Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra đạo luật nhằm yêu cầu kết thúc tài trợ ngân hàng thế giới đối với Trung Quốc

Giúp NTDVN sửa lỗi

Đã đến lúc Ngân hàng Thế giới dừng việc cho vay đối với Trung Quốc, theo Thượng nghị sĩ Chuck Grassley, người đã đưa ra đạo luật để ngăn chặn tổ chức này cấp thêm tiền cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Trong một sự kiện gần đây được tài trợ bởi Quỹ Tưởng niệm Nạn nhân Cộng sản, một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập bởi Quốc hội dưới thời chính quyền Clinton, ông Grassley tuyên bố rằng vì Hoa Kỳ là nước đóng góp lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới, nên điều quan trọng hơn hết là đảm bảo rằng tiền thuế của công dân Hoa Kỳ sẽ không tài trợ cho các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh.

Tổ chức Ân xá quốc tế và một số cơ quan báo chí đã thông báo rằng hiện có khoảng 1 triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ hoặc nhiều hơn đang bị giam giữ bởi chính quyền Trung Quốc, và bị buộc phải vào các trại cải tạo. Những trại này được thiết kế để buộc họ từ bỏ tín ngưỡng Hồi giáo và chấp nhận một bản sắc hoàn toàn “thế tục” của Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc nói rằng các cơ sở cải tạo trên (được công bố rộng rãi là các trại giam tập thể ở tỉnh Tân Cương) chỉ là các trung tâm dạy nghề và đào tạo thông thường. Tuy nhiên, ông Grassley, chủ tịch Ủy ban Tài chính Thượng viện, cho rằng tuyên bố này là “vô nghĩa”.

Ngoài ra, khi đề cập đến các tài liệu bí mật đã được đưa ra ánh sáng trong thời gian gần đây, ông Grassley nói rằng các trung tâm này đã “sử dụng các quỹ khác” để mua dây thép gai, áo giáp và hơi cay.

Tại một sự kiện vào ngày 23/2, ông Grassley cho biết Ngân hàng Thế giới vẫn đang tiếp tục vận hành một “dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề tại Tân Cương. Chỉ cần một dự án với tên như vậy và con dấu chấp thuận của Ngân hàng Thế giới, việc cho vay sẽ trở nên hợp pháp cho dù các tuyên bố của Trung Quốc về việc đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp cho người Hồi giáo địa phương là không thành thật”.

Ông cũng nói rằng việc cho vay đối với Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai Thế giới sau Hoa Kỳ, là không phù hợp với nhiệm vụ của Ngân hàng Thế giới.

Ông tuyên bố: “Ngân hàng Thế giới được thành lập để giúp phát triển kinh tế ở các nước nghèo nhất thế giới. Trung Quốc nên xấu hổ khi tuyên bố họ là một quốc gia đang phát triển”.

Ông Grassley lưu ý rằng Trung Quốc đã vượt qua “ngưỡng đang phát triển” của họ vào năm 2016, khi mức thu nhập của họ vượt quá ngưỡng của Ngân hàng Thế giới về tiêu chuẩn cho vay.

Ngân hàng Thế giới chịu ảnh hưởng của Trung Quốc!?

Ông Kyle Bass, người sáng lập kiêm giám đốc của tổ chức Hayman Capital Management và là nhà phê bình lâu năm về Trung Quốc, đã đặt câu hỏi về mối quan hệ của Ngân hàng Thế giới với Trung Quốc. Ông nói: “Theo thời gian, và đặc biệt là dưới sự điều hành của Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim, Ngân hàng Thế giới đã chịu ảnh hưởng ngày càng to lớn từ Trung Quốc”.

Ông Bass lưu ý rằng, Ngân hàng Thế giới được thành lập vào năm 1944 với mục đích hỗ trợ các quốc gia nghèo và bị chiến tranh tàn phá để giúp họ xây dựng và phát triển trở lại.

Ông Bass đặt ra câu hỏi: “Tại sao thế giới tiếp tục cho Trung Quốc vay tiền để phát triển? Làm thế nào chúng ta có thể chống lại sự xâm nhập và sự lợi dụng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ)?”.

Vào tháng 1/2019, Ngân hàng Thế giới đã chỉ định ông Hua Jingdong, quốc tịch Trung Quốc, làm thủ quỹ. Theo hồ sơ chính thức, ông Hua sẽ giám sát “một danh mục nợ 200 tỷ USD và danh mục tài sản trị giá gần 200 tỷ USD”, cũng như “danh mục đầu tư phái sinh của 600 tỷ USD... và dòng tiền hàng năm tương đương hơn 7 nghìn tỷ USD”.

