên cảnh sát Trung Quốc đã hỏi về hoạt động trên mạng của cô.

Nội dung bài đăng trên Twitter:

“Tại buổi phỏng vấn gia hạn thị thực hàng năm của tôi:

Nhân viên cảnh sát: Tôi đã thấy cô đăng lên mạng xã hội về việc tổ chức một sự kiện cho giới báo chí vào ngày mùng 8...

Tôi: Tôi đâu có làm việc đấy…(nghĩ xem, có vẻ anh ta không nhận ra rằng anh ta biết điều đó vì đã giám sát tin nhắn riêng tư của mình, cái này đâu có trong bài đăng công khai)”.

Hiện tại lực lượng quốc phòng của Úc tuyệt đối nghiêm cấm nhân viên của họ sử dụng WeChat.

Quang Minh

Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ: tập đoàn công nghệ Tencent là ‘lực lượng giám sát vinh quang’ của ĐCS Trung Quốc