Ngoài ra, ông Yang Shaolin, quốc tịch Trung Quốc, là giám đốc điều hành và giám đốc hành chính của Ngân hàng Thế giới. Theo dữ liệu hồ sơ của Ngân hàng Thế giới, ông Yang trước đây từng là “Tổng Giám đốc Hợp tác Kinh tế và Tài chính Quốc tế tại Bộ Tài chính Trung Quốc, phụ trách hợp tác kinh tế và tài chính giữa Trung Quốc và các chính phủ nước ngoài cũng như các tổ chức tài chính quốc tế”.

Các vị trí cao cấp như vậy trong chính phủ Trung Quốc hầu như đều là thành viên của ĐCSTQ.

Kể từ năm tài chính 2016, khi Trung Quốc không còn đủ điều kiện để được được cho vay, Bắc Kinh vẫn nhận được 8 tỷ USD tài trợ từ Ngân hàng Thế giới.

Cả ông Grassley và ông Bass đã xác nhận tài liệu của Ngân hàng Thế giới về chi tiết Kế hoạch Mua sắm cho dự án Tân Cương. Dự án, với tên gọi là “Dự án Đào tạo và Giáo dục Kỹ thuật và Dạy nghề Tân Cương”, đã được sửa đổi vào ngày 3/1/2020. Các danh mục cho “cải cách và đổi mới cơ sở trường học” dành cho một trung tâm đào tạo toàn diện với số tiền thực tế chỉ hơn 5 triệu USD.

Theo tài liệu của Ngân hàng Thế giới, hàng hóa cần mua bao gồm: gần 2 triệu USD cho “kế hoạch xây dựng mạng lưới khuôn viên trường đại học y khoa Uygur Tân Cương mới”, gần 143.000 USD cho một “phòng đào tạo thực tế ảo của trường Đại học dạy nghề Urumqi và hợp tác doanh nghiệp - trường học”, cũng như gần 24.000 USD cho một “trung tâm tư vấn và chăm sóc sức khỏe tâm thần sinh viên đại học y khoa Uygur Tân Cương”. Khoảng 83.000 USD được chỉ định cho “việc phát triển của nền tảng giảng dạy ngôn ngữ phổ thông quốc gia”, trong khi 111.000 USD dành cho “sân khấu âm nhạc lớn của sinh viên đại học dạy nghề Urumqi”.

Qua đó, việc giảng dạy ngôn ngữ phổ thông quốc gia đề cập đến việc dạy tiếng Trung giản thể (là ngôn ngữ giảng dạy được yêu cầu trên khắp Trung Quốc) và bỏ qua các ngôn ngữ địa phương. Việc sản xuất các vở kịch và nhạc kịch tuyên truyền cho ĐCSTQ là những công cụ chính trị phổ biến đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ tại các trường học và nơi làm việc. Tất cả các phương tiện truyền thông ở Trung Quốc đều được giám sát và kiểm duyệt bởi các quan chức của ĐCSTQ.

Các dự luật chứng minh rằng cần ‘kết thúc tài trợ’ đối với Trung Quốc

Ông Grassley đã đưa ra hai dự luật để quyết định việc chấm dứt tài trợ của Ngân hàng Thế giới đối với Trung Quốc.

Dự luật Thượng viện 3018 là “một dự luật yêu cầu rằng, Giám đốc điều hành của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ cần phản đối sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới đối với bất kỳ quốc gia nào đã vượt qua ngưỡng đang phát triển, hoặc có liên quan đến vấn đề tự do tôn giáo”.

Đạo luật trực tiếp nói đến mối quan tâm của ông Grassley về việc Trung Quốc không đủ điều kiện nhận hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới, và rằng sự hỗ trợ “bất hợp pháp” mà họ đang nhận được sẽ trực tiếp góp phần vào các chương trình đàn áp tự do tôn giáo của đất nước này.

Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) và tổ chức liên quan của nó, Hiệp hội Phát triển Quốc tế, được gọi chung là Ngân hàng Thế giới. Hai tổ chức này cũng đang chia sẻ nhân sự với nhau.

Bên cạnh đó, dự luật Thượng viện 3017, “Đạo luật Trách nhiệm đối với các khoản vay của Trung Quốc từ Ngân hàng Thế giới năm 2019”, đã được thiết kế để theo đuổi “chương trình phát triển nhanh chóng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ sự hỗ trợ của IBRD”.

Dự luật nhấn mạnh rằng, “IBRD đánh giá khả năng vượt qua ngưỡng đang phát triển của một quốc gia khi quốc gia đó đạt được Thu nhập Thảo luận Đạt ngưỡng (GDI), tương đương với Tổng thu nhập quốc dân (GNI) trên đầu người là 6.975 USD”, và “Ngân hàng Thế giới đã tính toán GNI của người Trung Quốc tương đương với 9.470 USD”, cho thấy người dân Trung Quốc có thu nhập cao hơn 35% so với yêu cầu của Ngân hàng Thế giới.

Văn Thiện
Theo The Epoch Times



BÀI CHỌN LỌC

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đưa ra đạo luật nhằm yêu cầu kết thúc tài trợ ngân hàng thế giới đối với Trung Quốc